Giải mã cuộc sống hiện đại từ văn hóa tu luyện trong 'Tây Du Ký'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong thời gian đó, Tôn Ngộ Không đã học được hình dáng của con người, mặc quần áo đi giày, học nhân lễ, lời nói của con người, sớm ăn đêm nghỉ, và cuối cùng đến Phương Thốn Sơn Linh Đài học Đạo.

Lời nói đầu

Vào tháng 12, trong một ngôi chùa nhỏ tầm thường dưới chân núi Nam Lĩnh có một hòa thượng có công năng tự nhận từng nghiên cứu về Đường Huyền Trang, ông đã nói chuyện với tôi về các vấn đề trong ngoài nước hiện tại. Ông ấy nói rằng dịch bệnh là do nhân loại có yêu ma ứng với nghiệp mà tới. Trong đó bao gồm cả sự việc bầu cử tổng thống Mỹ, khi công lý không được thực hiện, thì bệnh dịch sẽ gia tăng nhanh chóng, con người không làm thì Trời sẽ tới làm.

Ông nói rằng nhân loại hiện có ba loại người, đen, trắng và màu trung gian. Tất cả những người bán mình cho đảng cánh tả và chính phủ ngầm đều là người sắc đen. Những nhân vật quyền lực trong đó có ý đồ nô dịch thế giới, và tương lai của họ sẽ không lạc quan. Một loại khác là những người có các giá trị phổ quát, có tín ngưỡng vào Thần, tuân thủ các quy tắc truyền thống, họ có thân thể màu trắng. Nhờ vào kiên trì giữ vững văn hóa nhân loại và sinh hoạt chính thống, họ được dẫn dắt đến tương lai. Và những người trung gian màu xám, luôn im lặng trước mọi thứ, không bày tỏ thái độ, họ là những người thực sự rất ích kỷ và cũng rất nguy hiểm...

“Đảng cánh tả? Chính phủ ngầm?” Những từ này của hòa thượng khơi dậy sự quan tâm của tôi. “Ông có quan tâm đến vấn đề tổng thống Hoa Kỳ không?”

Ông nói rằng không phải là quan tâm, nhưng sự lựa chọn của nhân loại vô cùng quan trọng nếu không cẩn thận thì sẽ kết thúc. Ông nói rằng đảng cánh tả và chính phủ ngầm của Mỹ có liên quan với nhau, nếu chính phủ Mỹ bắt tay với đảng cánh tả thì thế giới sẽ nguy hiểm!

“Là một người xuất gia, đây chẳng phải là ông tham gia vào chính trị sao?” - Tôi hỏi.

Ông trả lời rằng: "Tôi, với tư cách là một công dân xã hội, việc hiểu rõ thế sự không liên quan đến tu Phật, không phải là tham gia chính trị. Chẳng hạn, bây giờ tôi sẽ lấy kinh Phật do Đường Huyền Trang dịch, và tôi lấy câu chuyện "Tây Du Ký" để kể cho các bạn nghe. Thầy trò đường tăng trên đường đi lấy kinh đã đi qua Bảo Tượng Quốc, Ô Kê Quốc, Xa Trì Quốc, Tiểu Nhi Quốc... Tôn Ngộ Không đã tiêu diệt yêu quái cho quốc vương, giúp đất nước loại bỏ được tai họa và đón nhận phúc lành, hoàng đế và người dân được khỏe mạnh, và thậm chí đã cứu mạng nhà vua và củng cố ngai vàng... Vậy Tôn Ngộ Không có tham gia chính trị không? Nhiều quốc vương đã yêu cầu Đường Tăng ở lại và giao phó vị trí cao của đất nước. Đường Tăng có ở lại không? Tôn Ngộ Không đánh yêu quái vì để làm vua chăng? Tôi có đòi hỏi chính trị và quyền lực nào không?"

