Giai thoại về vị tiến sĩ nhà Đường - Thế giới Thiên quốc trong tai

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bầu trời mà khoa học hiện đại ngày nay nhìn nhận chỉ là không gian giữa các tinh cầu với nhau, ở ngoài hệ ngân hà, nhưng trí huệ của văn hoá truyền thống lại cho con người biết đến bầu trời bằng một khái niệm hoàn toàn khác biệt, trong vi quan hơn cũng có thể tồn tại một bầu trời, hơn nữa trong đó còn có cả những thế giới thiên quốc siêu phàm thoát tục.

Trong những năm Trinh Nguyên đời vua Đường Đức Tông, cựu tiến sĩ Trương Tác đã kể lại một câu chuyện với người chú của mình rằng: Thời thiếu niên anh sống ở khu lăng Đỗ, huyện Hộ, Tây An tỉnh Thiểm Tây. Một lần Trương Tác đến vùng ngoại ô dạo chơi, nhìn thấy có ông lão cưỡi một con lừa đen có bốn móng trắng tiến đến. Thoạt nhìn anh đã thấy ông có khí chất phi phàm, tướng mạo đẹp đẽ phúc hậu và ông lão còn đem theo một chiếc túi da buộc trên lưng lừa.

Ông lão cưỡi lừa từ con đường nhỏ vắt lên đường lớn. Trương Tác thấy có chút hiếu kỳ, liền tiến đến muốn hỏi thăm xem ông lão từ đâu tới. Nhưng ông chỉ cười mà không nói gì. Trương Tác không từ bỏ, lại hỏi thêm ba lượt nữa, khi này ông lão đột nhiên nổi giận: Anh bạn trẻ, anh xem tôi như trộm cướp cường đạo hay kẻ giết người vậy mà cứ bắt ép hỏi tôi xem từ đâu tới?!” Trương Tác giật thót mình, vội vã thưa: Con nhìn Người có cốt cách phi phàm, nhất định là bậc cao phong lương tiết, cam nguyện đi theo phục vụ người, cớ sao người lại quở trách con?”.

Ông lão cưỡi lừa từ con đường nhỏ vắt lên đường lớn. Trương Tác thấy có chút hiếu kỳ, liền tiến đến muốn hỏi thăm xem ông lão từ đâu tới.
Ông lão cưỡi lừa từ con đường nhỏ vắt lên đường lớn. Trương Tác thấy có chút hiếu kỳ, liền tiến đến muốn hỏi thăm xem ông lão từ đâu tới. (Phạm vi công cộng)

Ông lão đáp lại: Ta vốn dĩ không có pháp thuật nào để dạy anh cả, chỉ là ta trường thọ vậy thôi". Nói xong liền quất lừa châm điếu thuốc rồi đi mất. Trương Tác vội vã cưỡi ngựa đuổi theo đến một quán trọ. Anh mua lấy một nậm rượu rồi vội vàng đến phòng của ông lão và ngập ngừng hỏi: Tiên sinh liệu có muốn thưởng rượu với tôi không?” Ông lão khi này vui vẻ nói: A, ta cũng đang lúc nghĩ đến rượu".

Rượu rót được ba lượt, khi này Trương Tác hỏi ông lão: Tiểu tử chỉ là dân phàm tục không hiểu biết nhiều điều, tiên sinh Người kiến thức quảng đại, hy vọng Người có thể chỉ dạy con được không?”. Lúc này ông lão mới bắt đầu nói: Những gì ta đã thấy cũng không nằm ngoài các việc của mấy triều đại Lương, Trần, Tuỳ, Đường. Những việc hiền sĩ trị quốc hay kẻ ngu dốt làm loạn đều có ghi trong sử sách. Ta thực ra có thể giảng cho anh về những chuyện sách sử không có ghi chép lại, chính là những việc mà chính bản thân ta đã trải qua”.

