Giàu không quá ba đời? Nắm giữ trọng điểm sẽ có thể phú quý năm đời

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc mưu cầu cuộc sống sung túc giàu có, quả không sai, nhưng biết được nhân quả của quý phúc giàu nghèo, nên phải đặt lên hàng đầu. Người ta nói: "sống chết có số, phú quý nhờ trời". Đây chính là sự thật.

Khi người hiện đại tham gia làm doanh nghiệp, khẩu hiệu phổ biến nhất là "làm lớn làm mạnh". Tuy nhiên, tôi không nghĩ như vậy, tôi chủ trương cách nói "thịnh vượng và giàu có năm đời", nhưng mọi người có lẽ sẽ nói rằng "giàu không quá ba đời".

Thực tế là, làm giàu nhất thời thì dễ, nhưng làm giàu qua nhiều thế hệ mới khó. Khi mọi người nói về những người giàu có, dường như đều có thể thuộc như lòng bàn tay, vậy mà khi nói về người bình yên sống lâu trăm tuổi, lại cảm thấy xa lạ như sao mai vậy.

Nghiên cứu mới nhất cho rằng: theo một tiêu chuẩn nhất định, có quá nhiều của cải sẽ không khiến cảm giác hạnh phúc tăng lên. Như vậy, thỏa mãn sự giàu có, cũng chỉ là lòng hư vinh không đáy mà thôi! Cùng với sự giàu có ngắn ngủi, cả nhà trên dưới tiêu tiền như nước, vui sướng nhất thời phóng túng bản thân. Nhưng vui sướng nhất thời này đều không bằng cả thế hệ có thể bình an, giàu có cũng không bằng cả nhà hiếu nghĩa vui vẻ hòa thuận.

Làm doanh nghiệp, đạo đức cơ bản cần phải được nêu rõ. Thế sự biến ảo, thoảng qua như mây khói, nhân sinh vốn là một màn kịch. Cớ gì lấy mạnh hiếp yếu, tôm cá nuốt tằm? Khi công việc kinh doanh bắt đầu, liền trông ngóng công việc kinh doanh của người khác để có thể giăng lưới bắt chim, ý nghĩ như vậy có được không? Lúc chúng ta hy vọng đồng nghiệp đóng cửa, thì có bao nhiêu người hy vọng chúng ta không còn tiếp tục kinh doanh?

Việc mưu cầu cuộc sống sung túc giàu có, quả không sai, nhưng biết được nhân quả của quý phúc giàu nghèo, nên phải đặt lên hàng đầu. Người ta nói: "sống chết có số, phú quý nhờ trời". Đây chính là sự thật. Chịu đựng gian khổ, làm việc thiện tích tức, chính là nền tảng của phú quý trong nhân sinh, còn những ham muốn vô đáy - đều không phải là chân lý của sự phát triển.

Cổ nhân cho rằng, "thủ thắng thì dễ, cầm thắng thì khó". Bởi vậy, "thịnh vượng và giàu có năm đời", chính là tư tưởng "cầm thắng" lâu dài.

Nắm giữ chiến thắng, điều mấu chốt ở chỗ tích đức làm việc thiện. Người đại đức thì được trời phù hộ, được người dân yêu mến, soi bóng cho cháu con, tạo phúc cho làng xóm. Hậu đức nhân nghĩa, gia phong chân thuần, năm đời chung sống, hòa thuận hiếu kính. Chất lượng cuộc sống như vậy, còn hơn xa một cuộc sống xa hoa truỵ lạc, ăn chơi đàn đúm.

Hậu đức nhân nghĩa, gia phong chân thuần, năm đời chung sống, hòa thuận hiếu kính. (Ảnh: Miền công cộng)
Hậu đức nhân nghĩa, gia phong chân thuần, năm đời chung sống, hòa thuận hiếu kính. (Ảnh: Miền công cộng)

Nhân tín trung nghĩa

Trọng tâm của "tề gia" là ở chỗ tuân theo hiếu đạo. Mà một trong những cốt lõi của "trị quốc" là có được trung nghĩa. Kỳ thực, phàm là người quản lý nhóm, "trung nghĩa" là hai chữ đầu tiên cần có được.

Công việc kinh doanh muốn thịnh vượng, phụ thuộc vào nhân viên tận tâm tận lực, đồng thời cũng dựa vào sự chiếu cố của khách hàng. Một người có đức hạnh, sẽ thu phục được nhân tâm. Nhờ vậy, cấp dưới không hai lòng và tận tâm với công việc, khách hàng dần dần ngày càng mở rộng nhân lên.

