'Gia giáo' rốt cuộc là gì? Bí quyết của một gia đình hưng thịnh suốt 800 năm [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày nay, phần nhiều "gia giáo" chỉ có giáo mà không có dục. Khi nói về gia giáo, ý nghĩ của rất nhiều người chính là giảng dạy tri thức và kỹ năng...

"Gia giáo", như ý nghĩa của cái tên, chính là giáo dục gia đình, biểu hiện trong xã hội chính là sự giáo dưỡng, phẩm hạnh đạo đức cao hay thấp của con người. Biểu hiện không tốt, sẽ bị cho rằng là không có giáo dưỡng, giáo dưỡng không tốt; Biểu hiện tốt, thì được mọi người tán thưởng: Có giáo dưỡng, giáo dưỡng tốt.

Ngày nay, phần nhiều "gia giáo" chỉ có giáo mà không có dục. Khi nói về gia giáo, ý nghĩ của rất nhiều người chính là giảng dạy tri thức và kỹ năng. Khi con cái gặp khó khăn trong học tập thì lựa chọn tốt nhất của nhiều bậc cha mẹ, đó là mời giáo viên dạy kiến ​​thức và kỹ năng cho con, hoàn toàn không để mắt đến "dục".

Trong "Thuyết văn giải tự" có viết: "Dục, dưỡng tử sử chi thiện dã". Ý rằng, dục, chính là bồi dưỡng phẩm tính thiện lương cho con trẻ, không ngừng làm phong phú bản tính thiện lương của trẻ.

Trong "Tam Tự kinh" có viết: "Dưỡng bất giáo, phụ chi quá". Ý rằng, nuôi mà không dạy, là lỗi của người cha. Không để mắt đến việc bồi dưỡng và giáo dục phẩm hạnh cho con trẻ, là thiếu sót của người cha, là thất trách của gia đình.

Cổ nhân rất xem trọng giáo dục gia đình, ngôn truyền và thân giáo - giáo dục bằng lời nói và hành động đều gương mẫu và xem trọng. Danh thần thời Bắc Tống, Phạm Trọng Yêm đã từng mua một khu vườn từ gia đình họ Tiền, dự định đến nơi đó định cư.

Thầy địa lý nói nơi đây phong thuỷ vô cùng tốt, chắc chắn sẽ không ngừng có người làm quan. Phạm Trọng Yêm nghe xong nói: "Đã như vậy, thay vì để một gia đình hiển quý, không bằng để người đọc sách cả một vùng Giang Tô đều có thể tới đây tiếp thụ giáo dục, như vậy mỗi người đều có thể hiển quý". Bởi vậy, ông đã biến nơi này trở thành học đường.

Trung Quốc, Bức Tường Lớn, Tuyệt Vời, Tường, Du Lịch, Á
Ảnh: Pixabay

Dạy con sống giản dị và biết làm việc nghĩa

Lúc ở Tô Châu, Phạm Trọng Yêm mua một ngàn mẫu ruộng tốt ở vùng ngoại ô để nuôi sống những người dân bần cùng. Phạm Trọng Yêm thường xuyên dạy con phải sống giản dị, tiết kiệm. Ông thường nói: "Lúc bần hàn, ta đã cùng mẹ của các con phụng dưỡng bà nội. Bởi vì trong nhà nghèo khó nên đã không thể phụng dưỡng tốt cho bà nội được. Hiện giờ đã có bổng lộc cao hơn, có điều kiện để phụng dưỡng tốt thì bà lại không còn sống trên đời nữa. Mẹ của các con cũng sớm qua đời, đây là chuyện làm ta đau lòng nhất. Cho nên, ta sao có thể để các con sống xa hoa thoải mái được, đó là vui hưởng phú quý mà quên mất cái gốc".

