Giấc mơ thiên đường hay địa ngục trần gian

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều thập kỷ qua, thực tế đã chứng minh rằng dưới sự thống trị của ĐCSTQ, việc theo đuổi cái gọi là thiên đường cộng sản hóa ra lại là một cơn ác mộng.

Trong bối cảnh của cuộc vận động Đại Cách mạng Văn hóa (1966 - 1976), có thể nói ngắn gọn đó là 10 năm hỗn loạn, 10 năm thảm họa ở Trung Quốc. Trong giai đoạn này, tổng cộng 1,5 đến 1,8 triệu người Trung Quốc bị giết chết hay tự sát, khoảng 20 triệu người bị ép đưa về nông thôn lao động cưỡng bức lâu dài, khoảng 200 triệu người bị đói khát thường xuyên…

Trần A Quý, đối tượng bị ảnh hưởng bởi các phong trào trước và sau giải phóng, thường lên bờ xuống ruộng vật lộn trước ngưỡng cửa sinh tử, và cuộc vận động Cách mạng Văn hóa cũng không buông tha ông. Chưa nói đến việc ông bị bức hại nhiều lần trước đó, tội danh mới vu cáo cho ông lần này là: “Hối lộ và tổ chức cho trẻ em viết biểu ngữ phản động, là một kẻ đầu sỏ tích cực phản cách mạng”.

A Quý vốn là một con hổ đã chết, nhưng bây giờ trở thành một con hổ sống. Vì lý do này, lữ đoàn đã tổ chức nhiều cuộc họp đấu tranh, buộc ông ta phải thành thật tự thú, và lần nào ông cũng bị đánh đến chết đi sống lại trong những cuộc họp đấu đá phê bình tàn khốc như vậy. Điều này khiến Trần A Quý lắm khi không muốn về nhà (khi còn sống).

Trong cuộc họp đấu tranh chiều nay, phiến quân thay nhau đánh ông, lần này Trần A Quý thực sự bị đánh chết. Để che giấu sự thật, đám phiến quân đã ném ông từ cửa sổ xuống lầu, rồi lập tức đến nhà của Trần A Quý để thông báo cho vợ ông là Vương Lệ Phượng rằng chồng bà vì sợ tội đã nhảy lầu tự tử, bây giờ mau đi nhặt xác ông ta. Vợ A Quý không những không buồn mà còn mừng cho cái chết của chồng. Bà ấy cho rằng A Quý sống trong một xã hội cộng sản, ăn ít, xài ít, ngày nào cũng phải chịu cảnh đấu tố và công kích, chết sớm coi như sớm thoát khỏi biển khổ. Ở dương gian không thể sống một cuộc sống tốt đẹp, có thể xuống âm phủ, Diêm Vương xét thấy ông ta bị oan, và ban cho những ngày tháng tốt đẹp thì sao!

Vì vậy, bà ấy đã mượn một chiếc xe ba gác của đội, vừa vội vã vừa hoảng loạn đi cùng hai con trai đến lữ đoàn, đến nơi, bà thấy A Quý nằm dưới gốc cây hoa mộc trong sân, thân thể đè lên tán cây hoa mộc đã bị dập nát. Lệ Phượng và hai con trai khóc và nói mấy câu: "Về nhà với tôi, từ nay Đảng Cộng sản sẽ không bao giờ hành hạ mình nữa. Mình có thể an giấc rồi".

Hoa mộc nở rộ ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc (Nguồn: wiki)

Theo phong tục dân gian, người chết ở ngoài đường không được rước vào nhà. Cho nên, xác của A Quý được đặt trong vườn trúc trước cửa, bên trên phủ một chiếc chiếu cỏ sậy. Vì là phản cách mạng nên bà con và bạn bè không ai dám đến cúng tế. Buổi tối gia đình tự liệm xác, vì A Quý không có quần áo tốt để thay, nên vợ ông dùng cỏ lót mỏng vào quan tài rồi khiêng xác vào và đặt trước cửa. Trong nhà sắp xếp một cái bàn thờ, trên đó để ảnh, đồ cúng và thắp nến, đốt hương. Lúc đó đã 11 giờ đêm.