Ông lão bắt đầu câu chuyện: “Thời Vũ Văn Châu, ta sống tại huyện Kỳ Sơn, là người Phù Phong, họ Giáp tên Tông, vì ngưỡng mộ Thần Võ Đế (Cao Hoan) mà đổi tên thành Giáp Hoan. Năm ta 18 tuổi, theo Yên Công thận trọng đến Kinh Châu chinh phạt Lương Nguyên Đế, sau khi đại quân công phá thành chiến thắng trở về, ta nằm mộng thấy gặp hai người mặc áo một trắng một đen đến nói với ta rằng: ‘Lữ tẩu yêu niên, nhân hướng chủ thọ'. Sau khi tỉnh dậy, ta đến chợ Giang Lăng để gặp một người giải mộng có tiếng, người giải mộng nghe xong giải thích cho ta rằng: ‘Lữ tẩu chính là chữ hồi, nhân hướng chủ chính là chữ trụ. Ngụ ý rằng nếu ta ở lại nơi đó thì sẽ được trường thọ”. Khi đó quân đội đóng quân ở Giang Lăng, ta đến hỏi hiệu uý Thác Bạt Liệt bày tỏ mong muốn được ở lại, không ngờ đã được cho phép”.

Sau đó Giáp Hoan ta lại đến gặp người giải mộng và ông ấy đã nói với ta rằng: Lưu lại đây là làm đúng như trong mộng khai thị, vậy là tốt rồi!”. Khi ấy người giải mộng đó còn kể cho ta một câu chuyện về nhân quả như sau:

Về sau Quân Trụ chuyển đến sống dưới chân núi Hạc Minh, dựng lên căn nhà nhỏ ba gian, trồng những loài hoa đẹp lạ kỳ và vườn trúc, nơi đó có suối trong vắt chảy qua những viên đá tím.
Về sau Quân Trụ chuyển đến sống dưới chân núi Hạc Minh, dựng lên căn nhà nhỏ ba gian, trồng những loài hoa đẹp lạ kỳ và vườn trúc, nơi đó có suối trong vắt chảy qua những viên đá tím. (Miền công cộng)

Kiếp trước của Giáp Hoan là Tiết Quân Trụ, rất thích cây gỗ và các mùi hương, cũng rất thích tìm tòi cầu Đạo, mỗi ngày đều đọc gần 100 trang Hoàng Đế Nội Kinh, Lão Tử cùng các sách khác, về sau Quân Trụ chuyển đến sống dưới chân núi Hạc Minh, dựng lên căn nhà nhỏ ba gian, trồng những loài hoa đẹp lạ kỳ và vườn trúc, nơi đó có suối trong vắt chảy qua những viên đá tím, thật là chốn tiên ngụ tại nhân gian. Cứ vào ngày 15 tháng 8 hàng năm, Quân Trụ lại ngồi giữa sảnh chính cầm bầu thưởng rượu một mình, cho đến khi uống say mèm đột nhiên hét lên:Tiết Quân Trụ ta một mình say nơi này, không lẽ không có ai đồng hành cùng ta sao?”

Vừa đúng lúc dứt lời, đột nhiên cảm thấy ở hai bên tai như có tiếng xe ngựa chạy qua, tuy nhiên Quân Trụ lại đang mê man vì say rượu, loạng choạng đến gian phòng định nằm xuống liền thấy xuất hiện trước mắt một chiếc xe nhỏ màu đỏ với bánh xe màu xanh, bò kéo xe cũng màu đỏ, chiếc xe nhỏ này bay ra từ trong tai, xe cao 2 đến 3 thốn, cảm giác như bay từ trong tai ra cũng không hề khó khăn gì. Trên xe có hai tiểu đồng ngồi, cũng chỉ cao tầm 2 đến 3 thốn, đầu và vai choàng khăn xanh lục. Trên xe còn có người đánh xe bò. Hai chú tiểu đồng giẫm lên bánh xe và bước xuống nói với Quân Trụ rằng: Chúng tôi từ Đậu Huyền Quốc tới, Ngài thường huýt sáo dưới ánh trăng, đức âm nhã nhạc, sâu trong tâm chúng tôi vô cùng kính mộ, nguyện ngồi tại chiếu này nghe thanh âm nhã nhạc đó".

