Giải mã cuộc sống của người xưa (P-3)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không có điện, không có nước máy, không có máy điện thoại thông minh… vậy người xưa sống như thế nào nhỉ? Đây ắt hẳn là câu hỏi mà mỗi người ít nhiều đều đã từng thắc mắc. Trên thực tế cuộc sống của họ không kém gì người hiện đại chúng ta ngày nay.

Chúng ta hãy xem một chút tác giả Lý Đông Kỳ đã mô tả về cuộc sống của người Trung Hoa xưa như thế nào nhé!

Người xưa có phẫu thuật thẩm mỹ không?

Người xưa tin rằng “Thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu" (Thân thể tứ chi, lông tóc da thịt, đều là cha mẹ phú cho). Vì vậy người xưa sẽ không giống với người hiện đại, chủ động động dao kéo lên cơ thể mình. Họ tôn trọng vẻ đẹp tự nhiên mà cha mẹ và ông Trời ban cho. Trước đây việc cắt mũi của tù binh diễn ra rất phổ biến trong thời kỳ chiến tranh, do đó mà người xưa đã nghiên cứu ra việc phẫu thuật để tái tạo ra một chiếc mũi mới. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không giống mới phẫu thuật thẩm mỹ vì để thay đổi vẻ đẹp ngày nay.

Người xưa có giảm béo không? Có phương pháp để nâng ngực không?

Xưa vẫn có nhiều người giảm béo, nhưng so với các loại thuốc giảm cân đa dạng ngày nay, biện pháp của người xưa lại đơn giản hơn nhiều. Chẳng hạn như uống trà để giảm cân, nhưng đó thường dành cho các quan viên giàu có thường bị béo phì, người dân thường hiếm khi có cá, có thịt để ăn. Họ làm việc vừa nặng nhọc vừa mệt mỏi cả ngày từ sáng tới tối, vậy nên rất ít người phải giảm cân.

Người xưa thường chọn cách uống trà để giảm cân.
Người xưa thường chọn cách uống trà để giảm cân. (Ảnh: Pixabay)

Phương pháp nâng ngực của người xưa cũng tự nhiên hơn, ví như bổ sung đậu đỏ và đậu nành trong bữa ăn hàng ngày để đạt được hiệu quả tăng kích thước ngực. Ngoài ra người cổ đại cho rằng xoa bóp bấm huyệt cũng có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của vòng ngực. So với phương pháp điều chỉnh từ bên trong, phương pháp nâng ngực ngày nay càng nguy hiểm hơn, thậm chí có những trường hợp tử vong hoặc hậu quả di chứng từ phẫu thuật cũng nguy hiểm.

Giữa đêm người canh phu đi trên đường hô lớn “trời hanh, vật khô đề phòng củi lửa” có được xem như một chức vụ không?

Người canh phu thời xưa làm nhiệm vụ cũng giống như đội tuần tra và quản lý viên ở các xã khu ngày nay. Công việc chủ yếu là phụ trách tuần tra ở quê nhà vào ban đêm. Canh phu được coi là một nghề nghiệp chính đáng, cũng được xem như là công vụ viên, bởi vì những binh sĩ có cấp bậc tương đối thấp trong quân đội thời cổ đại sẽ được sắp xếp làm canh phu, cũng giống như bảo vệ và cảnh sát ngày nay.

Ngoài việc nghe hí khúc, người xưa còn tổ chức sinh nhật như thế nào?

Văn hoá Á Đông rất coi trọng việc tôn kính những người già và hiền sĩ, chỉ những người già mới được tổ chức đại thọ. Trẻ sơ sinh trên một tuổi sẽ được tổ chức “chọn đồ vật đoán tương lai". Sau này mỗi năm tổ chức sinh nhật, cha mẹ thường luộc vài quả trứng làm kỷ niệm và gọi là “sinh nhật nhỏ". Mãi cho đến khi 60 tuổi mới có tư cách mừng thọ, cũng chính là tổ chức “sinh nhật lớn”. Lúc này người thân và bạn bè có thể lên tặng những món quà quý giá và gửi những lời chúc tốt đẹp.

Nếu những đại hiệp thời xưa tham gia Thế Vận Hội ngày nay, liệu có giành được chiến thắng lớn hay không?

Bạn nghĩ Người Nhện và Tôn Ngộ Không nếu giao đấu ai sẽ chiến thắng? Vấn đề này chỉ có thể gây nên những cuộc tranh cãi, và không bao giờ có kết luận. Người xưa phần lớn đều làm những công việc lao động thể lực, vì vậy khả năng chịu đựng của họ tốt hơn nhiều so với con người hiện đại. Hơn nữa hoàn cảnh thời xưa khá “tĩnh", con người chú trọng về nội tạng dưỡng sinh, ví như luyện khí công hay Thái cực quyền, vì vậy họ thường có sức bền nhiều hơn so với các vận động viên hiện đại.

