Gia Cát Lượng chuyển sinh thành danh tướng đời Đường, hoàn thành sứ mệnh tiền kiếp, lưu danh lẫy lừng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhân dân vùng đất Thục khâm phục trí thông minh, tài thao lược của ông, đồng thời kính sợ sự uy nghiêm của ông, ngày nay người dân vẫn thờ cúng ông và coi ông như một vị Thần Thổ địa, nhà nào cũng đều cúng tế ông.

Trong bài thơ "Thục tướng", nhà thơ Đỗ Phủ đã viết:

Đền thờ thừa tướng nơi nao?
Bên ngoài thành Cẩm bách cao rườm rà.
Nắng tô xuân sắc cỏ hoa
Dưới tàn lá biếc, oanh ca tưng bừng.

Cầu mưu chúa đến ba lần,
Hai triều dựng nước, lão thần dốc tâm.
Ra quân chưa thắng, thác thân
Anh hùng nhỏ lệ ướt dầm áo khăn.

Nhưng ai có thể ngờ rằng sau hơn 500 năm, Gia Cát Lượng lại chuyển sinh vào thời nhà Đường để hoàn thành những việc bất hủ thiên cổ.

Hồ tăng phá mê

Vào năm Thiên Bảo thứ 5 (năm 746), gia tộc họ Vi vô cùng hiển hách đã chào đón một cậu bé tên là Vi Cao. Khi Vi Cao đầy tháng, gia đình đã tổ chức mời tăng nhân ăn chay. Có một nhà sư người phương Bắc, được gọi là Hồ tăng với ngoại hình đặc biệt xấu xí, không được mời tự đến. Những người hầu của nhà họ Vi rất tức giận và để ông ngồi trên chiếc ghế đã hỏng trong sân. Sau khi ăn xong, gia đình họ Vi yêu cầu vú em bế Vi Cao ra và thỉnh các tăng nhân chúc phúc cho cậu bé.

Lúc này, vị Hồ tăng đột ngột bước lên bậc thềm và nói với cậu bé: “Biệt ly đã lâu rồi, cậu vẫn khỏe chứ?”

Khuôn mặt cậu bé lộ rõ ​​vẻ vui mừng, ai nhìn thấy cũng ngạc nhiên. Cha của Vi Cao nói: "Đứa trẻ này mới sinh ra có một tháng, làm sao ngài lại nói là biệt ly đã lâu rồi?".

Hồ tăng cho biết: "Đây không phải là điều mà thí chủ có thể biết".

Mẹ Vi Cao một mực truy vấn, Hồ tăng nói: "Đứa trẻ này là kiếp sau của Gia Cát Vũ Hầu! Vũ Hầu sinh ra vào cuối thời Đông Hán và là tể tướng của Tây Thục. Người dân nước Thục được hưởng ân huệ của ông lâu dài. Bây giờ ông lại một lần nữa giáng sinh tới thế gian, và sẽ là người chỉ huy cánh cổng nhà Thục trong tương lai, tương lai làm thống soái Thục môn và còn nhận được chúc phúc của người dân nước Thục.Trước đây, tôi đã từng sống ở Kiến Môn và có mối quan hệ rất tốt với ông ấy. Hiện nghe nói rằng ông ấy giáng sinh ở nhà họ Vi, nên tôi không ngại đường xa và gian khổ để đến đây".

Gia đình họ Vi sau khi nghe xong, cảm thấy rất kỳ lạ, nên đã dùng "Vũ Hầu" làm tên chữ cho Vi Cao.

胡僧忽然走上台阶来,对婴儿说道(示意图片: [清] 丁观鹏《十六罗汉像》局部)
Hồ Tăng đột nhiên bước lên bậc thềm và nói với đứa bé: “Cách biệt đã lâu, cậu vẫn khỏe chứ?” (Ảnh: Một phần trong "hình ảnh 16 vị La Hán" của Đinh Quan Bằng thời nhà Thanh)

Bộc lộ tài năng

Vi Cao có tài năng và học vấn hơn người, lại xuất thân trong danh gia vọng tộc nên sự nghiệp thuận buồm xuôi gió.

Nhưng khi con đường làm quan rộng mở, thì một cuộc binh biến đã xảy ra. Vào năm Kiến Trung thứ 4 (783), Tây độ sứ Hoài Tây Lý Hi Liệt làm phản, Hoàng đế Đường Đức Tông hạ chỉ cho Diêu Lệnh Ngôn dẫn binh đến cứu viện. Diêu Lệnh Ngôn dẫn 5.000 binh sĩ đến Trường An (Tây An, Thiểm Tây ngày nay), lúc đó thời tiết băng giá, quân lính mệt và đói, Phủ doãn Kinh Triệu là Vương Tường chỉ ban cho họ cơm thô. Binh lính King Nguyên bất mãn vì Vương Tường khao thưởng quá ít, nên đã hò nhau nổi dậy chiếm thành Trường An. Những người nổi dậy đã bầu Tiết độ sứ của Phượng Tường Lũng Hữu là Chu Thử, người lúc đó đang ở Trường An, thành Tần Hoàng đế. Đức Tông hoảng sợ chạy trốn đến Phụng Thiên (nay là huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây). Nó được gọi là "Kinh Nguyên binh biến".

