Giáo dục hạnh phúc - Bài 9 - Thế nào là học tập: Văn hóa truyền thống tốt đẹp [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Văn hóa truyền thống tốt đẹp đã được lưu truyền, kế thừa qua hàng ngàn năm, đó đều là những tinh hoa, những điều tốt đẹp của tinh thần chứ không đơn giản chỉ là những câu chuyện, những tri thức.

(Xem thêm: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4; Bài 5; Bài 6; Bài 7; Bài 8; Bài 9; Bài 10; Bài 11; Bài 12; Bài 13; Bài 14; Bài 15; Bài 16)

Người xưa đã sáng tạo ra văn hóa huy hoàng, trong đó mỗi một phần, mỗi một điểm đều dung hợp những lời chúc phúc tốt đẹp của cổ Thánh tiên hiền. Ngày nay những điều tốt đẹp đó đã bị đánh mất quá nhiều rồi. Chúng ta có duyên cùng tìm hiểu học tập văn hóa truyền thống, mọi người khích lệ lẫn nhau vững lòng tin, kiên trì quyết tâm, nỗ lực tìm lại những điều tốt đẹp vốn có này để cùng sẻ chia, kế thừa và phát huy những điều tốt đẹp đó.

Chúng ta nói về "Tự cường không ngừng nghỉ". Câu này vốn có nguồn gốc từ Kinh Dịch: "Trời vận hành mạnh mẽ, người quân tử tự cường không ngừng nghỉ. Địa thế khôn, người quân tử đức dày chở vật". Đó chính là nói rằng, người quân tử cần phải học tập sự mạnh mẽ chính trực của Trời, học tập đức dày mang chở của Đất. Các bạn là sinh viên, đang ở vào thời lập chí, người trẻ tuổi cần xác lập chí hướng cho mình. Xã hội rất phức tạp, công việc cũng rất dễ khiến con người trở nên thực dụng. Mọi người đều biết "Quân tử hiểu về nghĩa, tiểu nhân hiểu về lợi". Nói chuyện với tiểu nhân thì phải nói làm thế nào có được lợi ích, kiếm lời được nhiều hơn, còn nói chuyện với người quân tử thì phải nói làm thế nào mới đúng, nên làm thế nào.

Vì vậy tôi coi tất cả mọi người là quân tử, thậm chí là những sinh mệnh vĩ đại. Mọi người đã biết trong "Tam tự kinh" có câu "Tam tài giả, Thiên - Địa - Nhân". Trời cao xa rộng lớn biết ngần nào, đất mênh mang sâu dày biết bao nhiêu. Khi chúng ta đặt con người vào cùng vị trí với Trời - Đất, đó chính là nhấn mạnh sự vĩ đại của con người. Tại sao không nói "Thiên - Địa - thỏ"? Bởi vì động vật không thể nào đạt được trạng thái con người, mà con người lại có thể sánh ngang với Trời - Đất, do đó con người thật vĩ đại.

thiên địa nhân - con người được sánh ngang với trời đất
Tại sao không nói "Thiên - Địa - thỏ"? Bởi vì động vật không thể nào đạt được trạng thái con người, mà con người lại có thể sánh ngang với Trời - Đất, do đó con người thật vĩ đại. (Ảnh: Pexels).

Chúng ta đã tách lìa các bậc Thánh hiền quá xa rồi. Tôi có lên lớp cho các thầy cô ở một trường học vào đúng dịp Tết Đoan Ngọ, và có hỏi một giáo viên rằng: "Thầy có biết tại sao Khuất Nguyên tự sát không? Tại sao chúng ta phải kỷ niệm một người tự sát?"

Hiệu trưởng trường đó rất chân thật nói rằng: "Đừng nói là giáo viên, làm hiệu trưởng như tôi đây cũng không biết".

