Đức Phật nói: Tám nỗi khổ của nhân sinh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Con người một đời bể dâu đổi thay, có lúc ồn ào náo động chén thù chén tạc, cũng có lúc cô độc cô đơn sau cuộc vui nhạc hết người đi. Có sinh đau đớn, có già đau thương, có bệnh sầu khổ, có cái chết cực kỳ bi ai. Yêu rồi biệt ly, và sẽ oán hận lâu dài. Cầu không được, cho nên cũng không buông xuống được.

Nhân sinh luôn luôn là vui buồn lẫn lộn. Biết lấy niềm vui mà quên đi đau khổ, tâm sáng tỏ rồi, đau khổ sẽ trở thành nơi tôi rèn ý chí. Nói, nghĩ, làm, vui, buồn, oán hận, lo lắng... đều là ngũ hành của con người, là do tâm chí sinh ra.

Như vậy nhân sinh trăm vị, có bao nhiêu là khổ?

Nỗi khổ nhân sinh thứ nhất: Sinh

Đức Phật nói rằng, thế giới hiện thực là thống khổ, chúng ta sinh sống trên thế giới này, bản thân đã là thống khổ. Sinh sinh tử tử, khi nào tận? Thống khổ bắt nguồn từ bản thân, thống khổ bắt nguồn từ khi còn sống. Cho nên con người khi sinh ra, âm thanh đầu tiên cất lên chính là tiếng khóc.

Nỗi khổ nhân sinh thứ 2: Lão

Đức Phật nói rằng, thanh xuân dễ mất, tuổi trẻ không còn, tất cả những hoài niệm tốt đẹp đều ngày càng ẩn giấu khắc sâu vào những nếp nhăn. Sống cũng đồng thời là đã chết. Bản thể của con người từng thời khắc đều là đang tái sinh và chết đi. So với ngày hôm qua, hôm nay bạn đã già, sự biến hóa của sinh trưởng và tân trần đại tạ thì con người làm sao có thể khống chế được đây?

Nỗi khổ nhân sinh thứ 3: Bệnh

Đức Phật nói rằng, trời có gió mây bất trắc, người có họa phúc sớm tối. Trong cảnh khốn cùng của hiện thực tàn khốc, ai có thể bảo đảm rằng sẽ không bị bệnh tật hành hạ? Con người ăn ngũ cốc hoa màu kia có chăng là không sinh bệnh? Tùy thời ốm đau có thể khiến cho người ta chịu đủ nỗi khổ bệnh tật trên đời.

Lotus, Hoa, Đào Tạo, Thiền, Bản Chất, Lá Sen, Phật Giáo
Đức Phật nói rằng, trời có gió mây bất trắc, người có họa phúc sớm tối. (Ảnh: Pixabay)

Nỗi khổ nhân sinh thứ 4: Tử

Đức Phật nói rằng, cái chết có lẽ cũng không phải là đau đớn, thực tế là nỗi sợ hãi mà cái chết mang đến cho con người vượt xa chính bản thân cái chết. Chết là bắt đầu một kiếp sống mới, luân hồi chuyển kiếp làm thân kiếp sau, nhưng nỗi lưu luyến khi chết chính là thống khổ.

Nỗi khổ nhân sinh thứ 5: Yêu mà ly biệt

Đức Phật nói, yêu là truy cầu dung hợp để vượt qua sự phân ly, tình yêu đối với Thượng Đế là truy cầu thống nhất tinh thần, tình yêu đối với người yêu là truy cầu thống nhất sinh mệnh. Nhưng nỗi thống khổ mà tình yêu bao hàm thì có lẽ mọi người đều biết đến, "hỏi thế gian tình ái là cái chi, khiến bao người thề nguyền sống chết".

Nỗi khổ nhân sinh thứ 6: Oán hận lâu dài

Đức Phật nói, khi tình yêu không thể lấp đầy, liền sẽ dùng cảm tính để oán hận, nhưng tất cả những oán hận bên ngoài đều sẽ bị bắn ngược trở lại mà đả thương chính mình, còn tất cả oán hận bên trong đều sẽ làm tổn thương người khác. Tham luyến, tư dục là nguồn gốc của thống khổ.

Nỗi khổ nhân sinh thứ 7: Cầu không được

Đức Phật nói, dục vọng của con người với vật dục vọng không thể cùng tụ hợp làm một thể thì dục vọng sẽ kéo dài như dây thun, tìm không được nơi để gắn vào thì nó sẽ bắn ngược trở về đánh trúng chính mình, gây nên thống khổ. Truy cầu thì thống khổ, cũng chính là đang đánh mất đi.

Lotus, Màu Hồng, Nở Hoa, Phật Giáo, Màu Xanh Ngọc
Truy cầu thì thống khổ, cũng chính là đang đánh mất đi. (Ảnh: Pixabay)

Nỗi khổ nhân sinh thứ 8: Khổ vì ngũ uẩn quá thịnh

Đức Phật nói, con người nhìn thấy, nghe được, nghĩ đến, gặp được, cảm nhận được các loại giả tướng muôn hình muôn vẻ, liền sẽ quên mất bản thân, lâm vào thống khổ. Thế nhân thường bị vẻ bề ngoài làm cho mê hoặc, cho nên hãm sâu vào trong đó. Kỳ thực, con người nhiều khi cũng không thích ở vào trạng thái thanh tỉnh, thường xuyên dùng các loại thuốc huyễn hoặc (rượu, ma túy...) làm tê liệt chính mình. Trong mê mờ nửa thật nửa giả, mới thể hiện ra gương mặt chân thực nhất của nhân loại.

