Gia đình đổ vỡ, bất hạnh: Cội nguồn của các vấn đề xã hội ngày nay?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gia đình hưng thịnh hay không, dòng tộc phồn vinh hay không, quốc gia cường thịnh hay không, tất cả đều khởi nguồn từ mối quan hệ hôn nhân. Vậy nên cái gốc của quốc gia là gia đình, cái gốc của gia đình là hôn nhân.

Xã hội nhân loại tồn tại bởi chữ Tình, mọi sự việc trên thế gian đều có nguồn gốc từ cái tình, hỉ nộ ai lạc, mọi tâm trạng con người đều từ cái tình này mà ra. Trong lý luận Đông y, con người có thất tình lục dục, mà thể hiện rõ ràng đa dạng giàu sắc thái nhất về cái tình này chính là tình cảm trong các mối quan hệ gia đình.

Thế nên trong cuộc đời con người thì việc quan trọng nhất là thành gia lập nghiệp, bởi vậy xây dựng gia đình được người xưa coi là "chung thân đại sự" - là việc lớn của cả cuộc đời con người. Trai khôn lấy vợ, gái lớn gả chồng, yên bề gia thất:

Đào tơ mơn mởn xinh tươi,
Hoa hồng đơm đặc dưới trời xuân trong.
Hôm nay nàng đã theo chồng,
Nên bề gia thất ấm nồng thuận vui.
- Kinh Thi - Tạ Quang Phát dịch.

Vợ chồng tâm đầu ý hợp, cùng nhau đồng tâm hiệp lực, chung sức chung lòng vun vén tổ ấm, xây dựng sự nghiệp. Vợ có ân với chồng, chồng báo đáp bằng nghĩa. Chồng nghĩa vợ thuận, kính nhau như khách. Vợ chồng là âm và dương, chồng là dương mạnh mẽ chắc chắn, vợ là âm mềm mại dịu dàng. Âm dương tương sinh tương khắc, tương phụ tương thành.

Vợ chồng tâm đầu ý hợp, cùng nhau đồng tâm hiệp lực, chung sức chung lòng vun vén tổ ấm, xây dựng sự nghiệp.
Vợ chồng tâm đầu ý hợp, cùng nhau đồng tâm hiệp lực, chung sức chung lòng vun vén tổ ấm, xây dựng sự nghiệp. (Miền công cộng)

Nếu chồng bất nghĩa thì không thể nào có vợ trung trinh. Nếu vợ không thục hiền thì lấy gì để phụng sự chồng. Vợ chồng hòa hợp như đàn cầm đàn sắt, thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.

Sách Lễ Ký có viết: "Nam nữ khác biệt thì sau đó vợ chồng mới có nghĩa. Vợ chồng có nghĩa thì sau đó cha con mới có tình thân. Cha con có tình thân thì sau đó vua tôi mới chính".

Thế nên quan hệ hôn nhân là khởi đầu cho các mối quan hệ khác trong gia đình và cho đến quan hệ trật tự quốc gia. Chồng ra chồng, vợ ra vợ, cha ra cha, con ra con, vua ra vua, tôi ra tôi, cả xã hội hài hòa, ổn định thịnh trị và hạnh phúc.

Lễ Ký cũng viết: "Hôn nhân là hợp cái tốt đẹp của 2 họ, trên là thờ tổ tông, dưới là tiếp nối đời sau".

Gia đình hưng thịnh hay không, dòng tộc phồn vinh hay không, quốc gia cường thịnh hay không, tất cả đều khởi nguồn từ mối quan hệ hôn nhân. Vậy nên cái gốc của quốc gia là gia đình, cái gốc của gia đình là hôn nhân.

Gia đình hưng thịnh hay không, dòng tộc phồn vinh hay không, quốc gia cường thịnh hay không, tất cả đều khởi nguồn từ mối quan hệ hôn nhân.
Gia đình hưng thịnh hay không, dòng tộc phồn vinh hay không, quốc gia cường thịnh hay không, tất cả đều khởi nguồn từ mối quan hệ hôn nhân. (Miền công cộng)

Khi người con gái lên xe hoa về nhà chồng là đã đem tấm thân mình và cả cuộc đời mình gửi gắm cho người đàn ông mà mình tin tưởng nhất. Thế nên ngày hôn lễ còn được gọi là Vu Quy - người con gái về nhà chồng, cũng chính là ngôi nhà thực sự mà cô sẽ gắn bó suốt cuộc đời còn lại. Đó là căn nhà đích thực của cô, ngày vu quy là ngày cô trở về nhà, nên cô dùng ân, nghĩa và lễ để cư xử với chồng và cha mẹ chồng. Từ ngày đó, cô không còn là cô gái liễu yếu đào tơ nữa, mà trở thành người nội tướng giúp chồng trông nom gia đình, nuôi dạy con cái, chăm sóc cha mẹ chồng, để chồng yên tâm dồn hết tâm sức phụng sự quốc gia, phụng sự xã hội, tròn trách nhiệm của bậc nam nhi sống giữa trời đất:

Làm trai sống ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
- Nguyễn Công Trứ.