"Điều này khiến tôi nhớ đến một nhóm người khác tu luyện trong xã hội Trung Quốc, họ thường nói cho người Trung Quốc chân tướng sự thật, tôi nhận được rất nhiều thông tin từ họ, chủ yếu là về các thủ đoạn tiêu diệt nhân loại của đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tôi cũng từng hỏi họ: 'Các bạn không phải là đang tham gia chính trị sao?' ”.

"Họ nói rằng họ không có chương trình hay mục tiêu chính trị nào. Họ chỉ nói rằng ĐCSTQ vô Thần, chống lại nhân loại, phản Thiên, phản địa, không chỉ dùng bạo lực và dối trá bức hại họ, mà còn bức hại tất cả người dân Trung Quốc. Họ đang nói rõ sự thật và hy vọng rằng những người khác có thể phân biệt rõ thiện và ác, duy trì bản tính chính nghĩa và lương tri của con người".

Tôi thấy rất kính nể vị hòa thượng này, tôi ở lại ngôi chùa hơn mười ngày, cùng ông tiến hành nghiên cứu sâu và có hệ thống về “Tây Du Ký” cũng như đã có những trao đổi chi tiết. Sau khi về nhà, tôi đọc lại “Tây Du Ký" và phát hiện "Tây Du Ký" không chỉ viết rất nhiều đạo lý về "cuộc sống nhân sinh", làm thế nào để con người có thể sống hạnh phúc khi đối mặt với tà ác và nhiều tai họa, mà nó còn tiết lộ rất nhiều Thiên cơ về việc nhân thành Thần, mang lại nguồn cảm hứng cho cuộc sống hiện đại. Tôi đã nghĩ rằng mình đã tham ngộ được rất nhiều thiền cơ. Tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ những suy nghĩ của mình với đọc giả.

1. Từ việc học Đạo của Tôn Ngộ Không thấy được sinh mệnh của con người thật phi thường

"Tây Du Ký" là bộ tiểu thuyết nói về tu luyện. Người ta nói về tác giả Ngô Thừa Ân rằng trong lịch sử không có người nào như vậy, đó là người đời sau đặt tên với ý nghĩa là Ân điển Thừa mệnh của thượng Thiên. Bất kể thế nào, người sưu tầm và biên soạn cuốn tiểu thuyết này đều phải là một người tu Đạo. Tại sao qua biết bao thời đại, rất nhiều người yêu thích "Tây Du Ký"? Nó ắt phải có mặt phù hợp với cái "chân thực" trong bản tính con người. Hãy để tôi tạm coi nó như một câu chuyện có thật và hãy xem nó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống thực tại.

Bắt đầu với nhân vật chính là Tôn Ngộ Không. Bởi vì tôi cho rằng đây là một sinh mệnh trong tiểu thuyết truyền bá văn hóa tu luyện một cách có hệ thống, sớm hơn cả Đường Tăng. Vì sau này phải trải qua muôn vàn khó khăn trên con đường tu luyện, nên vừa sinh ra, Tôn Ngộ Không đã lớn lên tự do và hạnh phúc, với những kỹ năng đặc biệt của mình, nhân vật Tôn Ngộ Không dễ dàng có được uy danh và trở thành vua. Tuy nhiên, dù sao hắn cũng là khỉ đá, lại có bản tính yêu tinh nên sau gần chục năm vất vả, dựa vào bè thông khô và cọc tre, một mình trôi dạt qua hai biển Đông - Tây và đi qua Nam Thiệm Bộ Châu và Tây Ngưu Hạ Châu. Trong thời gian đó, Tôn Ngộ Không đã học được hình dáng của con người, mặc quần áo đi giày, học nhân lễ, lời nói của con người, sớm ăn đêm nghỉ, và cuối cùng đến Phương Thốn Sơn Linh Đài học Đạo.

