Giáo dục hạnh phúc - Bài 7: Trách nhiệm và hạnh phúc của người thầy [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hiện nay có những giáo viên 'chán nghề', nguyên nhân có rất nhiều, nhưng cốt lõi có thể đúc rút ra từ sự nhận thức không đầy đủ hoặc sai lệch về trách nhiệm và hạnh phúc của người thầy.

(Xem thêm: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4; Bài 5; Bài 6; Bài 7; Bài 8; Bài 9; Bài 10; Bài 11; Bài 12; Bài 13; Bài 14; Bài 15; Bài 16)

Con đường trưởng thành của chúng ta đều được an bài tốt đẹp, vấn đề của chúng ta là có tấm lòng rộng lớn đến đâu. Chúng ta đã nói quá trình trưởng thành từ một cô bé, rồi thành người vợ, rồi thành bà mẹ, cũng như quá trình từ cậu bé thành người chồng rồi người cha. Tuy nhiên, con người còn có vai trò xã hội và trách nhiệm xã hội. Chúng ta ở đây có nhiều người còn rất trẻ, vẫn chưa làm người vợ, người mẹ, nhưng trách nhiệm của chúng ta còn lớn hơn thế, vì chúng ta là những thầy cô được tôn kính và trông đợi.. Một người mẹ có thể yêu thương mấy đứa con của mình, nhưng một người thầy có thể yêu thương hàng trăm đứa trẻ. Là hiệu trưởng thì còn nhiều hơn nữa. Đó là điều mà người mẹ đơn thuần không làm nổi.

Khổng Tử nói: "Vua ra vua, bề tôi ra bề tôi, cha ra cha, con ra con" (Quân quân thần thần, phụ phụ tử tử). Quốc quân cần phải hành xử như bậc quốc quân, đại thần cần hành xử như bậc đại thần. Lãnh đạo cũng cần phải hành xử như người lãnh đạo, nhân viên cần phải hành xử như người nhân viên. Người thầy hành xử như người thầy, học sinh hành xử như học sinh.

Học trò của Khổng Tử là Mạnh Tử đề ra: "Coi nhẹ vua mà coi trọng dân" (Quân vi khinh, dân vi trọng). Thực ra Khổng Tử sẽ không nói như vậy. Ông nói: "Vua dùng lễ sai khiến bề tôi, bề tôi dùng lòng trung thành thờ vua" (Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung). Cũng giống như việc hiệu trưởng dành sự tôn trọng cho các thầy cô, còn bạn là giáo viên, cần trung thành với trường học của mình. Nhưng từ góc độ học sinh thì bạn lại là vua, học sinh tôn kính bạn, tuân theo bạn. Thế thì thái độ của bạn đối với học sinh cũng phải tôn trọng, quan tâm, yêu thương và bảo vệ trẻ.

trách nhiệm của người thầy
Học sinh tôn kính bạn, tuân theo bạn, thế thì thái độ của bạn đối với học sinh cũng phải tôn trọng, quan tâm, yêu thương và bảo vệ trẻ. (Ảnh: Shutterstock).

Là người thầy, chúng ta dành cho trẻ những thứ tốt nhất, chính là đạo lý chứ không phải tiền bạc. Khi học sinh bị ốm, bạn nguyện ý đi thăm, bạn coi trẻ như con mình, như thế cũng rất tốt. Đó chính là điều Khổng Tử nói "Vua dùng lễ để sai khiến bề tôi", quan hệ giữa thầy trò cũng là đạo lý này.

Có thầy cô khi có hiệu trưởng dự giờ thì thể hiện một kiểu, khi hiệu trưởng vừa rời đi thì lập tức biểu hiện kiểu khác. Học sinh sẽ nhìn thấy, và sẽ để trong tâm. Đến khi bạn nói, dạy đạo lý cho học sinh thì chúng sẽ không nghe theo bạn nữa. Bạn nói: "Cô nói đạo lý sao các con không nghe? 'Cha mẹ gọi, trả lời ngay' chứ". Bởi vì học sinh nhìn bạn nói đạo lý thì trong tâm chúng nghĩ “đây là giả tạo”, thế thì chúng có thể nghe theo bạn không? Trẻ rất thông minh, khi bạn làm bất kỳ sự việc gì thì chúng đều quan sát. Do đó bạn cần phải tôn trọng trẻ, coi trẻ như người lớn thì chúng sẽ nghe lời bạn.