Hơn nữa hoàn cảnh thời xưa khá “tĩnh", con người chú trọng về nội tạng dưỡng sinh, ví như luyện khí công hay Thái cực quyền
Hơn nữa hoàn cảnh thời xưa khá “tĩnh", con người chú trọng về nội tạng dưỡng sinh, ví như luyện khí công hay Thái cực quyền. (Ảnh: Shutterstock)

Người xưa có đánh răng không?

Người xưa cũng rất coi trọng việc vệ sinh răng miệng, tổ tiên của chúng ta sớm đã biết dùng ngón tay giữa bên phải như một bàn chải đánh răng. Sau đó “bàn chải đánh răng Dương Chi" hay còn được gọi là “Mộc Xỉ" (răng gỗ) do người Ấn Độ phát minh ra được các nhà sư truyền vào Châu Á. Phương pháp sử dụng rất đơn giản: cắn nhẹ nhàng vào đầu dương chi, nhúng vào thuốc và đánh răng, sẽ làm cho răng trắng bóng. Một phương pháp càng đơn giản hơn đó là sử dụng “tước đích" (sử dụng phương pháp nhai), giống như hươu cao cổ nhai những cành cây non, cũng có thể đạt được hiệu quả tương tự. Một ngày nào đó, khi người hiện đại “sinh tồn ở thiên nhiên” quên mang theo bàn chải đánh răng, thì đừng ngần ngại sử dụng những phương pháp của thời xưa.

Người xưa cận thị thì phải làm sao?

Thời cổ đại không có vấn đề về ô nhiễm môi trường, cũng không có sự mê hoặc của tivi máy tính, vì vậy có rất ít người bị cận. Thông thường cận thị đều là những thư sinh học hành chăm chỉ. Người xưa cho rằng nhìn không rõ là bởi vì tinh thần không tập trung. Vì vậy “Định Chí Hoàn" (một phương thuốc trung y cổ đại) là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Bên cạnh đó mát xa bấm huyệt và châm cứu cũng là phương pháp được sử dụng để điều trị các tật về mắt... vào thời nhà Thanh, kính được đưa vào Trung Quốc từ phương Tây, ỷ vào kính mà mọi người đều làm hỏng đôi mắt của mình và càng trở nên không kiêng không nể gì cả.

Bồ câu đưa thư có thực sự khả thi hay không?

Từ thời cổ đại Trung Quốc việc sử dụng bồ câu đưa thư đã không rõ xuất hiện từ bao giờ. Khi chinh phạt vùng phía tây Mông Cổ, một lượng lớn chim bồ câu được triệu tập đã được sử dụng trong các hoạt động quân sự và lập được nhiều công lao hiển hách. Phát triển đến sau này, bồ câu còn trở thành công cụ chuyển thư tình tuyệt vời và trở thành “bà mối" cho không ít những mối nhân duyên đẹp đẽ. Người xưa họ thường cột những mảnh giấy viết thư bằng những sợi chỉ màu đỏ để thu hút sự chú ý của người nhận thư. Ngày nay người hiện đại dùng email, điện thoại... tuy rằng nó thuận tiện và nhanh chóng hơn nhưng đã làm giảm đi sự lãng mạn và kỳ vọng của người gửi.

Người xưa họ thường cột những mảnh giấy viết thư bằng những sợi chỉ màu đỏ để thu hút sự chú ý của người nhận thư.
Người xưa họ thường cột những mảnh giấy viết thư bằng những sợi chỉ màu đỏ để thu hút sự chú ý của người nhận thư. (Ảnh: Shutterstock)

Người xưa có tủ đựng tiền hay tủ sắt không? Họ làm thế nào để cất giữ tiền?

Ngay từ thời nguyên thủy vì để cất giữ thức ăn từ việc săn bắt cực khổ, người cổ đại đã đào một cái hố và thả thức ăn xuống dưới đó rồi đặt lên một hòn đá lớn để che nó lại. Sau đó về sau họ đã biết dùng da động vật để gói những vật phẩm có giá trị, đây được xem là hình thức ban đầu của tủ đựng thực phẩm. Cùng với sự phát triển của đồ đựng dụng cụ, ổ khóa, mọi người bắt đầu bỏ tiền vào trong tủ và vật liệu làm tủ có nhiều loại khác nhau, gỗ, nhựa, nhôm... Về sau cho dù “tủ sắt” đã ra đời nhưng vẫn không thể tránh khỏi những kẻ trộm.

Tiền giấy trước đây có cần đề phòng việc làm giả không?

Tiền giấy sớm nhất ở thời kỳ cổ đại được sinh ra là vào thời kỳ nhà Tống ở Trung Quốc do các thương nhân tự do phát hành. Nhưng làm như vậy rất dễ xảy ra tình trạng lạm phát và làm giả. Sau này “giao tử” (loại tiền giấy đầu tiên của Trung Quốc) đã chính thức được phát hành, và những biện pháp phòng chống tiền giả cũng nhiều hơn.

Trúc Lâm (biên dịch)

Theo: Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Giải mã cuộc sống của người xưa (P-3)