Nhà triết học và trái bầu: Đột phá tư duy ngược lẽ thường

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhà triết học không phải lúc nào cũng thông thái, cũng có lúc họ còn kém hơn cả anh nông dân, nhưng sự khác biệt là họ biết rút ra những bài học từ chính thất bại của mình và của người khác.

Nhà triết học và con bò

Một nhà triết học muốn đưa bò vào chuồng, nhưng bất kể là ông đứng phía trước dốc hết sức kéo hay đứng phía sau dùng roi đánh mạnh thế nào thì con bò vẫn nhất quyết sống chết cũng không vào chuồng.

Một bác nông dân qua đường trông thấy vừa cười vừa hái nắm cỏ tươi ven đường rồi để trước miệng bò. Nhà triết học ngạc nhiên thấy bò ngoan ngoãn theo bác nông dân vào chuồng.

Nhà triết học trăn trở suy nghĩ mãi về việc này, sau đó tổng kết ra những triết lý sau:

Mỗi người đều có khu vực sống thích hợp của mình. Về vấn đề làm thế nào để đối phó với con bò thì một nhà triết học không bằng một người nông dân.

Muốn người khác làm một việc gì đó, chỉ ép buộc thì không được. Cho dù bạn sử dụng đủ chiêu trò thì cũng khó có hiệu quả. Thực tế, điều mà chúng ta muốn làm chỉ là một động tác giơ tay ra, lấy ra một nắm "cỏ tươi" của cuộc sống, cho người ta nếm một chút ngọt ngào và hy vọng.

Thế sự không phải là bạn muốn như thế nào thì như thế ấy, mà cần phải đứng ở góc độ của người khác, suy nghĩ cho người khác, như thế thì đường đời càng đi càng thuận lợi.

Một bác nông dân qua đường trông thấy vừa cười vừa hái nắm cỏ tươi ven đường rồi để trước miệng bò. Nhà triết học ngạc nhiên thấy bò ngoan ngoãn theo bác nông dân vào chuồng.
Một bác nông dân qua đường trông thấy vừa cười vừa hái nắm cỏ tươi ven đường rồi để trước miệng bò. Nhà triết học ngạc nhiên thấy bò ngoan ngoãn theo bác nông dân vào chuồng. (Pixabay)

Nhà triết học và chim ưng

Một nhà điêu khắc dùng tảng đá để điêu khắc một con chim ưng, chim ưng đá sống động như thật, trông như có vẻ đúng là đang dang đôi cánh bay lượn trên bầu trời.

Nhà triết học trông thấy bèn hỏi: "Ông làm thế nào mà điêu khắc tảng đá bay lên như thế này?"

Nhà điêu khắc trả lời rằng: "Thực ra con chim ưng bay cao này vốn đã ở đó rồi, tôi chẳng qua chỉ cắt gọt những góc cạnh thừa của tảng đá mà thôi".

Một tảng đá, chỉ cần cắt gọt những góc cạnh thừa là có thể bay lên được. Điều này khiến nhà triết học nghĩ đến con người. Con người dẫu có ngu đần như tảng đá, chỉ cần vứt bỏ những thứ dư thừa thì cũng có thể bay lên được.

Nhưng sự cám dỗ mê hoặc của cuộc đời giống như những góc cạnh dư thừa của tảng đá, nếu đối diện với những cám dỗ, cái này cũng thích, cái kia cũng muốn, cái này cũng không nỡ buông bỏ, cái kia cũng không nỡ vứt bỏ, thế thì cuộc đời sẽ trở thành một tảng đá nặng nề, vĩnh viễn không thể nào trở thành chú chim ưng dang cánh bay cao được.

Muốn cuộc đời bay cao, chỉ cần buông bỏ những "góc cạnh" dư thừa là được rồi.

Nhà điêu khắc trả lời rằng: "Thực ra con chim ưng bay cao này vốn đã ở đó rồi, tôi chẳng qua chỉ cắt gọt những góc cạnh thừa của tảng đá mà thôi".
Nhà điêu khắc trả lời rằng: "Thực ra con chim ưng bay cao này vốn đã ở đó rồi, tôi chẳng qua chỉ cắt gọt những góc cạnh thừa của tảng đá mà thôi". (Wikimedia Commons)

Nhà triết học và con cừu

Người chăn cừu lúc sang trái lúc sang phải đi ở phía trước, một con cừu đi sau anh ta, mặc dù không có dây thừng buộc nhưng cừu theo sau anh chăn cừu như hình với bóng, cũng lúc sang trái lúc sang phải như thế, không rời nửa bước.

Nhà triết học trông thấy vậy cảm thấy rất kỳ lạ, bèn hỏi người chăn cừu: "Anh không dùng dây thừng buộc để dắt cừu, tại sao nó lại đi sát theo anh không rời nửa bước như thế?"

Người chăn cừu trả lời rằng: "Thứ dùng để buộc cừu không phải là dây thừng, mà là sự chăm sóc và yêu thương đối với cừu".

Câu trả lời của người chăn cừu khiến nhà triết học suy luận ra rằng: Tình cảm liên kết giữa người với người cũng không phải dựa vào sự trông coi và hạn chế của "dây thừng" hữu hình, mà là dựa vào sự quan tâm chăm sóc của tình yêu thương vô hình.

Tình cảm liên kết giữa người với người cũng không phải dựa vào sự trông coi và hạn chế của "dây thừng" hữu hình, mà là dựa vào sự quan tâm chăm sóc của tình yêu thương vô hình.
Tình cảm liên kết giữa người với người cũng không phải dựa vào sự trông coi và hạn chế của "dây thừng" hữu hình, mà là dựa vào sự quan tâm chăm sóc của tình yêu thương vô hình. (Pxhere)

Nhà triết học và trái bầu

Có một người nông dân trồng được một trái bầu rất lớn. Trái bầu lớn thế này thì dùng để làm gì? Dùng để đựng rượu e rằng sẽ bị nứt. Nếu cưa nó thành 2 nửa, dùng để làm gáo múc nước thì không có cái vại nào to như thế này để vừa với gáo được. Người nông cảm thấy rất khó xử, không biết dùng trái bầu lớn này để làm gì.

Nhà triết học nghe được chuyện này thì nói một câu rằng: mọi người chỉ biết dùng bầu để đựng nước, mà không biết để nước ở bên ngoài trái bầu, để trái bầu lớn này nổi trên mặt nước làm thuyền, việc này chẳng phải rất tốt đó sao?

Dưới con mắt của nhà triết học, tư duy chỉ biết dùng bầu để chứa nước đã bị giam hãm bên trong trái bầu, tư duy như thế sẽ vĩnh viễn không bao giờ tìm ra lối thoát. Chỉ có đột phá phương thức tư duy đã quen thuộc, khéo để nước ở bên ngoài trái bầu, như thế mới khéo léo đột phá nút thắt của tư duy, thì sẽ phát hiện ra một mảnh trời đất mới, sẽ thấy được một đại dương mênh mông.

Hoàng Mai
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Nhà triết học và trái bầu: Đột phá tư duy ngược lẽ thường