Có thầy giáo giảng bài cho học sinh, miệng nói: "Khuất Nguyên là nhà thơ yêu nước vĩ đại", và kể sự tích của ông cho học sinh rằng:

Vào thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở tên là Khuất Nguyên. Ông là một vị trung thần, hơn nữa còn là một nhà thơ nổi tiếng. Lúc bấy giờ, nước Sở (nằm ở bờ sông Trường Giang, miền nam Trung Quốc) đang tranh giành địa vị bá chủ với nước Tần (nằm ở miền tây bắc Trung Quốc).

Khuất Nguyên hiến mưu kế, can ngăn vua Sở nhưng lại bị nịnh thần hãm hại. Sau đó, Khuất Nguyên bị đi đày đến khu vực sông Mịch La, người dân địa phương rất kính trọng ông. Không lâu sau, Khuất Nguyên biết được tin đô thành nước Sở bị quân đội nước Tần đánh chiếm, nước Sở bị tiêu diệt. Ông hết sức căm phẫn, cuối cùng nhảy sông Mịch La tự tử vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Khi hay tin Khuất Nguyên tự tử, người dân địa phương vội vã chèo thuyền tìm Khuất Nguyên nhưng không thấy, bèn bỏ gạo vào trong ống tre rồi thả xuống sông cho cá không ăn xác ông. Từ đó Tết Đoan Ngọ ra đời mà dần lan ra khắp các nước khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Tuy nhiên thầy giáo đó trong tâm lại nghĩ: "Tại sao Khuất Nguyên tự sát? Tự sát rồi tại sao lại long trọng như thế này, được kỷ niệm suốt mấy nghìn năm nay?". Bởi vì với người hiện đại khi lâm vào hoàn cảnh như Khuất Nguyên thì có lẽ chẳng ai tự sát cả.

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Vì sao Khuất Nguyên tự sát lại được kỷ niệm long trọng suốt mấy nghìn năm nay? Bởi vì người hiện đại khi lâm vào hoàn cảnh như Khuất Nguyên thì có lẽ chẳng ai tự sát cả. (Ảnh: Pexels).

Người hiện đại đã không còn hiểu được các bậc Thánh hiền xưa bởi vì người hiện đại đã tách lìa đạo lý Thánh hiền quá xa rồi.

Phương châm của trường chúng ta là: "Tự cường không ngừng nghỉ, học để áp dụng, sáng đức quý hòa, dừng ở chí thiện". Chưa có thầy nào hay lãnh đạo nào nói với chúng ta về phương châm này. Câu phương châm này rất hay. Dịp khai giảng, các thầy cô có thể nói với các sinh viên mới nhập học về ý nghĩa phương châm của trường.

Trường chúng ta là Kinh tế Thương mại. Nói một cách đơn giản, Kinh tế Thương mại chính là buôn bán, kinh doanh. Buôn bán có phép tắc của buôn bán, kinh doanh có Đạo kinh doanh. Chúng ta giảng về văn hóa truyền thống, về bề ngoài là học tập, nhưng cũng nói cho chúng ta biết người xưa kinh doanh như thế nào. Chúng ta xem câu phương châm của nhà trường, coi trọng tầng diện đạo đức và tầng diện phẩm chất, đó là điều vô cùng tốt. người viết phương châm cho trường và hiệu trưởng là người rất có tấm lòng, rất có chiều sâu.

Ví như có người đến trường học chúng ta, có thể là bạn học cũ của bạn, hoặc người bạn nước ngoài đến thăm, bạn có thể dùng câu phương châm này để giảng với họ một buổi, giảng 2 giờ đồng hồ, thậm chí có thể giảng cả một ngày, vì nội hàm của nó rất rộng lớn, rất tốt đẹp.

Thanh Hà (biên dịch)
Tác giả: Đồng Hân - zhengjian.org



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Giáo dục hạnh phúc - Bài 9 - Thế nào là học tập: Văn hóa truyền thống tốt đẹp [Radio]