Quân Trụ nói: Các bạn vừa từ tai của tôi chui ra, tại sao lại nói là từ Đậu Huyền quốc đến được?” Hai vị tiểu đồng nói: Đậu Huyền quốc ở trong tai của chúng tôi Quân Trụ lại hỏi: Các ngươi chỉ cao hai đến ba thốn, trong tai các ngươi làm sao có thể có thiên quốc, hoặc nếu giả sử như là có, thì nơi đó cũng bất quá là nhỏ như kiến thôi". Nghe câu nói này của Quân Trụ, hai tiểu đồng tử không những không giận dữ mà còn nói: Tại sao lại không thể? Nước tôi và nước ngài cũng không khác nhau là mấy, nếu như ngài nguyện ý, tôi có thể đưa ngài đi, nếu ngài nguyện ý ở lại nơi đó, ngài có thể thoát ly khỏi nỗi khổ sinh tử rồi".

“Tại sao lại không thể? Nước tôi và nước ngài cũng không khác nhau là mấy, nếu như ngài nguyện ý, tôi có thể đưa ngài đi, nếu ngài nguyện ý ở lại nơi đó, ngài có thể thoát ly khỏi nỗi khổ sinh tử rồi".
“Nước tôi và nước ngài cũng không khác nhau là mấy, nếu như ngài nguyện ý, tôi có thể đưa ngài đi, nếu ngài nguyện ý ở lại nơi đó, ngài có thể thoát ly khỏi nỗi khổ sinh tử rồi". (Miền công cộng)

Sau đó một tiểu đồng khác liền giương chiếc tai ra, Quân Trụ ngó vào bên trong để nhìn, quả nhiên ở đó có trời đất núi non, hoa mọc rực rỡ khắp chốn, những ngôi nhà được dựng thành hàng ngay ngắn, những dòng suối trong vắt quấn quanh rặng trúc xanh, phong cảnh thật mỹ hảo. Lúc này Quân Trụ lắc nhẹ đầu một cái liền nhảy vào trong tai, đến được một thành thị cực kỳ tráng quan hoa lệ. Hai tiểu đồng nói với Quân Trụ rằng: Nước chúng tôi cũng gần to như nước ngài, mời theo chúng tôi tới gặp Mông Huyền Chân Bá".

Cung điện mà Mông Huyền Chân Bá ở được tráng bằng vàng và trang trí bằng ngọc bích, nguy nga tráng lệ, trong cung còn có rèm cửa xanh lục ngọc trông rất đẹp, Chân Bá ngồi tại điện chính giữa, mặc y phục có thêu hình mặt trời và mặt trăng cùng các đám mây, trên đầu đội vương miện, chuỗi ngọc quấn trên vương miện dài đúng bằng thân thể, bốn vị tiên đồng hai vị đứng hai bên, một người cầm phất trần màu trắng và một người cầm sừng lộc hươu như ý. Quân Trụ kính cẩn hành lễ, không dám ngước đầu nhìn thẳng. Một vị sứ giả đội chiếc mũ cao và mặc một chiếc váy lụa dài xuất hiện và đọc to văn thư màu xanh lục: "Trời đất nơi đây, có hơn 100 nước sở tại, Người bị rớt xuống nơi thấp kém, nơi phàm trần hỗn tạp. Hiện tại đã tới chốn này, cũng là tất nhiên của tạo hoá. Hơn nữa Người thành thật thanh cao liêm khiết, thuận hoà với trời đất, cao quan phủ rộng, Người có thể hưởng. Người có thể làm chủ nơi đó".