Còn người chồng, vì người phụ nữ đã phó thác gửi gắm cả cuộc đời cho mình, nên anh phải có trách nhiệm đảm bảo các nhu cầu ăn mặc sinh hoạt của người vợ và cả gia đình. Người ta đã rời ngôi nhà, rời vòng tay chăm sóc của cha mẹ để gửi gắm cuộc đời cho mình, thì người chồng phải biết yêu thương, chung thủy, và chăm sóc, bao dung vợ, không để vợ tủi hờn, khổ cực. Hơn nữa, người đàn ông còn phải học phép tắc lễ nghi, nuôi dưỡng hùng tâm tráng chí, lập công dựng nghiệp, để báo đáp sự hy sinh thầm lặng của người vợ đã thay mình phụng dưỡng mẹ cha, nuôi dạy con cái nên người. Thế nên người chồng công thành rạng danh gia tộc, cũng là nhờ đức của người vợ.

Khi người con gái lên xe hoa về nhà chồng là đã đem tấm thân mình và cả cuộc đời mình gửi gắm cho người đàn ông mà mình tin tưởng nhất. Thế nên ngày hôn lễ còn được gọi là Vu Quy
Khi người con gái lên xe hoa về nhà chồng là đã đem tấm thân mình và cả cuộc đời mình gửi gắm cho người đàn ông mà mình tin tưởng nhất. Thế nên ngày hôn lễ còn được gọi là Vu Quy. (Wikimedia Commons)

Trong gia đình truyền thống thì việc giáo dục con cái là việc quan trọng nhất của người phụ nữ, nuôi con, yêu con thì phải dạy, người vợ thay chồng, giúp chồng nuôi dạy con cái, đó là trách nhiệm lớn nhất đối với dòng dõi, tổ tiên, đối với chồng và đối với các thế hệ sau:

Người có đạo đức, con cháu thông minh
Người vô đạo đức, con cháu ngu muội
Con trai không dạy, chi bằng nuôi lừa
Con gái không dạy, chi bằng nuôi heo
- Dạy con sáng Đạo.

Người mẹ dạy con, ngoài dùng lời răn dạy còn bản thân mình làm gương, dạy con lễ tiết, thành tín. Nghiêm khắc dạy dỗ con cái, yêu thương mà không chiều chuộng. Mạnh Tử trở thành Á Thánh, người kế thừa xuất sắc tư tưởng Nho gia của Khổng Tử, cũng nhờ được mẹ dạy bảo nghiêm khắc mới có được thành tựu lớn đến thế. Mẹ Mạnh Tử ba lần chuyển nhà là bởi bà luôn coi trọng ảnh hưởng của môi trường sống đến sự hình thành nhân cách trí tuệ của con. Bà hiểu rằng trách nhiệm đầu tiên trong việc nuôi dạy con chính là cha mẹ. “Cha mẹ là người thầy tốt nhất của con cái” và rất coi trọng việc giáo dục nhân cách phẩm hạnh của con.

Đến thời hiện đại chính là thời mạt Pháp loạn thế, âm thịnh dương suy, âm dương trái ngược. Phụ nữ đã mất đi vẻ đẹp dịu hiền, còn đàn ông thì mất đi khí phách mạnh mẽ của bậc trượng phu. Do ảnh hưởng của rất nhiều tà thuyết mê hoặc lòng người như cái gọi là phong trào nữ quyền, giải phóng phụ nữ, khiến phụ nữ luôn luôn tự cảm thấy bất công, và tranh giành quyền lực, địa vị với đàn ông, đàn ông làm việc gì thì phụ nữ cũng phải làm được như thế. Chính cái tư tưởng xem có vẻ là đúng mà thực ra là sai lầm này đã hủy hoại đặc tính âm nhu dịu hiền của phụ nữ, phá hủy đức hạnh người phụ nữ, phá hủy gia đình và xã hội.

Do ảnh hưởng của rất nhiều tà thuyết mê hoặc lòng người như cái gọi là phong trào nữ quyền, giải phóng phụ nữ, khiến phụ nữ luôn luôn tự cảm thấy bất công, và tranh giành quyền lực, địa vị với đàn ông
Do ảnh hưởng của rất nhiều tà thuyết mê hoặc lòng người như cái gọi là phong trào nữ quyền, giải phóng phụ nữ, khiến phụ nữ luôn luôn tự cảm thấy bất công, và tranh giành quyền lực, địa vị với đàn ông. (Getty)

Khi người phụ nữ không còn tin tưởng giao phó cả cuộc đời cho người đàn ông nữa, trở nên ngang bằng với người chồng, thế thì tự nhiên, người chồng cũng cảm thấy không còn trách nhiệm chăm lo chăm sóc nuôi dưỡng vợ và gia đình nữa, thậm chí còn có người chồng 'ăn bám' vợ. Vợ không dùng nghĩa để phụng sự chồng, thuận theo chồng, còn chồng thì không dùng ân đức báo đáp. Mối ràng buộc hôn nhân ngày nay chỉ còn dựa vào cái tình, mà tình cảm con người đâu có bền vững, lúc nắng lúc mưa, thất thường.