Bằng cách này, Tôn Ngộ Không thực sự học không phải là cách ăn mặc, đi giày dép, ăn uống, cách đi, mà là phẩm chất đạo lý. Qua nhân vật này đã nói rõ một chân lý, muốn tu Đạo, trước hết phải học làm người, phải có nhân phẩm và lễ tiết tối thiểu, và là một người tốt. Tất nhiên, con đường tìm Đạo của Tôn Ngộ Không cũng cho thấy rằng tìm Đạo là một việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi nghị lực mạnh mẽ và ý chí bền bỉ. Trên đường, Ngộ Không "thấy thiên hạ đều chỉ là những kẻ vì danh lợi, chứ không có người vì sinh mệnh bản thân". Nhân sinh quan của người tu Đạo khác với người thường trên thế gian. Điều này cũng cho thấy việc học Đạo thì căn cơ cũng rất quan trọng.

Trong quá trình học Đạo của Tôn Ngộ Không, "Tây Du Ký" đã nêu rõ rất nhiều đạo lý, làm việc lớn thật chính không dễ, dù là sinh mệnh do Thiên thượng an bài thì cũng sẽ trải qua nhiều thử thách và rèn luyện cam go.

Nhiều lần xem Tây Du đã để lại trong tôi rất nhiều câu hỏi, ví như tại sao Ngộ Không chỉ có thể học được 72 phép thần thông, tại sao nhiều lúc Ngộ Không không dùng thuật ẩn thân.
Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông biến hóa. (shenyunperformingarts.org)

Bồ Đề Tổ Sư có công năng túc mệnh thông, đương nhiên biết rõ lai lịch của Hầu Vương. Ngài sai đệ tử mở cửa đón người tìm cầu Đạo bên ngoài, nhưng lại quát lên ra lệnh “đuổi ra ngoài ngay!” đối với Hầu Vương. Đương nhiên, đây là vừa để thăm dò và cũng cho thấy thầy không dễ mà bái. Trong số rất nhiều học trò, Tôn Ngộ Không là người có tâm tính rất tốt, tâm rất chân thành, hơn nữa ngộ tính còn tốt nhất, có thể ngộ được nửa đêm canh 3 đi học được phép trường sinh diệu đạo. Điều này khiến Tổ sư Bồ Đề rất vui mừng, bởi vì trong học Đạo thì ngộ tính thậm chí còn quan trọng hơn căn cơ. Đây có thể là lý do tại sao Tổ sư đặt tên cho Hầu Vương là Ngộ Không. Phật gia giảng ‘Không’, và Tổ sư có thể đã biết rằng cuối cùng Hầu Vương sẽ có thể nhập Không môn.

Một số người có thể nói rằng đây là đều là do Ngô Thừa Ân viết ra. Như đã nói trước đó, Ngô Thừa Ân nhất định là một nhân vật rất giỏi trong tu luyện, ông đã nói một phần nào đó của "chân lý" trong tu luyện, phù hợp với một tầng chân lý nhất định. Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không dù sao cũng là học "thuật" với Tổ sư, chưa vứt bỏ được bản tính yêu quái, chắc chắn sẽ thể hiện "ưu thế" của mình trước mặt tất cả các sư huynh sư đệ - 72 phép biến hóa. Đối với người học Đạo, tâm hiển thị là một điều cấm kỵ, vì vậy Hầu Vương đã bị Tổ sư đuổi về Hoa Quả Sơn.

Thời xưa, yêu cầu với việc học Đạo rất nghiêm khắc. Trước khi Hầu Vương bị đuổi về Hoa Quả Sơn, Tổ sư còn truyền lại lời căn dặn: "người tu hành, mở miệng thần khí tản, lưỡi động là sinh thị phi, cần phải tu khẩu".

Thiên mục của Tổ sư sớm đã thấy rằng sau này Tôn Ngộ Không sẽ gây chuyện (làm đại náo ở Thiên cung) nên đã nhiều lần cảnh cáo:Chuyến đi này, hẳn gặp điều không hay, nhà ngươi có gây vạ hành hung cũng không được nói là đồ đệ của ta. Ngươi nói ra nửa từ, ta liền biết, liền đem lột da, mài xương con khỉ này, đem thần hồn giáng xuống nơi Âm phủ, khiến ngươi vạn kiếp không thoát thân được”.