Cả ba mẹ con trở về phòng và chốt cửa đi ngủ, mặc dù hôm nay vợ A Quý rất mệt nhưng nằm ngẫm nghĩ lại cuộc đời của mình, làm sao có thể ngủ được kia chứ! Bà nhớ lại tính cách và hành vi của A Quý, một đời chịu đựng khốn khổ bị vu cáo hãm hại và đả kích, mấy lần từ cửa tử thần vùng vẫy sống lại, tuy rằng bà ấy đồng tình với chồng và bất bình thay ông, nhưng cũng hận ông. Hận ông lúc trẻ không nên nghe theo những tuyên truyền của ĐCSTQ, giúp nó đoạt thiên hạ, bởi vì hàng nghìn, hàng vạn người giúp nó đoạt chính quyền đều không có kết quả tốt, nếu không bị chết thảm, bị hại chết thì cũng bị giết chết. Sau khi ĐCSTQ lật đổ chính quyền Quốc dân đảng và cai trị, hàng chục năm qua chưa bao giờ đem lại hạnh phúc và vui vẻ cho người dân, thay vào đó là cuộc sống nô lệ không có tự do dân chủ, ăn không no mặc không ấm, mịt mù tăm tối, không biết ngày nào mới có thể ngóc đầu lên nổi. Vì vậy, nhóm người như A Quý tiếp tay cho ĐCSTQ hành ác, không những không có công mà còn có tội, giờ đây, những đau khổ của họ đều là quả báo, đúng người đúng tội, bởi luật Trời vốn dĩ rất công bằng.

Lệ Phượng trằn trọc, sau này còn lại ba người sống với nhau, hiện tại nghèo đến mức không có được một chiếc quần đàng hoàng mà mặc, tương lai biết sống thế nào đây, nghĩ ngợi miên man, mơ mơ hồ hồ chìm vào giấc mộng. Đột nhiên bà ấy nghe thấy ngoài cửa có tiếng ai đó thều thào gọi mình, Lệ Phượng, Lệ Phượng, khiến bà sởn tóc gáy.

Bà ấy nghĩ ai gọi mình nhỉ, lẽ nào hồn ma của A Quý đang gọi mình? Vì vậy, bà thì thầm: “A Quý, mình đừng về dọa tôi sợ, mình đã ở dương gian chịu khổ bấy lâu, nay có thể an nghỉ nơi âm phủ rồi, bây giờ mình phải bảo hộ bình an cho ba mẹ con tôi mới đúng chứ”. Nói rồi vội kéo chăn trùm kín đầu lại, không muốn nghe giọng nói ngoài cửa kia nữa.

Vậy giọng nói này phát ra từ đâu? Có phải do ảnh hưởng tâm lý của việc Lệ Phượng đang nhớ chồng mình không? Không, hóa ra sau khi A Quý bị đánh chết trong cuộc họp đấu tranh ở lữ đoàn, rồi bị phiến quân ném xuống lầu, nhưng vừa hay ném vào một nhành cây hoa mộc, cơ thể ông được nhánh cây đỡ lấy rồi mới rơi xuống đất, nhìn thì thấy như một cú ngã trực tiếp vậy, nhưng thực chất A Quý không bị thương nhiều. Ông ta được liệm trong quan tài, nhưng nắp quan tài không đóng đinh, nên không khí có thể lọt vào. Sau một khoảng thời gian không rõ, ông bắt đầu tỉnh dậy, cảm giác khắp thân đau nhức, lấy tay sờ thấy xung quanh toàn là gỗ, ông nghĩ sao mình có thể nằm trong hộp gỗ này nhỉ? Vì vậy, dù đau đớn, ông vẫn cắn răng ngồi dậy, dùng đầu đẩy cái nắp lên, bò ra ngoài, nhìn một cái thấy chiếc quan tài, ông bàng hoàng, có chuyện gì vậy?

