Em được gì sau tất cả hy sinh?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày nay nhiều phụ nữ cho rằng nam nữ bình đẳng, phụ nữ cần phải mạnh mẽ đi xây dựng sự nghiệp để kiếm tiền. Độc lập tài chính mới là thứ bảo đảm hạnh phúc cho người phụ nữ... Thực ra điều này không hẳn đã đúng, phụ nữ sinh ra vốn đã là nơi địa vị cao quý, là đối tượng để nam nhân trân trọng yêu thương, nắm giữ vai trò tối quan trọng: Tề gia giáo tử. 

Có lẽ đây chính là câu hỏi, là nỗi trăn trở của rất nhiều phụ nữ hiện đại. Nhiều phụ nữ ngày nay không thể lý giải được sự hy sinh vô bờ bến của người phụ nữ trong xã hội truyền thống khi xưa rốt cuộc là vì sao?…

Nhiều người cho rằng phụ nữ còn trẻ còn xinh thì còn cơ hội, cơ hội kiếm tìm cho mình một tấm chồng tốt, một công việc hay một sự nghiệp vững vàng, không thể suốt ngày sống vì người khác mà quên đi bản thân mình, như vậy sau này tuổi đã trung niên, hương phai nhụy héo chẳng ai thèm quan tâm để ý...

Tuy nhiên, cổ nhân có câu: “Của chồng công vợ", sự nghiệp của người chồng chính là công sức của người vợ. Hơn nữa hạnh phúc của người phụ nữ không nằm ở chỗ địa vị cao hay thấp, sự nghiệp to lớn hay nhỏ bé ngoài xã hội mà là nằm ở vị thế nào trong tâm trí người chồng của mình.

Ngày nay nhiều phụ nữ cho rằng nam nữ bình đẳng, phụ nữ cần phải mạnh mẽ đi xây dựng sự nghiệp để kiếm tiền. Độc lập tài chính mới là thứ bảo đảm hạnh phúc cho người phụ nữ... Thực ra điều này không hẳn đã đúng, phụ nữ sinh ra vốn đã là nơi địa vị cao quý, là đối tượng để nam nhân trân trọng yêu thương, nắm giữ vai trò tối quan trọng: Tề gia giáo tử.

Ngày nay nhiều phụ nữ cho rằng nam nữ bình đẳng, phụ nữ cần phải mạnh mẽ đi xây dựng sự nghiệp để kiếm tiền. Độc lập tài chính mới là thứ bảo đảm hạnh phúc cho người phụ nữ... Thực ra điều này không hẳn đã đúng
Ngày nay nhiều phụ nữ cho rằng nam nữ bình đẳng, phụ nữ cần phải mạnh mẽ đi xây dựng sự nghiệp để kiếm tiền. Thực ra điều này không hẳn đã đúng... (Ảnh: Pexels)

Theo lý, phụ nữ nên tận dụng lợi thế vốn có của mình, lạt mềm buộc chặt, lấy đức phục người chứ không phải xông pha nơi chốn hồng trần, vàng thau lẫn lộn trăm ngàn đắng cay. Phụ nữ ra ngoài bươn chải vốn chẳng dễ dàng gì, phần nhiều nước mắt chan cơm, âm thầm lặng lẽ khóc ngày tủi đêm. Tại sao? Bởi đó vốn dĩ là công việc của đàn ông, nay họ lại tranh mình thế chỗ, lấy cái sở đoản của tự thân đi đấu với cái sở trường của người khác, vậy chẳng luống thiệt thòi lắm ru?...

Thời xưa những việc nặng nhọc đều là việc của đàn ông, như đánh trận, trồng trọt, săn bắn... Còn phụ nữ ở nhà nuôi tằm dệt vải, giáo dục con cái, đó đều là những việc nhẹ nhàng. Ngày nay phụ nữ tự nhận mình mạnh mẽ, vừa bươn chải bên ngoài vừa phải về nhà lo tròn trọng trách của người vợ, chăm chồng chăm con, khổ cực bội phần. Thử hỏi xưa và nay bên nào hạnh phúc?

Lại có người cho rằng phụ nữ ngày xưa phải sống đời cam chịu, địa vị thấp hèn nên mới thế. Thực tế hoàn toàn không phải vậy, người phụ nữ trong gia đình luôn đóng một vai trò quan trọng và cao quý. Trong văn hoá truyền thống, địa vị của của người phụ nữ trong gia đình cực kỳ tôn nghiêm.

