Giáo sư tâm lý ĐH Harvard: 2 cơ hội trong đời trẻ giúp nâng cao trí thông minh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giáo sư tâm lý tại Đại học Harvard đã tiến hành thí nghiệm, khảo sát và nghiên cứu, từ đó phát hiện ra rằng: Mỗi đứa trẻ có 2 cơ hội để cải thiện trí thông minh trong đời và cha mẹ cần phải nắm bắt được thời điểm đó.

Trong việc giáo dục con cái, hầu hết các bậc cha mẹ đều háo hức, mong muốn dùng những bí quyết độc đáo để nuôi dưỡng con trẻ trở nên thông minh, hy vọng rằng thế hệ con cái sau này sẽ ngày càng xuất sắc. Một số bậc cha mẹ không đắn đo suy nghĩ, biết rằng trí thông minh của con có liên quan đến di truyền nên áp dụng “kiểu nuôi thả rông” với con.

Dù bạn thuộc nhóm cha mẹ nào, đối với việc phát triển trí thông minh của con, cũng đừng quá kỳ vọng và nản lòng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng IQ của trẻ em thực sự có liên quan đến di truyền, nhưng cuối cùng nó là kết quả của những tác động tổng hợp của sự phát triển sau này, triết lý giáo dục và các yếu tố môi trường.

Một giáo sư tâm lý tại Đại học Harvard đã tiến hành thí nghiệm, khảo sát và nghiên cứu thống kê trẻ sơ sinh cùng trẻ em ở các độ tuổi khác nhau. Ông phát hiện ra rằng từ khi sinh ra, một đứa trẻ có 2 cơ hội để cải thiện trí thông minh trong đời và cha mẹ cần phải nắm bắt được thời điểm đó.

Các bậc cha mẹ đều mong muốn dùng những bí quyết độc đáo để nuôi dưỡng con trẻ trở nên thông minh, hy vọng rằng thế hệ con cái sau này sẽ ngày càng xuất sắc. (Pixabay)
Các bậc cha mẹ đều mong muốn dùng những bí quyết độc đáo để nuôi dưỡng con trẻ trở nên thông minh, hy vọng rằng thế hệ con cái sau này sẽ ngày càng xuất sắc. (Pixabay)

Nắm bắt cơ hội đầu tiên để cải thiện trí thông minh: giai đoạn trẻ sơ sinh từ 0 ~ 3 tuổi

Đối với em bé mới lọt lòng thì gần như “ngày nào cũng vậy”, thể chất và tâm lý luôn thay đổi từng ngày. Đặc biệt giai đoạn từ 0 ~ 1 tuổi là giai đoạn phát triển cơ thể đỉnh cao đầu tiên trong cuộc đời của bé, và sự phát triển trí tuệ sẽ dần trở nên nhanh hơn từ giai đoạn 1 ~ 3 tuổi.

Ngay cả trí thông minh được thừa hưởng từ cha và mẹ của đứa trẻ cũng có thể thay đổi sau này. Lúc này, cha mẹ cần làm hai việc để giúp con cải thiện trí thông minh.

Đầu tiên là quan sát sự phát triển của chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh, cách quan trọng nhất là đo chu vi vòng đầu của trẻ. Căn cứ vào độ tuổi khác nhau của trẻ mà xem chu vi vòng đầu trung bình, với trẻ sơ sinh thì vòng đầu là khoảng 32 ~ 34cm, lúc 1 tuổi là 46cm và lúc 2 tuổi là 48cm. Nếu chu vi vòng đầu thấp hơn 2 lần mức trung bình thì các mẹ cần chú ý bởi rất có thể là biểu hiện của trẻ kém phát triển trí não .

Thứ hai là tương tác với trẻ, một số bà mẹ cho rằng trẻ không thể nói hoặc không nghe hiểu, làm sao phải lãng phí thời gian. Trên thực tế, cha mẹ càng nói chuyện với trẻ sớm càng tốt.