Ở đây tiết lộ một đạo lý đằng sau. Tầng thứ có hạn, Tổ sử không có trách nhiệm hay khả năng tiêu trừ ma tính của Ngộ Không, nhưng điều này không có nghĩa là Tổ sư sợ rằng sau này Ngộ Không sẽ mắc sai lầm và sẽ làm liên lụy tới Ngài. Chính là muốn nói sư phụ không thể tùy tiện thu nhận đệ tử, đệ tử gây tội lớn, nếu sư phụ không có khả năng hoặc không muốn giải quyết hoặc không cách nào sắp xếp được, ngay cả sư phụ cũng sẽ phải chịu báo ứng cùng. Duyên sư đồ cũng sẽ chịu liên lụy là Thiên lý, Thần thông cũng chống không lại với đại tội nghiệp.

Học Đạo trong quá khứ là xem đệ tử có thể đề cao tầng thứ hay không, chứ không phải là cầu bản sự. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để xem họ có thể trở thành sư đồ hay không. Bởi vì học Đạo để cầu bản sự là biểu hiện của tự tư và là một điều cấm kỵ. Bởi lẽ Đạo vốn là giảng đại tự tại, là tự nhiên, là sinh mệnh của cảnh giới cao vô tư vô dục.

Sau cùng, Tôn Ngộ Không đã nhảy thoát ra khỏi hòn đá, học được bản sự, trong sinh mệnh vẫn còn có ma tính. Điều này có thể thấy từ cuộc sống của y ở Hoa Quả Sơn. Lúc đầu, xưng làm vua ở núi Hoa Quả Sơn, và nơi này trở thành phạm vi thế giới sống của y. Sau đó, y từ nơi Tổ sư quay trở lại Hoa Quả Sơn, Hoa Quả Sơn đã trở thành một thế giới của yêu ma, sói, côn trùng, hổ, báo, cáo, chồn... đủ loại quái vật đã bắt đi rất nhiều khỉ, và cả ngọn núi vô cùng hoang vu. Hỗn thế ma vương còn chiếm giữ Thủy Liêm Động. Sau khi Tôn Ngộ Không bày quân luyện võ, khắp trên núi có tổng cộng 72 hang động đầy quái thú, tất cả đều đến yết kiến Hầu Vương. Sau đó, các yêu ma vương từ khắp nơi đều kéo đến, trống vàng, áo giáp,cờ rực rỡ, nhao nhao sôi nổi, ngày ngày luyện võ khởi binh.

Qua đây có thể thấy, tương lai của Tôn Ngộ Không ắt hẳn khó khăn, ma tính càng lớn thì khó khăn càng lớn. Đặc biệt là sau khi y cố đòi lấy được chiếc gậy kim cô từ Long cung, "gặp gỡ bảy huynh đệ khác, chính là Ngưu Ma Vương, Giao Ma Vương, Bằng Ma Vương, Sư Đà Vương, Mi Hầu Vương..., thường xuyên ca hát và nhảy múa, giết trâu, thịt ngựa cho tới say xỉn”. Trong một thế giới đầy yêu ma như vậy, Tôn Ngộ Không không nhập Không môn, làm sao có thể giữ được sinh mệnh, làm sao có thể thành tựu được đại sự? Y có thể không mắc sai lầm, có thể không đại náo thiên cung được không? Bồ Đề Tổ Sư có thể dung thứ cho y không? Nhưng sinh mệnh như thế này cuối cùng vẫn có thể thành tựu Đấu Chiến Thắng Phật, có thể thấy được Phật pháp vô biên, từ bi cứu độ tất cả sinh mệnh hoàn lương, còn với sinh mệnh bất hảo hơn nữa, Phật Pháp đều có cách.