***

Con người một đời bể dâu đổi thay, có lúc ồn ào náo động chén thù chén tạc, cũng có lúc cô độc cô đơn sau cuộc vui nhạc hết người đi. Có sinh đau đớn, có già đau thương, có bệnh sầu khổ, có cái chết cực kỳ bi ai. Yêu rồi biệt ly, và sẽ oán hận lâu dài. Cầu không được, cho nên cũng không buông xuống được. Nhân thế chìm nổi, mỗi người đều là những khúc ca ly biệt sinh mệnh nghe mãi cũng không hết, hát mãi cũng không thôi.

Sinh lão bệnh tử là quy luật tự nhiên, chúng ta mỗi người dẫu không muốn cũng đều phải trải qua, cho nên chỉ có thể lấy tâm tình thản nhiên để đón nhận. Lạc quan, không sợ hãi, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.

Yêu rồi biệt ly, cũng bất đắc dĩ vì nó mà buồn rầu. Yêu thì luôn hi vọng sẽ được bên nhau, nếu không thể sánh bước cùng nhau, đương nhiên sẽ là một chuyện khổ tâm. Thân nhân biệt ly, người yêu biệt ly, bạn bè biệt ly, đều là những sự tình buồn khổ. Chúng ta phải cố gắng, biến chia ly trở thành hội ngộ. Quá trình này hẳn là một quá trình tốt đẹp và ý nghĩa. Cũng như giống như con tằm biến hóa, mặc dù gian khổ, quá trình hóa bướm lại vô cùng đặc sắc.

Bướm, Hoa, Thụ Phấn, Bướm Trắng, Cánh Bướm
Sinh lão bệnh tử là quy luật tự nhiên, chúng ta mỗi người dẫu không muốn cũng đều phải trải qua, cho nên chỉ có thể lấy tâm tình thản nhiên để đón nhận. (Ảnh: Pixabay)

Oán, không phải một chuyện tốt, nó là khổ. Oán hận thời gian dài, sẽ càng đau khổ. Cho nên cho dù nhân sinh có trở nên không thuận ý như thế nào, cũng cần buông lòng buông dạ, đừng ai oán quá dài. Oán là một khối tảng đá cứng rắn, đè nặng trong trái tim. Nếu không buông xuống, bạn sẽ phát hiện, bởi vì cái oán hận này, nhân sinh của mình khắp nơi đều có tảng đá chắn đường. Buông xuống cũng không phải là chuyện dễ dàng, nhưng chúng ta hãy thử làm quen với nó.

Cầu, vốn là một chuyện tốt. Cầu học, cầu tài, cầu sự nghiệp, cầu duyên, cầu...... Cầu càng nhiều sự tình, cho thấy dục vọng của người ấy cũng càng lớn. Nhưng chúng ta cho dù cầu cái gì, đều cần phải có "mức độ", không được vượt qua cái "độ" này, nếu vượt qua thì kết quả sẽ ngược lại. Cầu được càng nhiều, bạn sẽ trở nên dần dần không vừa lòng, luôn luôn không vừa lòng, bạn sẽ có tham niệm, lòng tham không đáy chính là đại họa. Kỳ ực, mỗi người đều có nhu cầu đối với cuộc sống, chỉ là lớn nhỏ và ít nhiều khác biệt mà thôi. Những người kia không màng danh lợi địa vị và tiền tài, họ không phải không sở cầu, chỉ là không tham lam, không hư vọng, sống tùy kỳ tự nhiên ung dung tự tại, bộc lộ phong thái hào hiệp, xử thế thản nhiên. Người như vậy là đáng kính trọng nhất.

Buông, rất nhiều người đều rất khó làm được. Sẽ có lưu luyến, có ỷ lại, có nhớ nhung, có khao khát, có đam mê cuồng nhiệt trải qua bao năm dài sóng gió. Bạn không buông xuống được, tôi không buông xuống được, chúng ta không buông xuống được, cũng chính là thế nhân không buông xuống được. Kỳ thực, nhân thế có thịnh có suy, tựa như bông hoa có khô héo, hết thảy đều là vật ngoài thân, sinh không mang đến, chết không thể mang theo. Chỉ là con người có một thứ quá trân quý, chính là tình cảm. Thứ hư ảo này, khiến cho người ta cả đời xoắn xuýt. Hết thảy mọi thứ là do điều này, các bậc đại trí giả xưa nay, đều đã sớm nhìn thấy và minh bạch trần thế này. Cho nên, dẫu thống khổ cũng không quá đau buồn, hãy thuận theo Thiên ý. Cầu không được thì không cầu, không có được thì buông xuống, sống một đời ung dung nhãn nhã.

Cuộc sống, chính là sinh ra, sau đó tồn tại. Nó là không hoàn mỹ, nhưng cũng chẳng phải bi thảm, điều chỉnh tốt tâm tình của mình, càng vui vẻ và yêu đời hơn nữa! Cần biết rằng, mọi thống khổ trên đời, chắc chắn sẽ có có một ngày chấm dứt.

Lý Tuệ
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Đức Phật nói: Tám nỗi khổ của nhân sinh