Giải mã cuộc sống của người xưa (P-2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không có điện, không có nước máy, không có máy điện thoại thông minh… vậy người xưa sống như thế nào nhỉ? Đây ắt hẳn là câu hỏi mà mỗi người ít nhiều đều đã từng thắc mắc. Trên thực tế cuộc sống của họ không kém gì người hiện đại chúng ta ngày nay.

Người xưa có bản đồ không? Làm cách nào chế tạo được bản đồ?

Truyền thuyết kể rằng ngay từ thời Đại Vũ trị thuỷ ở Trung Hoa cổ đại đã có bản đồ. Các bản đồ lâu đời nhất còn tồn tại ở Trung Quốc là ba bản đồ cổ của nhà Hán được lưu tồn từ 2.000 năm trước. "Chế đồ lục thể" (là thuyết lý luận chế tạo bản đồ sớm nhất của Trung Hoa) do nhà địa lý học Phi Tú chế tạo trong triều đại Tây Tần đã thực hiện việc biên soạn bản đồ với độ chính xác cao hơn so với các thời đại trước đó. Các bản đồ cổ về cơ bản lần lượt được tạo ra, vậy nên có thể nói những người chế tạo bản đồ cũng khổ hành như đi lấy kinh. Bởi vì phải mất đến chục năm để chế tạo một tấm bản đồ dành cho cả nước, đó là một công trình lớn đồ sộ và đòi hỏi độ chuẩn xác tỉ mỉ cao.

Chữ viết sai, người xưa làm cách nào sửa?

Người xưa dùng cách đơn giản nhất là dùng bút viết xóa đè lên. Đây là cách mà Vương Nghĩa Chi và Nhan Chân Khanh đối phó với các lỗi chính tả. Do đó hai cuốn Lan Đình Tự của Vương Nghĩa Chi và Tế Điệt Cảo của Nhan Chân Khanh được coi như “tuyệt tác đồ nha” của hai nhà thư pháp lớn. Ngoài ra còn có một phương pháp phổ biến khác là dùng bút lông thêm một dấu chấm phía trên bên phải cạnh các lỗi chính tả, bảo lưu chữ nguyên gốc ban đầu không tẩy xoá rồi tiếp tục viết. Ngoài ra còn có một cách khác đó là sử dụng một loại khoáng chất gọi là "thư hoàng" để che phủ bên trên chữ sai, nó có công dụng gần giống như bút xoá ngày nay.

Chữ viết sai, người xưa làm cách nào sửa?
Người xưa dùng bút lông thêm một dấu chấm phía trên bên phải cạnh các lỗi chính tả, bảo lưu chữ nguyên gốc ban đầu không tẩy xoá rồi tiếp tục viết. (Ảnh: Shutterstock)

Thời cổ đại không có thuốc trừ sâu, người xưa đã diệt trừ côn trùng có hại như thế nào?

Các loại thuốc cổ dùng để kiểm soát sâu bệnh thời cổ đại rất đa dạng. Các phương pháp được sử dụng bao gồm phun nước thông thường hoặc tưới nước đun sôi, sử dụng khói ánh sáng, bôi nhọ vào lỗ côn trùng hay chui ẩn nấp, v.v. Ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, triều đình thậm chí còn phải thành lập các bộ chuyên môn để kiểm soát sâu bệnh. Mỗi khi sâu bệnh tràn lan sẽ xuất hiện tình trạng “toàn dân chống sâu bọ".

Người xưa đi làm trong khoảng thời gian nào và có máy chấm công hay không?

Kỳ thực không chỉ người hiện đại là có máy chấm công. Xem những ghi chép về việc chấm công của quan nha thời xưa chúng ta sẽ cảm thấy thời gian đi làm khắt khe hơn rất nhiều so với hiện tại. Thông thường thời gian làm việc của quan nha trong nha môn được phân thành hai đợt: làm việc từ 6 giờ sáng đối với mùa đông xuân và làm việc từ 5h30 sáng đối với mùa hạ thu. Nếu ai vắng mặt hoặc đi làm muộn mà không có lý do, thì việc trách phạt không chỉ đơn giản là khấu trừ vào tiền. Tùy thuộc vào số ngày nghỉ và mức độ nặng nhẹ của công việc, người đó còn có thể bị phạt tù.