Nhân đức thành tín, sẽ có được trung nghĩa hồi báo, từ xưa đến nay đây chính là định luật thép. Tuy nhiên, mối quan hệ nhân quả này, đều phải dựa trên cơ sở nhân cách làm điều kiện tiên quyết. Nếu không, nhân đức có lẽ sẽ bị coi là mềm yếu vô năng. Vì vậy, bồi dưỡng nhân cách kiện toàn của nhân viên, đã trở thành nền tảng cơ bản không thể coi nhẹ.

Một sự thật không thể chối cãi là, từ năm 1949 về sau ở Trung Quốc đại lục, có rất ít nhân cách kiện toàn tồn tại. Có bao nhiêu người, hoặc là ức hiếp người khác để làm chủ, hoặc là vứt bỏ nhân phẩm của chính mình. Tất cả đều là hậu họa của tuyên truyền "vô Thần luận" và "triết học đấu tranh".

Tâm tính của con người ngày nay, so với cổ nhân khiêm cung lễ kính, uy nghi ti tôn, là hai chuyện hoàn toàn cách biệt. Con người ngày nay là nhân cách méo mó và biến dị, là giọng điệu sợ cùng cố nén, tâm lý bần cùng cầu xin thương xót, là người đắc thế ương ngạnh ngang ngược, vô tri không tu dưỡng quên hết tất cả mất rồi.

Bởi vì không được thuộc hạ trung nghĩa, cho nên, gia tộc hóa quản lý đã thành xu hướng. Cho dù kinh doanh lớn nhỏ như thế nào, các thành viên gia đình tràn ngập từng ngõ xóm. Những người không có huyết thống và tình thân, đều trở thành đối tượng hoài nghi, khó mà ủy thác trách nhiệm. Đối với hoàng thân quốc thích, chế độ là thùng rỗng kêu to, đối với viên chức bên ngoài, chế độ máy móc hà khắc không chịu nổi. Hệ thống quản lý xuất hiện mâu thuẫn, cơ hồ giống như một mớ việc nhà hỗn độn. Nội bộ đoàn thể hao tổn rất lớn, hiệu suất rất thấp, vận khí rất kém cỏi.

Coi trọng nhân đức và lòng trung nghĩa, đồng thời được trời đất chứng giám, giống như Lưu Bị và Gia Cát Lượng, Võ Vương và Khương Tử Nha năm xưa. Tóm lại, có rất nhiều hiền quân được đại thần trung hậu phụ tá. Họ căn bản không có khái niệm và tư tưởng "gia tộc hóa".

Một nhân cách kiện toàn, tối thiểu phải biết tôn trọng, tự tin, thành thật, trách nhiệm, lễ tiết, khắc chế và trân quý sinh mệnh...

Kỳ thực, dùng tư tưởng nho gia để giáo dục con người, đây chính là một biện pháp tốt.

Lạc quan tri mệnh

Người ta nói: "Biết đủ là vô giá". Lời ấy quý quá thay!

Thực tế, tiến thêm một bước nữa, ngoài "biết đủ" - biết thỏa mãn, còn có thể "tri mệnh", tức hiểu số mệnh con người. Nếu như nói "biết đủ" là một loại thiết lập thế giới quan, là một loại điều chỉnh trạng thái tâm lý, thì "tri mệnh" - hiểu ý nghĩa thực chất của sinh mệnh - là một loại trí tuệ.

Người ta cũng thường nói, "người tính không bằng trời tính", "người không tranh nổi mệnh".

Trong lịch sử, những câu chuyện kiểu như vậy nhiều vô số. Trong hiện thực, cũng có rất nhiều ví dụ loại này.

Ví dụ, Gia Cát Lượng thần cơ diệu toán "thuyền cỏ mượn tên, thất tinh đàn mượn gió đông", nhưng sau khi thất bại trong trận hỏa thiêu Tư Mã Ý, phải bất đắc dĩ thốt lên rằng "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Không thể cưỡng lại được!".