Ông lê bước đến cửa, đẩy cửa vào nhưng cửa đã được chốt bên trong, ông nhìn qua khe cửa, thấy có một cái bàn ở bên cạnh cửa, trên bàn có ảnh của mình và đồ cúng, ngọn nến đang cháy phát ra ánh sáng lấp lánh. Ông nghĩ lẽ nào mình chết thật rồi, bây giờ là hồn ma của mình đang chuyển động. Ông ta muốn gặp vợ và hai con trai, nhưng không mở được chốt nên ông hạ giọng gọi tên vợ liên tục. Mặc dù Lệ Phượng trùm chăn kín đầu, nhưng đêm khuya thanh vắng, tiếng gọi văng vẳng của A Quý ngoài cửa vẫn lọt vào tai của bà. Lệ Phượng không chịu được nữa nên đã gọi hai con trai dậy đi cùng bà ra ngoài xem rốt cuộc có chuyện gì đang xảy ra.

A Quý không biết mình đã gọi bao lâu mà vợ con vẫn không ra mở cửa, khi trong lòng đang rất sốt ruột thì nghe thấy tiếng mở cửa và nhìn thấy ánh sáng của ngọn đèn dầu, thấy vợ và hai con trai đi ra, vừa đi vừa nói với A Quý rằng: “tôi ra mở cửa đón mình vào nhà, nhưng mình chớ có dọa tôi đấy, mùa này qua mùa khác tôi sẽ luôn nấu bát canh cúng cho mình ăn”.

Vừa mở cửa ra, bà cảm thấy ra không có gió âm lạnh lẽo thổi vào, chỉ thấy một ông già tóc bạc trắng đứng ngay cửa, con trai sợ hãi nên lập tức đóng sầm cửa lại. A Quý thấy vợ con quá hoảng loạn, lúc này ông mới nhớ tới cảnh mình bị đánh dữ dội trong lữ đoàn và nói: “đừng sợ, ta thật sự là A Quý bị đánh chết đi sống lại”. Sau đó, Lệ Phượng và con trai cẩn thận quan sát qua khe cửa và nhận ra A Quý, hóa ra màu trắng từ đầu đến chân của ông là do vôi từ quan tài. Thế là cánh cửa lại được mở ra, vợ chồng con cái gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu này, bốn người ôm nhau và bật khóc.

Cậu con cả nói rằng tin tức về việc cha mình sống lại không được rêu rao ra ngoài, chỉ có thể bảo vệ tính mệnh ông ấy bằng cách tương kế tựu kế, ngày mai chúng ta phải nghiêm túc thực hiện như thông lệ. Vậy là, đến trưa hôm sau, họ vẫn khiêng quan tài của A quý lên xe đẩy đi như bình thường, cả gia đình khóc lóc chuyển xác đến địa điểm mai táng do lữ đoàn chỉ định chôn cất.

Mỗi ngày, vợ con vẫn cúng đồ ăn trên bàn thờ vong linh của A Quý cho đến hết 49 ngày mới ngưng. Sau đó, bài vị của A Quý được đặt trong nhà của cha mẹ và ông bà đã khuất của mình, nhưng A Quý đã ẩn trốn trường kỳ trong gác xép, không dám xuất đầu lộ diện cho đến khi Tứ nhân bang sụp đổ (hay còn được gọi là Bè lũ bốn tên bao gồm: Giang Thanh (vợ Mao Trạch Đông), Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn).

Trần A Quý và hai người bạn khốn khổ khác của ông, như những con hổ chết trong cuộc Cách mạng Văn hóa, họ bị dẫn ra để chiến đấu với nhau, và mỗi lần như vậy họ đều bị đánh cho tơi tả, thâm tím mình mẩy, chỉ còn lại chút hơi tàn. Họ cảm thấy mặc dù bản thân đang sống trong thế giới thực tại này, nhưng ngoại trừ thống khổ ra, họ không còn mảy may hy vọng về một thiên đường hạnh phúc nữa. Hai người bạn của A Quý, một người đã treo cổ trên xà nhà và chết, người còn lại đã nhảy từ cửa sau xuống một con sông nhỏ để tự tử.

Đáng thương cho những nhân vật anh hùng lớn nhỏ này, những người có chung một Giấc mơ thiên đường, họ một lòng một dạ muốn cứu giúp dân nghèo bằng cách tiếp tay cho ĐCSTQ lật đổ chính phủ Quốc dân đảng, nhưng mà, họ thậm chí không thể tự cứu chính mình, và từng người, từng người một đều chết thảm trong tay của những người cộng sản.

Cao Nguyên
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Giấc mơ thiên đường hay địa ngục trần gian