Dạy trẻ "Phép tắc người con" (Đệ tử quy), chúng ta thường nói: "Vui vẻ cùng nhau học 'Phép tắc người con', từ nhỏ lập chí làm Thánh hiền". Trong các lớp khác, khi vào lớp thì thầy cô sẽ nói: "Chào các con, ngồi xuống đi". Còn chúng ta sẽ nói: "Chào các Thánh hiền nhỏ, hãy ngồi ngay ngắn".

Khi chúng tôi giảng bài cho các sinh viên về đạo lý Thánh hiền này, các sinh viên nói: "Ôi, chúng ta nên làm Thánh hiền". Khi giảng cho các cô ở một trường mầm non, các cô đều cảm thấy rất tốt, đều cảm thấy sứ mệnh người thầy quả là thiêng liêng. Chỉ có hiệu trưởng là không tiếp nhận, ông cho rằng làm Thánh hiền quá khó. Nhưng từ những thầy cô cho đến cả bảo vệ, nhân viên cấp dưỡng nhà bếp... khi nghe giảng thì họ đều cảm thấy làm Thánh hiền là một việc hạnh phúc.

trách nhiệm của người thầy
Trẻ rất thông minh, khi bạn làm bất kỳ sự việc gì thì chúng đều quan sát. Do đó bạn cần phải tôn trọng trẻ, coi trẻ như người lớn thì chúng sẽ nghe lời bạn. (Ảnh: Shutterstock).

Từ góc độ khác, khi chúng ta không coi trẻ như trẻ con mà coi như những “Thánh hiền trong tương lai” thì các thầy cô chúng ta cũng cần phải nghiêm khắc yêu cầu chính mình. Lúc này bạn sẽ tôn kính học sinh, không lừa dối chúng, không giả tạo. Chỉ có như vậy, trẻ mới cảm nhận được thành ý, cái thiện từ nội tâm của bạn, chúng sẽ nghĩ cho bạn, sẽ nghe lời bạn. Như thế, bạn tôn kính chúng thì tự nhiên chúng sẽ đối xử với bạn giống như "bề tôi dùng lòng trung thành thờ vua".

Ngày nay, nhiều sinh viên lên lớp ngủ gật vì nhiều nguyên nhân. Hãy lấy một tỷ dụ.Trên thị trường, người ta bán thịt lợn bơm nước để tăng cân. Những người đó thật xấu, khi lợn còn sống thì chọc ống cao su bơm nước vào khiến lợn đau đớn, hơn nữa thịt lợn giảm sút về phẩm chất. Các thầy cô hiện nay cũng có người lên lớp kiểu 'bơm nước' đó. Là một người thầy lên lớp kiểu 'bơm bước' đó có khác gì người bán thịt lợn bơm nước đâu?

Thế nào là lên lớp kiểu 'bơm nước'? Cuối tuần bạn về nhà chơi vui vẻ, cũng không chuẩn bị soạn bài. Thứ Hai lên lớp bèn 'dạy vo'. Tất nhiên bạn có thể 'dạy vo' theo kiểu ấy, nhưng nó cũng giống như 'bán thịt lợn bơm nước'. Bạn là thầy, nếu bạn luôn luôn lên lớp 'dạy vo' như thế thì dần dần học sinh sẽ không nghe bạn nữa. Bạn lên lớp dạy những bài chất lượng cao, như thế sẽ cuốn hút học sinh, bạn nhận lương cũng rất bình thản, xứng đáng.

Làm người thầy thì nhất định phải tu dưỡng bản thân tốt, lấy mình làm gương, như thế học sinh mới không ngừng nâng cao đạo đức, tức là bạn đã đem phúc khí đến cho học trò. Thầy cô ngày ngày đem những điều tốt đẹp tặng cho học sinh thì bản thân thầy cô cũng đã rất tốt đẹp rồi. Thế nên nhất định phải tìm được niềm hạnh phúc của người thầy, nhất định phải giáo dục hạnh phúc, đào tạo ra thế hệ sau hạnh phúc. Đó chính là giáo dục chân chính.

Thanh Hà (biên dịch)
Tác giả: Đồng Hân - zhengjian.org



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Giáo dục hạnh phúc - Bài 7: Trách nhiệm và hạnh phúc của người thầy [Radio]