Hôn nhân xưa bền vững là dựa vào ân và nghĩa, vợ chăm sóc chồng, phụng dưỡng cha mẹ chồng, thay chồng nuôi dạy con cái, thế nên người vợ tạo ơn, chồng chịu ơn vợ, và dùng ân báo ân, dùng nghĩa để chăm sóc vợ, thủy chung với vợ.

Hôn nhân nay đã mất đi mỹ đức truyền thống, chỉ còn dựa vào tình, phó mặc cho tình cảm làm chủ hôn nhân, chẳng còn coi trọng ân nghĩa nữa, vợ chồng tùy ý làm theo ý mình. Thế nên ngày nay vợ chồng ly hôn là chuyện thường tình. Các hiện tượng như ngoại tình, tình một đêm, những cuộc giao dịch tình - tiền - quyền ở khắp mọi nơi, khiến nhà tan cửa nát, vợ chồng ly tán, con nhỏ thiếu sự chở che chăm sóc của cả cha và mẹ, đứa theo mẹ, kẻ theo cha, anh em cốt nhục rời xa, đứa có mẹ thì mất cha, đứa có cha thì mất mẹ, đứa có chị thì mất em, đứa có em thì mất anh, khiến cả gia đình vốn hòa thuận vui vẻ hạnh phúc đã trở thành nỗi khổ cực của thế gian, khiến từ ông bà cha mẹ đến các con các cháu ai nấy đều thương tâm, chỉ biết than thân trách phận và oán Trời, trách người.

Hôn nhân nay đã mất đi mỹ đức truyền thống, chỉ còn dựa vào tình, phó mặc cho tình cảm làm chủ hôn nhân, chẳng còn coi trọng ân nghĩa nữa, vợ chồng tùy ý làm theo ý mình.
Hôn nhân nay đã mất đi mỹ đức truyền thống, chỉ còn dựa vào tình, phó mặc cho tình cảm làm chủ hôn nhân, chẳng còn coi trọng ân nghĩa nữa, vợ chồng tùy ý làm theo ý mình. (Pxhere)

Gia đình ly tán, tan cửa nát nhà thì lấy gì để hòa thuận, để đoàn tụ, để chung vui hạnh phúc gia đình. Thế nên trẻ con bị chấn thương tâm lý, khiến tâm lý và trí tuệ không được phát triển đầy đủ, méo mó tâm hồn. Con thiếu cha thì không có ý chí, chí hướng, con thiếu mẹ thì không có yêu thương, không biết cảm thông. Những đứa trẻ thế này sau khi trưởng thành thì sao có thể lập chỗ đứng vững chắc trong xã hội, sao có thể có đủ nghị lực, trí tuệ và sự bao dung để vượt qua bao gió mưa giông tố của cuộc đời. Những đứa trẻ khiếm khuyết về nhân cách, trí tuệ, và tâm hồn này sau này xây dựng gia đình thì sao có thể biết yêu thương, biết ân nghĩa, biết bao dung, biết hy sinh cho gia đình. Thế là lại thành một cái vòng luẩn quẩn ác tính, khiến con người càng tha hóa đạo đức, gia đình càng mong manh, xã hội càng nhiều tệ nạn và nhiều vấn đề nhức nhối không thể nào giải quyết được.

Gia đình là nơi giáo dục con người ngay từ tuổi ấu thơ, là nơi để con người tu thân, dưỡng đức, rồi sau đó tề gia, trị quốc. Nhà nhà đều như thế thì xã hội an định, bình yên, thịnh trị. Chỉ cần một số gia đình tan vỡ đã gây ra bao vấn đề và bất ổn xã hội, nói chi là hàng ngàn hàng triệu gia đình tan vỡ, bất hạnh như hiện nay.

Lối thoát nào cho các vấn đề xã hội, cho các gia đình hiện nay? Chỉ có quay về với đạo đức truyền thống, mỗi người tự ước thúc cái tâm mình, kiềm chế, nhẫn nhịn bản thân, không chạy theo dục vọng, không phóng túng ham dục cá nhân, cùng nhau gìn giữ gia đình, vì bản thân, vì cha mẹ, và vì cả thế hệ sau. Như thế thì nhà nhà ấm êm, gia đình hạnh phúc, xã hội bình yên, đó mới là văn hóa bình thường, lối sống bình thường của con người, của nhân loại suốt mấy nghìn năm qua.

"Gia hòa vạn sự hưng" - gia đình hòa thuận thì mọi sự đều tốt đẹp, sự nghiệp cũng hưng thịnh. Mà để có "gia hòa" thì cả vợ và chồng đều cần phải nhẫn nhịn rất nhiều: "Bách nhẫn đường trung hữu thái hòa" - Trăm điều nhẫn nhịn thì trong nhà mới có niềm vui hòa hợp ấm êm.

Hoàng Mai



BÀI CHỌN LỌC

Gia đình đổ vỡ, bất hạnh: Cội nguồn của các vấn đề xã hội ngày nay?