Sau cùng, Tôn Ngộ Không đã học được thuật trường sinh, khi linh hồn bị đưa tới Âm phủ, y đã nói với Thập Đại Diêm Vương rằng: "Lão Tôn đã tu Tiên Đạo, thọ sánh cùng Trời, siêu thoát ngoài Tam giới, nhảy ra khỏi Ngũ hành, tại sao lại giam giữ ta?".

Đây là lời nói trong những người tu luyện, chính là đã định y không phải là sinh mệnh bình thường nữa, sau này gặp muôn vàn khó khăn, sinh mệnh vẫn bảo toàn, dù có bị giam cầm trong lò nung bát quái của Lão Quân do đại náo Thiên cung.

Ngược lại, hoạn nạn khiến y ngày càng thành tựu bản sự, sau khi đại náo Thiên cung, còn bị nung chảy đôi hoả nhãn kim tinh. Chẳng qua chỉ là được Lão Quân tôi luyện, y đạp vỡ lò bát quái, mảnh gạch vỡ rơi xuống nhân gian biến thành Hỏa Diệm Sơn, chờ y sau này đích thân tới tiêu trừ cái tội này. Điều này đã thể hiện duyên giải nhân quả của Phật gia. Đương nhiên, mười vạn Thiên binh cũng không thể kìm chân y, nhưng cũng để làm nổi bật bản lĩnh của Tôn Ngộ Không, làm tiền đề cho y sau này có thể vượt qua các khó nạn hàng yêu trừ ma trên con đường thỉnh kinh. Tuy nhiên, kẻ mạnh còn có kẻ mạnh hơn, Tôn Ngộ Không bị Phật Tổ Như Lai đè xuống dưới núi Ngũ Hành Sơn, cũng là để nói rõ đạo lý "Thiên ngoại hữu Thiên, nhân thượng hữu nhân" (Ngoài Trời còn có Trời cao hơn, trên người còn có người cao hơn).

Nhiều an bài và thiên cơ tu luyện trong giới tu luyện liên tục được hé lộ trong một cuốn tiểu thuyết giúp hậu thế phá trừ chỗ mê hoặc, tùy thuộc vào việc con người có thể hiểu được ý nghĩa thực sự nhân sinh hay không. Những người có thể ngộ được, sẽ suy nghĩ rốt cuộc sinh mệnh là gì.

Sinh mệnh của con người ngoài các thành phần vật chất (cơ, xương, máu, tóc, các cơ quan nội tạng, v.v.), cảm giác sinh lý và thể nghiệm tình cảm, còn có đạo đức, tinh thần và tư tưởng, v.v ... và động vật cũng có ba yếu tố đầu kể trên. Ngày nay, khi ĐCSTQ tuyên truyền thuyết tiến hóa chỉ nhấn mạnh đến ba yếu tố đầu tiên đó trong khi bỏ qua ba yếu tố sau. Do đó, dưới sự kích thích của ham muốn vật chất, con người sẽ liên tục biến dị và thú tính hóa. ĐCSTQ luôn nhấn mạnh đến tiền bạc, quyền lực, phát triển, ham dục, tư lợi… khiến con người say trong đó, khiến cho nạn dịch tràn lan như hiện nay. Dưới con mắt của Thượng Đế, con người đã mất đi tư cách đạo đức và tinh thần làm người, đã giống như loài vật, và họ không còn tập trung vào nâng cao cảnh giới đạo đức nữa. Điều này chẳng phải rất đáng buồn đó sao?

2. Đường Tăng thề đoạn đứt dục vọng

Đường Tăng xuất gia từ nhỏ, quan niệm thuần tịnh, thất tình lục dục cũng tương đối ít. Kiếp trước vốn là đệ tử thứ 2 của Phật Như Lai, vì không nghe Phật Pháp, khinh mạn lời dạy nên bị giáng xuống Đông Thổ, phải nếm trải tất cả 81 nạn trên hàng trăm ngàn dặm đường để lấy được Kinh.