Học sinh thời xưa có kỳ nghỉ mùa đông và nghỉ cuối tuần không?

Học sinh, sinh viên hiện nay thường ca thán rằng các ngày nghỉ lễ là quá ngắn. Tuy nhiên học sinh thời xưa không có ngày lễ đặc biệt cố định để nghỉ. Ngoại trừ ngày đầu năm mới tết đoan ngọ, lễ hội thuyền rồng và các lễ kỷ niệm quốc gia khác là học sinh được nghỉ học, còn nhiệm vụ hàng ngày của trẻ là vẫn cần học tập chăm chỉ. Vào thời cổ đại, chỉ có các quan chức mới có thể được nghỉ phép, vì vậy sau khi cố gắng nỗ lực để có được chức vị công danh người đó mới có thể thực sự được nghỉ ngơi đúng nghĩa.

học sinh thời xưa không có ngày lễ đặc biệt cố định để nghỉ.
Học sinh thời xưa không có ngày lễ đặc biệt cố định để nghỉ. (Ảnh chụp màn hình Phim Tam Tự Kinh)

Trẻ sơ sinh thời xưa uống sữa dê hay sữa bò? Hay chỉ uống sữa mẹ?

Thông thường người xưa thường trưởng thành đến một độ tuổi nhất định mới uống sữa động vật. Trẻ sơ sinh vẫn chủ yếu là uống sữa mẹ vì sữa mẹ có chứa kháng thể tốt nhất của người, hơn nữa thời xưa sữa động vật không có công nghệ tiệt trùng như hiện nay và tốt nhất là không để trẻ em uống. Còn nếu như mẹ không có sữa thì phải làm sao? Thông thường các mẹ sẽ đi "mượn sữa", và công việc “nhũ mẫu” cũng xuất hiện từ đó (vú em: những người phụ nữ có chồng, có con làm công việc chăm sóc và cho ăn những đứa trẻ sơ sinh của những gia đình khác bằng sữa mẹ). Những gia đình nghèo không có sữa chỉ có thể sử dụng gạo xay nhuyễn thành một loại bột mịn thích hợp để dùng thay thế.

Người xưa làm thế nào để nhóm lửa?

Toại Nhân thị thấy chim gõ kiến cọ xát với gỗ để tạo khói, và ông học cách khoan gỗ để lấy lửa. Thời nhà Tây Chu đã phát minh ra "dương toại" để lấy lửa, đó là sử dụng gương đồng lõm tập trung ánh sáng mặt trời để lấy lửa sử dụng. Nó là phương pháp khá thuận tiện cho đến khi con người biết cách đập đá để lấy lửa.

Thời nhà Tây Chu đã phát minh ra "dương toại" để lấy lửa, đó là sử dụng gương đồng lõm tập trung ánh sáng mặt trời để lấy lửa sử dụng.
Thời nhà Tây Chu đã phát minh ra "dương toại" để lấy lửa, đó là sử dụng gương đồng lõm tập trung ánh sáng mặt trời để lấy lửa sử dụng. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Sắt có thực sự mài được thành kim không? Nếu không, kim được làm như thế nào?

Vào thời cổ đại, bất cứ thứ gì thuộc về loại kim loại đều được coi là một vật phẩm có giá trị. Nếu đúng là như vậy thì những người phụ nữ chăm chỉ mài sắt thành kim có thể được coi là một người giàu có và nhàn hạ. Tuy nhiên, mài kim sắt đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì và nhẫn nại. Đầu tiên sắt được nung nóng đỏ và kéo rút thành dây sắt, sau đó cắt thành các phần, mài nhọn một đầu và khoan một lỗ ở đầu còn lại để làm thành kim khâu. Kim châm cứu được chế tạo thậm chí còn cồng kềnh hơn để tránh việc làm vỡ mạch máu khi sử dụng.

Trúc Lâm
Theo: Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Giải mã cuộc sống của người xưa (P-2)