Thời xưa những việc nặng nhọc đều là việc của đàn ông, như đánh trận, trồng trọt, săn bắn... Còn phụ nữ ở nhà nuôi tằm dệt vải, giáo dục con cái, đó đều là những việc nhẹ nhàng.
Thời xưa những việc nặng nhọc đều là việc của đàn ông, như đánh trận, trồng trọt, săn bắn... Còn phụ nữ ở nhà nuôi tằm dệt vải, giáo dục con cái, đó đều là những việc nhẹ nhàng. (Ảnh: Needpix)

Khích Khuyết nhờ tôn kính vợ mà được công danh hiển đạt

Tấn Văn Công là một trong 5 ngũ bá nổi tiếng thời Xuân Thu. Em trai của Tấn Văn Công là Tấn Huệ Công có vị thầy giáo tên là Khích Nhuế. Sau khi Tấn Huệ Công qua đời, Tấn Văn Công về nước chấp chính. Ông không nhường lại ngai vàng cho con trai của Huệ Công. Khích Nhuế trước kia hầu hạ Tấn Huệ Công, nay vì sợ Tấn Văn Công hãm hại bèn cùng với một lão thần âm mưu sát hại Tấn Văn Công, nhưng không thành. Hai người Khích Nhuế bị xử tử, gia tộc họ vì vậy cũng bị giáng hạ coi là bậc thứ dân.

Một hôm, Cựu Quý đại thần của Tấn Văn Công phụng mệnh ra ngoài. Trên đường đi Cựu Quý thấy một nông phu đang cuốc cỏ ngoài ruộng, lại gần nhận ra người này chính là Khích Khuyết, con trai của Khích Nhuế.

Vừa hay lúc này vợ của Khích Khuyết mang cơm trưa ra cho chồng, chỉ thấy hai tay của người vợ nâng bát cơm lên cung kính đưa cho phu quân. Là bậc trượng phu Khích Khuyết cũng trang trọng dùng hai tay để nhận lấy bát cơm. Trước tiên ông rất mực cung kính bẩm báo thần linh, cảm tạ ân đức ngài ban. Sau đó mới bắt đầu dùng bữa.

Khi Khích Khuyết dùng cơm, vợ ông ngồi một bên, kính cẩn đợi chồng ăn xong, sau đó mới thu dọn bát đũa. Trong quá trình này hai người đối đãi với nhau đoan trang lễ phép như khách quý.

Cựu Quý phụng mệnh về tới cung bèn trịnh trọng tiến cử Khích Khuyết với Tấn Văn Công. Ông nói: “Tôn trọng người khác là biểu hiện điển hình của đức hạnh. Biết tôn trọng người khác ắt là người có đức hạnh. Xin quân vương tin dùng người này”.

“Tôn trọng người khác là biểu hiện điển hình của đức hạnh. Biết tôn trọng người khác ắt là người có đức hạnh.
“Tôn trọng người khác là biểu hiện điển hình của đức hạnh. Biết tôn trọng người khác ắt là người có đức hạnh." (Ảnh: Shutterstock)

Tấn Văn Công có đôi phần không yên tâm, rốt cuộc thì cha cậu ta là Khích Nhuế, nhưng sau khi đắn đo, ông vẫn tin dùng Khích Khuyết. Tấn Văn Công hạ lệnh phong cho Khích Khuyết là đại phu hạ quân.

Vào thời Tấn Tương Công, Khích Khuyết đã lập công lớn trên chiến trận, giành chiến thắng khải hoàn trở về. Tấn Tương Công ban tặng đất Ký cho Kích Khuyết. Cựu Quý cũng được ban thưởng nhờ công lao tiến cử Khích Khuyết.

Sau này Khích Khuyết trở thành trọng thần của nước Tấn, chấp chính thay Triệu Thuẫn, lấy tên hiệu là Thành Tử. Khích Khuyết cũng là tổ tiên của dòng họ Ký.

Câu thành ngữ rằng: “Tương kính như tân” (tôn kính nhau như khách quý) chính là kể về câu chuyện vợ chồng Khích Khuyết tôn kính nhau.

Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu nhờ hiền đức mà được tôn vinh sủng ái

Xưa kia hậu cung của Càn Long có tới 3000 giai lệ nhưng Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu luôn là người được Càn Long sủng ái nhất, trong thơ phú của ông cũng thường xuyên nhắc tới đức hạnh của bà.