Đường Tăng cùng các đồ đệ phải nếm trải tất cả 81 nạn trên hàng trăm ngàn dặm đường để lấy được Kinh. (Ảnh: Wikipedia)
Đường Tăng cùng các đồ đệ phải nếm trải tất cả 81 nạn trên hàng trăm ngàn dặm đường để lấy được Kinh. (Ảnh: Wikipedia)

Phật Pháp quý giá vô cùng, điều đó cho thấy tôn kính Phật Pháp là quan trọng biết bao!

Lấy Kinh cũng là một chủ đề chính về nhân quả báo ứng trong tiểu thuyết. Trên con đường thỉnh kinh, ma nạn trùng trùng và đó cũng là những bước để Đường Tăng tôi luyện vượt qua ma tính trong trường sinh mệnh bản thân. Chỉ bằng cách dựa vào thệ nguyện, bản thân sinh mệnh mới có thể chiến thắng sự lười biếng. Vì vậy, Đường Tăng đã thề nhiều lần.

Trước khi rời chùa, đệ tử của ông nói: "Sư phụ, người ta thường nói,đường đi Tây Thiên xa xôi, lại thêm hổ báo, yêu quái. Chỉ e có đi mà không có về, khó giữ được tính mạng".

Huyền Trang nói: "Ta đã phát nguyện lớn, không lấy được chân kinh, vĩnh viễn trầm luân địa ngục".

Sau đó Huyền Trang mặc áo cà sa, đi vào chánh điện, lễ bái trước Phật, nói: "Đệ tử Trần Huyền Trang, đi Tây Thiên thỉnh kinh, nhưng mắt trần ngu mê, không biết chân tướng của Phật sống. Hôm nay con nguyện phát thệ: Trên đường đi, gặp chùa sẽ thắp hương, gặp Phật lễ Phật, gặp tháp quét tháp. Chỉ mong Phật từ bi thương xót, sớm hiện trượng lục kim thân, ban chân kinh, lưu truyền Đông Thổ".

Lời thề này không phải tùy tiện phát ra, sinh mệnh con người tự nguyện nói ra mới tính. Trời cần căn cứ vào thệ nguyện của một người mà an bài cuộc đời cho người đó. Nếu Đường Tăng không lấy được chân kinh, nửa đường mê ác nữ sắc hoặc vinh hoa phú quý, nếu dọc đường đi gặp chùa mà không thắp hương, gặp Phật mà không lễ bái Phật, gặp tháp mà không quét tháp, thì ngày đó có thể bị đọa vào địa ngục, không đủ chân thành, có thể đã chết trên đường đi.

Điều này không giống như ĐCSTQ, nhiều đảng viên tuyên thệ gia nhập đảng, hoặc trong tâm họ muốn lừa dối người khác, hoặc họ máy móc mù quáng đi theo, hoặc chủ động bán mạng sống của mình cho ĐCSTQ để cầu danh lợi. Khi họ giơ nắm tay thề trước Trời, bản thân đó là một hành động hữu Thần luận, và một ngày nào đó sẽ phải hoàn thành lời thề đó. ĐCSTQ dùng miệng của Mao Trạch Đông để nói rằng sẽ đấu với Trời, đấu đất, đấu với người. Lịch sử đã bước sang năm 2020, virus viêm phổi Vũ Hán lây lan khắp toàn cầu. Các nước thức tỉnh ở Châu Âu và Hoa Kỳ muốn thanh toán với ĐCSTQ. Tai họa lũ lụt cũng dồn dập tại Trung Quốc, chính là Thiên, địa, nhân muốn diệt ĐCSTQ, và cũng ứng với việc nhân quả báo ứng.

Hãy nhìn vào các nước có dịch bệnh gia tăng đột biến trên thế giới, chẳng phải đều là đầu mày cuối mắt với ĐCSTQ hay câm lặng trước thế lực đen tối?

Minh An
Theo Thiên Đồng Nhân - Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Giải mã cuộc sống hiện đại từ văn hóa tu luyện trong 'Tây Du Ký'