Quân Trụ bái tạ cảm ân rồi đi ra ngoài, có ba bốn người dẫn đường cho ông đến nơi quan thự (quan nha). Những cuốn sách và tài liệu ở đây Quân Trụ đọc không thể hiểu, mỗi tháng cũng đều không có bổng lộc như trần gian, nhưng miễn là muốn có gì đó, không cần mở miệng, người hầu liền biết và lập tức mang những thứ ông muốn tới.

Một hôm Quân Trụ bước lên đài cao ngắm cảnh, đột nhiên có cảm giác nhớ quê hương, tức cảnh sinh tình liền ngâm vài câu thơ:

“Mỹ cảnh gió nhẹ lướt
Hoa thơm bên hồ trúc
Đài cao man mác ngóng
Cố hương nào nơi này?".

Quân Trụ viết xong liền đưa cho một đồng tử xem, vị đồng tử này sau khi xem xong liền rất tức giận: “Vốn nghĩ rằng tính tình ngài điềm đạm thanh tĩnh, không ngờ rằng vẫn còn dục niệm thô tục chưa dứt, cố hương của người có đáng gì để hoài niệm vậy? Nói dứt liền đuổi Quân Trụ đi.

Giáp Hoan nói chuyện nhân quả cùng vị thầy giải mộng.
Giáp Hoan nói chuyện nhân quả cùng vị thầy giải mộng. (Phạm vi công cộng)

Quân Trụ liền cảm thấy dường như từ nơi đâu rớt xuống đất, ngẩng đầu nhìn lên, thì đã về đúng nơi rừng trúc ban đầu nơi ông ở, hoá ra ông đã bị rơi khỏi thiên quốc trong tai của đồng tử xuống, cũng không thấy vị đồng tử đã đi đâu mất. Quân Trụ trở về tìm người khác hỏi thăm, và mọi người đều nói rằng ông đã mất tích bảy hoặc tám năm. Tuy nhiên Quân Trụ ở nơi thiên quốc đó mới chỉ vỏn vẹn vài tháng. Vài ngày sau, Quân Trụ qua đời, thác sinh vào gia đình họ Giáp.

Người giải mộng tiếp tục nói với Giáp Hoan rằng: Ta đời trước chính là vị đồng tử đó, bởi vì Quân Trụ ngươi đời trước một tâm hướng đạo, mới có thể đến được Đậu Huyền Quốc, nhưng cuối cùng vì dục vọng phàm tục chưa dứt, không thể trường sinh bất lão. Nhưng từ nay về sau ngươi có thể thọ hơn nghìn tuổi, ta giao cho anh một chiếc phù lục (bùa chú) sau đó lập tức dời đi". Nói xong người giải mộng từ trong miệng nhổ ra một tấm lụa màu đỏ dài hơn một xích, để cho Giáp Hoan nuốt vào trong. Khi này người giải mộng hiện nguyên hình là tiểu đồng tử rồi biến mất.

Từ đó về sau, Giáp Hoan cũng không hề bị bệnh tật đau ốm gì, chu du núi cao bể lớn, đã sống được hơn 200 tuổi. Ông đem chuyện gặp đồng nhi đều ghi lại ở trên da hươu.

Giáp Hoan kể hết câu chuyện của mình cho Trương Tác rồi mở bao da lộc hươu ra, lấy ra hai cuộn sách lớn, chữ trong đó rất nhỏ, Trương Tác xem cũng không hiểu. Giáp Hoan cầm sách kể hơn 10 câu chuyện, trong đó hơn một nửa Trương Tác có thể nhớ được rõ ràng. Trời đã gần sáng, Trương Tác buồn ngủ thiếp đi, sau khi tỉnh dậy đã không biết Giáp Hoan đã đi đâu mất. Vài ngày sau, có người đã nhìn thấy ông ở động Thán Cốc, Giáp Hoan nói: Thay ta nói lời từ biệt với Trương Tác". Trương Tác nghe xong vội vã đi tìm nhưng không thể tìm thấy.

Anh Kỳ
Theo: Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Giai thoại về vị tiến sĩ nhà Đường - Thế giới Thiên quốc trong tai