Khi đó, Vi Cao đang ở Lũng Châu (nay là huyện Lũng, tỉnh Thiểm Tây), đã sử dụng sự mưu trí của mình để lật ngược tình thế để Hoàng đế Đức Tông trở lại Trường An, do đó, ông được phong làm Tả Kim Ngô Vệ Tướng Quân. Sau đó, ông được phong là Tiết độ sứ Tây Xuyên Kiếm Nam, trở thành đại tướng ở biên cương, trở thành người bảo vệ đất Thục, và bắt đầu sự nghiệp chinh chiến của mình.

Công danh đi vào lịch sử

Trong 21 năm ở Thục, Vi Cao đã đánh bại tổng cộng 480.000 quân Thổ Phồn, bắt và giết 1.500 Tiết độ, Đô đốc, lãnh chúa và quan chức, chặt đầu hơn 50.000 lính, thu được hàng triệu gia súc và vũ khí. Các võ tướng cùng thời đại hầu như không ai có thể sánh với Vi Cao, hoàn toàn xứng danh là danh tướng không xuất thế. Để ghi nhận thành tích của Vi Cao, Hoàng đế Đức Tông phong Vi Cao làm Kiểm hiệu Tư đồ, kiêm Trung thư lệnh, tiến phong tước vị Nam Khang quận vương, và tự viết "Văn bia ghi công Nam Khang Quận Vương Vi Cao" để ca ngợi chiến công của ông.

韦皋在蜀地二十一年,总共击破吐蕃军队48万(示意图片:敦煌壁画)
Vi Cao ở đất Thục 21 năm, đánh tan tổng cộng 480.000 quân Thổ Phồn (Hình ảnh: tranh tường Đôn Hoàng)

Vào năm Vĩnh Trinh đầu tiên (805), Tiết độ sứ Tây Xuyên Nam Khang Chung Vũ Vương Vi Cao qua đời.

Trong “Tư trị thông giám”, Tư Mã Quang ghi lại: Vi Cao nhậm chức 21 năm ở đất Thục, tăng trưng thu thuế, để đảm bảo cung cấp tiền tài hàng tháng cho Đường Đức Tông, để duy trì ân sủng của ông. Tuy nhiên, các nguồn tài chính của Thục đã cạn kiệt, việc này đương thời có rất nhiều ý kiến. Khi ông còn tại vị, các châu dưới quyền ông đều âm thầm miễn trừ thuế tô, cứ ba năm lại miễn thuế một lần.

Các quan dưới quyền Vi Cao qua nhiều năm đều được thăng cấp cao hơn, ông dâng tấu tiến cử họ làm thứ sử trực thuộc Kiến Nam, hoặc có thể được bố trí làm phụ tá trong phủ. Vi Cao chi trả quân lương hậu hĩnh để động viên binh sĩ cấp dưới. Khi binh sĩ có việc cưới xin và tang lễ, ông đều cung cấp cho họ mọi chi phí cần thiết, để họ có thể phục vụ lâu dài mà không gặp bất kỳ trở ngại nào, và binh lính cũng sẵn sàng dốc sức làm việc cho ông. Nhờ thế, ông có thể khuất phục Nam Chiếu và đánh bại quân Thổ Phồn. Nhân dân vùng đất Thục khâm phục trí thông minh, tài thao lược của ông, đồng thời kính sợ sự uy nghiêm của ông, ngày nay người dân vẫn thờ cúng ông và coi ông như một vị Thần Thổ địa, nhà nào cũng đều cúng tế ông.

Công trạng của Vi Cao ở Thục khiến người ta kính phục. Ông cũng là một nhân vật quân sự ở đất Thục từ sau thời Gia Cát Lượng có nhiều đóng góp to lớn cho nhà Đường. Trong "Đường quốc sử bổ"có ghi lại các sự kiện lịch sử 100 năm giữa thời Khai Nguyên và Trường Khánh trong triều đại nhà Đường, Lý Triệu đã ví Vi Cao với Quách Tử Nghi.

Minh An
Theo SOH



BÀI CHỌN LỌC

Gia Cát Lượng chuyển sinh thành danh tướng đời Đường, hoàn thành sứ mệnh tiền kiếp, lưu danh lẫy lừng