Các nhà tâm lý học tại Đại học Bắc Kinh tin rằng cha mẹ không nên tiếc rẻ thời gian, trò chuyện với con nhiều hơn sẽ có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ, nhận thức, trí thông minh và các năng lực khác của của trẻ. Khoảng thời gian này có thể bắt đầu trước khi trẻ 1 tuổi và dạy trẻ nói khi trẻ khoảng 1 tuổi; từ 2 tuổi có thể sắp xếp cho trẻ làm những công việc nhà đơn giản; từ 2 đến 3 tuổi, thông qua ngôn ngữ khuyến khích, khen ngợi, thảo luận, tôn trọng... để giáo dục trẻ, bồi dưỡng tính cách và trí tuệ cảm xúc cho trẻ.

Nắm bắt cơ hội thứ 2 nhằm nâng cao trí thông minh cho trẻ: giai đoạn trẻ từ 4 ~ 10 tuổi

Theo khảo sát, nhiều bậc cha mẹ cho rằng giai đoạn quan trọng để con thông minh hơn là khi con từ 12 đến 13 tuổi.

Việc giáo dục của cha mẹ là đặc biệt quan trọng, bao gồm cân bằng dinh dưỡng hàng ngày, vận động phù hợp và rèn luyện thói quen học tập tốt cho trẻ. (Nguồn: PxHere)
Việc giáo dục của cha mẹ là đặc biệt quan trọng, bao gồm cân bằng dinh dưỡng hàng ngày, vận động phù hợp và rèn luyện thói quen học tập tốt cho trẻ. (Nguồn: PxHere)

Trên thực tế, thời kỳ phát triển trí tuệ đỉnh cao của trẻ đã từ 4 đến 10 tuổi. Nếu bé nhà bạn cũng đang ở giai đoạn này, nghĩa là sự phát triển thể chất của bé đang trưởng thành từng ngày, là lứa tuổi có tốc độ trao đổi chất cơ bản cao, vận động nhiều, hoạt động trí óc nhiều hơn.

Cho đến khi não bộ phát triển theo mô hình người lớn, nó bắt đầu có tư duy logic, khả năng phán đoán, giao tiếp xã hội,… Lúc này, việc giáo dục của cha mẹ là đặc biệt quan trọng, bao gồm cân bằng dinh dưỡng hàng ngày, vận động phù hợp và rèn luyện thói quen học tập tốt cho trẻ.

Cũng giống như con người bị nhiễm bệnh, tai họa ở nhân gian cũng không phải vô duyên vô cớ, có thể tránh thoát tai họa hay không, đều liên quan đến đạo đức của con người. (PxHere)
Cũng giống như con người bị nhiễm bệnh, tai họa ở nhân gian cũng không phải vô duyên vô cớ, có thể tránh thoát tai họa hay không, đều liên quan đến đạo đức của con người. (PxHere)

Trẻ em mẫu giáo 4 ~ 5 tuổi nên đảm bảo uống sữa, các sản phẩm từ đậu nành, thịt, trứng, thịt gia cầm, cá, rau, trái cây, ngũ cốc và khoai tây mỗi ngày, tập thể dục 2 lần một ngày, mỗi lần 15 phút như chơi bóng đá, đi bộ, chạy bộ, v.v.;

Đối với lứa tuổi đi học từ 6 đến 10 tuổi, do việc học tập nhiều lên nên cha mẹ cần bố trí hợp lý thời gian học cho con, không để con quá sức, tôn trọng thời gian trẻ lựa chọn làm bài, giúp trẻ hình thành thói quen tốt, ăn đủ ba bữa. Vận động hợp lý cũng là cách thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan khác nhau như não bộ.

Minh An
Theo aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Giáo sư tâm lý ĐH Harvard: 2 cơ hội trong đời trẻ giúp nâng cao trí thông minh