Tương truyền một lần hoàng đế Càn Long kể cho bà nghe câu chuyện về khó khăn thời sáng nghiệp của tiên đế: “Vì quá nghèo không thể may y phục từ vải, tiên đế đã sử dụng da hươu, không giống y phục trong cung lúc bấy giờ được thêu chỉ vàng chỉ bạc”. Sau khi nghe xong câu chuyện, hoàng hậu đã tự tay may một cái túi bằng da hươu dâng tặng hoàng đế. Càn Long khi nhận được rất cảm động và từ đó về sau luôn mang cái túi ấy bên mình. Nhìn cái túi, hoàng đế liền nhớ đến tiên đế gian khổ gây dựng cơ nghiệp, nhắc nhở mình không được quên bản sắc tổ tông, và cái túi cũng gợi cho ông về tình cảm phu thê sâu sắc.

Biết Càn Long coi trọng hiếu đạo, hoàng hậu thay hoàng đế hiếu kính với thái hậu, làm tròn bổn phận người con. Đối với sinh mẫu của Càn Long – hoàng thái hậu Nữu Hỗ Lộc thị – bà đối đãi như với mẹ đẻ, sớm tối ân cần thỉnh an. Khác với hoàng hậu, thái hậu xuất thân hàn vi, tính cách khác biệt, nhưng Phú Sát hoàng hậu lại đối với mẹ chồng hết sức khiêm nhường, một chút kiêu căng cũng không có. Thái hậu gặp ai cũng khen con dâu hiếu thuận, một ngày cũng không chịu rời xa hoàng hậu.

Sùng Khánh Hoàng thái hậu là vị Hoàng thái hậu trường thọ bậc nhất nhà Thanh.
Sùng Khánh Hoàng thái hậu là vị Hoàng thái hậu trường thọ bậc nhất nhà Thanh. (Ảnh: Wiki.edu.vn)

Chuyện nội chính trong cung đều do hoàng hậu chủ trì. Càn Long khen ngợi bà “Trị sự tinh tường”, “Nặng nhẹ khéo léo”, khiến lục cung trên dưới từ phi tần đến cung nhân đều cảm phục, vui vẻ phục tùng. Bà lấy đức phục nhân, đối với thuộc hạ luôn bình hòa, lễ độ, công bằng.

Hoàng hậu tính tình ôn nhu, xây dựng hậu cung trên dưới hòa hợp giúp Càn Long yên tâm trị quốc. Càn Long cho rằng đế nghiệp của ông có một phần công lao đóng góp không hề nhỏ của hoàng hậu, nên ban cho bà danh hiệu: “Cổ kim Hiền hậu”...

Nhiều người thường ví von phụ nữ tựa như bình rượu lên men, càng để lâu càng ngon, hương vị lại càng thêm đậm đà say đắm. Và đương nhiên, người phụ nữ có giáo dưỡng thì sau khi bước vào tuổi trung niên cũng vậy: Phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên cũng là bước vào ngã rẽ cuộc đời, là thời khắc thay mình đổi nét, bước trên con đường đầy sức sống mãnh liệt.

Hoa thơm nhờ lá xanh cành tốt, quả ngọt nhờ gốc vững thân bền. Phụ nữ sau tất cả những hy sinh, bước vào tuổi trung niên cũng tựa như bước vào độ hoa thơm quả chín, đón nhận những thành quả của mình vun trồng trong tuổi thanh xuân. Vợ hiền là cái phúc của phu quân, mẹ nhân đức ấy là kho vàng muôn đời cho con cháu. Phúc dầy chẳng ai nỡ bỏ, kho vàng chẳng ai không trân quý, vậy nên sợ gì chồng phụ bạc, con chẳng vâng lời?

Có câu: “Đằng sau sự thành công của đàn ông là người phụ nữ vĩ đại nhưng đằng sau thành công của người phụ nữ là sự đánh đổi của cả một gia đình”. Vậy nên là phụ nữ, vui tròn bổn phận tề gia giáo tử - hay chọn con đường theo đuổi sự nghiệp của riêng mình ở bên ngoài đầy sóng gió, thiết nghĩ cần phải thận trọng nghĩ suy, gái có công chồng không phụ.

Cổ Phong

Văn hoá


BÀI CHỌN LỌC

Em được gì sau tất cả hy sinh?