Con trai thứ của Phạm Trọng Yêm là Thuần Nhân cũng là nhất đại danh tướng. Ngày cưới của Phạm Thuần Nhân, bởi vì cô dâu có phần xinh đẹp hơn người nên Phạm Thuần Nhân rất vui vẻ, dùng tơ lụa đắt tiền làm màn. Việc này đối với những gia đình quan lại khác là một việc bình thường, nhưng đối với Phạm Trọng Yêm thì lại là một việc không vui. Ông nghiêm khắc nói với con trai: "Tơ lụa quý là dùng để làm màn sao? Nhà chúng ta xưa nay sống thanh bần giản dị, sao con có thể tùy tiện phá hủy gia pháp như vậy được? Con nếu dám lấy lụa quý làm màn, cha sẽ ở ngay trong sân mà đốt nó đi!”.

Thời Phạm Trọng Yêm còn làm quan ở Tuy Dương, từng sai Thuần Nhân đem bổng lộc năm trăm hộc lúa mạch, dùng thuyền chở về quê quán ở Tô Châu. Thuyền qua Đan Dương, Thuần Nhân lên bờ gặp bạn cũ của cha mình là Thạch Mạn Khanh, biết được Thạch gia đang lâm vào cảnh khốn khó "ba tang chưa táng". Vì vậy, Thuần Nhân bèn đem năm trăm hộc lúa mạch tặng gia đình họ Thạch. Thạch Mạn Khanh nhận lúa mạch xong, mặt vẫn buồn rười rượi nói: "Vẫn không thể giải quyết được vấn đề!". Thuần nhân lại đem thuyền chở lúa đưa cho ông.

Phạm Trọng Yêm sau khi biết việc này, rất cao hứng, liên tục tán thưởng con trai làm rất đúng.

Hoàng đế Càn Long triều Thanh khi đi nam tuần, từng ba lần đến thăm núi Thiên Bình (nơi ở trước đây của Phạm Trọng Yên), và cho xây dựng "Vườn Biểu Dương" để ca ngợi sự kiện này.

Chân dung Phạm Trọng Yêm. (Nguồn ảnh: Wikipedia)

Phạm Trọng Yêm yêu thích làm việc thiện, nhưng ăn tiêu rất cần kiệm. Ông sau khi nắm giữ địa vị quan trọng, nhưng hầu như không có tân khách đến nhà, ăn cơm chỉ có một loại món ăn mặn, áo cơm của vợ con, về cơ bản chỉ có thể tự túc. Khi ông từ chức Tư lý tham quân Quảng Đức quân, nghèo đến chỉ còn một con ngựa, cuối cùng đành phải bán ngựa mà quay về. Về sau, bởi vì có công kinh lược biên phòng, triều đình ban thưởng vàng bạc rất nhiều, ông lại phân phát toàn cho thuộc hạ, bản thân không lại chút xu bạc nào. Dù làm quan lớn, nhưng "nhà không có tân khách thì không coi nặng thịt, áo cơm thê tử chỉ có thể vừa mang".

Dưới sự quản giáo nghiêm khắc của Phạm Trọng Yêm, gia đình họ Phạm trước sau đều giữ gìn được nếp sống thanh bần, giản dị. Không chỉ thế, các con của Phạm Trọng Yêm chịu ảnh hưởng từ cách sống của ông nên cũng rất yêu thích giúp đỡ người khác, vui với việc trợ giúp người nghèo. Họ luôn lấy cha làm tấm gương để học hỏi, noi theo.

Bởi vậy, bốn người con trai của Phạm Trọng Yêm đều đỗ đạt công danh, từng người đều có thể nối nghiệp cha, cho nên cháu chắt lại ngày càng phát đạt, phúc đức từ đời này sang đời khác, kéo dài suốt 800 năm mà không suy! Điều này là có mối quan hệ rất lớn với việc gia giáo thuần khiết của Phạm Trọng Yêm.

Lý Tuệ
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

'Gia giáo' rốt cuộc là gì? Bí quyết của một gia đình hưng thịnh suốt 800 năm [Radio]