Gia Cát Lượng cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi. (Ảnh NTDVN tổng hợp)
Gia Cát Lượng cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi. (Ảnh NTDVN tổng hợp)

Từng có một bình luận viên bóng đá sau khi giải đấu World Cup kết thúc, đã bình luận rằng: "Đó là một loại sức mạnh vô hình, là Thiên ý. Sức người có thể nhất thời bóp méo và thay đổi nó, nhưng cuối cùng nó lại khôi phục cân bằng. Tất cả những nhân vật quan trọng trong trận đấu này giống như bị nhập hồn; tất cả các sự kiện quan trọng đều cực kỳ bí ẩn và khó lường!".

Người sống trên đời, ai chẳng muốn phú quý? Ai không muốn thuận buồm xuôi gió, xuân phong đắc ý, và trở nên nổi bật? Thế nhưng, trong vạn người tranh đọ sức, có mấy người đắc được.

Cổ nhân nói: "Không làm mà trị". "Vô vi mà trị", chẳng phải là một loại thông thấu đại trí tuệ đó sao!

Trị thiên hạ, cách tốt nhất là thuận theo tự nhiên. Bí quyết có được thiên hạ, chẳng phải cũng là phỏng đoán Thiên ý đó sao?

Kỳ thực, phú quý phát đạt cũng là như thế, cũng giống như đạo lý "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Và một quy luật bất di bất dịch, chính là: Đức lớn phúc lớn, chịu khổ làm việc thiện thì tích được đại đức. Người mưu quan cầu tài, trước tiên phải tích đức.

Quân tử và tiểu nhân

Quân tử và tiểu nhân cũng là một chủ đề thiên cổ. Gần quân tử xa tiểu nhân, chính là lẽ thường tình của con người. Tuy nhiên, người sống trên đời, không phải lúc nào cũng có thể tránh xa tiểu nhân, và không phải ai cũng là quân tử. Có lẽ đây chính là trạng thái tự nhiên của xã hội.

Tuy vậy, nếu như một đoàn thể xí nghiệp lại đang bồi dưỡng nên một số lượng lớn tiểu nhân, thì điều đó coi như quá đáng sợ.

Các doanh nghiệp hiện đại chẳng phải đều nhấn mạnh kích thích tiền tài hay sao? Tất cả những ưu đãi và quy chế, đầu tiên đều lấy tiền tài để mở đường. Kỳ thực, đây chính là vô thức bồi dưỡng tiểu nhân.

Tử nói: "Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi". Ý nghĩa là, thứ mà người quân tử có thể lĩnh hội được là đạo nghĩa, thứ mà tiểu nhân có thể lĩnh hội được là lợi ích. Cái gọi là "Lợi" chính là lợi ích vật chất như tiền bạc, của cải. Cái gọi là "Nghĩa" chính là giá trị đạo đức vượt trên lợi ích vật chất như: đạo nghĩa, chính nghĩa.

Khi một đoàn thể, trên dưới đều lấy lợi làm đầu, chính là trong lúc vô tình mà bồi dưỡng nên một lượng lớn tiểu nhân. Một đám người lòng dạ hẹp hòi, thấy lợi quên nghĩa, khẩu thị tâm phi, tính toán chi li, bàn lộng thị phi, minh tranh ám đấu, không lâu sau nhất định sẽ tràn ngập các phòng ban của doanh nghiệp.

Đám người như vậy làm sao có thể quản lý? Đương nhiên, loại tình huống này, biện pháp ngắn hạn thích hợp nhất, vẫn là lấy lợi để dụ. Tuy nhiên, biện pháp này chẳng những là hạ sách vụng về, mà hao tổn cho đám người như vậy cũng là rất lớn, vì vậy cơ chế vận hành còn xa mới đạt được trạng thái tốt nhất.

Trong các doanh nghiệp hiện đại, hiện tượng "nhảy việc" chỗ nào cũng có, một nguyên nhân trong số đó, chính là tác dụng cám dỗ của lợi ích. Ngay cả sự cám dỗ không nhìn thấy được, cũng khiến người ta "tâm viên ý mã".

Năm xưa Quan Vân Trường qua năm ải chém sáu tướng, từ bỏ chức vị vương hầu, liều mình bảo vệ hoàng tẩu gặp hoàng thúc, là vì cái gì? Đây cũng không phải là điều là con người trong xã hội hiện đại, nơi thịnh hành "chủ nghĩa tiểu nhân", đủ khả năng để có thể hoàn toàn lý giải.

Lý Tuệ
Theo Trương Xuân Vũ - Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Giàu không quá ba đời? Nắm giữ trọng điểm sẽ có thể phú quý năm đời