Diệu pháp trị bệnh dịch của Trương Thiên Sư - ông tổ một tông phái Đạo gia

Giúp NTDVN sửa lỗi

Do đó thời cổ đại hễ xảy ra dịch bệnh lớn thì quân vương, các quan viên các cấp đều sẽ thực hiện chính sách xem xét kiểm điểm bản thân: Có phải đã bất kính với Thần linh, đại nghịch bất Đạo hay không? Có phải đã thân cận tiểu nhân rời xa hiền thần hay không? Có phải đã bạo ngược tàn sát, lạm thu thuế vơ vét khiến người dân chịu khổ cực hay không?

Đương thời đúng lúc dịch bệnh hoành hành, Trương Thiên Sư liền giúp mọi người trị dịch bệnh, phương pháp của ông rất có hiệu quả...

Thuyết văn giải tự giải nghĩa chữ "dịch" (疫 - dịch bệnh) là "bệnh mà người dân đều bị". Thời kỳ Tần Hán và trước đó, mọi người cho rằng "dịch" là một loại "khí tà loạn". Sử cũ có chép: Những năm cuối đời Đông Hán đến những năm đầu thời nhà Tấn, thế Đạo hỗn loạn, toàn quốc đã xảy ra trên 20 lần dịch bệnh lớn.

Nhà Kinh học nổi tiếng thời Đông Hán là Hà Hưu nói: "Bệnh tật của đông đảo người dân gọi là dịch bệnh, là do khí tà loạn sinh ra". Do đó thời cổ đại hễ xảy ra dịch bệnh lớn thì quân vương, các quan viên các cấp đều sẽ thực hiện chính sách xem xét kiểm điểm bản thân: Có phải đã bất kính với Thần linh, đại nghịch bất Đạo hay không? Có phải đã thân cận tiểu nhân rời xa hiền thần hay không? Có phải đã bạo ngược tàn sát, lạm thu thuế vơ vét khiến người dân chịu khổ cực hay không?

Người xưa nói: "Con người trong tâm sinh một niệm thì trời đất đều biết hết"; "Trên đầu 3 thước có Thần linh". Khi con người thực lòng sám hối, Thần linh sẽ nhìn thấy, sẽ xua đuổi tà khí trên thân người và quỷ dữ phía sau đi. Biểu hiện ở không gian mà con người có thể thấy được này chính là dịch bệnh đột nhiên biến mất, khỏi bệnh.

Rất nhiều đại y học gia cổ đại thực tế đều là người tu Đạo, có Đạo hạnh rất thâm sâu.

Trương Thiên Sư vốn tên là Trương Lăng, sau đổi thành Trương Đạo Lăng, là người sáng lập Thiên Sư Đạo (Chính Nhất Đạo) đời Đông Hán. Ông là người đất Phong nước Bái (Từ Châu ngày nay). Tương truyền vào năm Hán An thứ nhất đời Hán Thuận Đế (năm 142), ông đã gặp Lão Tử giáng lâm, được Lão Tử truyền thụ "Thái Bình Động Cực Kinh" và mệnh là Thiên Sư. Người đời sau gọi ông là 1 trong 3 ông tổ của Đạo giáo. Ông thọ 123 tuổi, thăng Tiên ra đi ở núi Cừ Đình Tứ Xuyên.

Trương Thiên Sư tên gốc là Trương Lăng, sau đổi thành Trương Đạo Lăng, là người sáng lập Thiên Sư Đạo (Chính Nhất Đạo) đời Đông Hán. Tương truyền năm Hán An thứ nhất đời Hán Thuận Đế (năm 142), ông đã gặp Lão Tử giáng lâm, truyền thụ cho ông "Thái Bình Động Cực Kinh", và mệnh là Thiên Sư. (Ảnh: Wikipedia)
Trương Thiên Sư tên gốc là Trương Lăng, sau đổi thành Trương Đạo Lăng, là người sáng lập Thiên Sư Đạo (Chính Nhất Đạo) đời Đông Hán (Ảnh: Wikipedia).

Sau khi học Đạo, Trương Đạo Lăng có thể trừ bệnh cho người dân. Ở đất Thục, ông đã thu nạp mấy vạn đệ tử, vì người đất Thục đơn thuần chất phác, hợp với Đạo, dễ dẫn dắt. Trương Đạo Lăng dẫn mọi người mở đường bắc cầu, tôn tạo cảnh quan, tình nguyện đảm đương những sự việc công cộng trong phạm vi mấy chục dặm.

Tương truyền Trương Đạo Lăng chưa bao giờ cần dùng biện pháp ép buộc để đối đãi với đồ đệ, ông dùng đạo đức lễ nghi để dẫn dắt và quy phạm hành vi mọi người, nâng cao cảnh giới tư tưởng của họ. Đương thời đúng lúc dịch bệnh hoành hành, Trương Đạo Lăng liền giúp mọi người trị dịch bệnh, phương pháp của ông rất có hiệu quả.

Trương Đạo Lăng để người nhiễm dịch bệnh hồi tưởng lại thật rõ ràng từng lỗi lầm mà họ đã phạm phải trong cả cuộc đời, sau đó ghi chép lại, đích thân viết ra xong rồi ném xuống nước, đồng thời phát thệ với Thần linh rằng: sẽ không làm những việc sai trái và việc bất hảo đó nữa. Nếu tái phạm sẽ khiến sinh mệnh mình bị kết thúc. Mọi người nô nức chiểu theo phương pháp này làm, quả nhiên dịch bệnh biến mất. Người dân một truyền mười, mười truyền trăm. Rất nhanh chóng, những người bị nhiễm dịch bệnh đều khỏi, và dịch bệnh biến mất.

Trương Đạo Lăng và người đời sau cùng đệ tử của ông tổng cộng đã chữa trị khỏi bệnh dịch cho mấy chục vạn người.

Cách làm này không chỉ trừ hết dịch bệnh mà còn khiến mọi người càng kính trọng Thần linh hơn, càng coi trọng đạo đức, hướng thiện hơn, tỷ lệ tội phạm xã hội giảm thấp rõ rệt. Trên thực tế, Trương Đạo Lăng đã dùng phương thức này để lưu lại Pháp môn tu Đạo của ông: phương thức tế thế.

Trong quan niệm hiện đại, có nhiều người phủ định sự tồn tại của Thần, phân tách tinh thần của nhân loại ra khỏi vật chất, nhấn mạnh vật chất, đánh giá thấp tinh thần (đạo đức)... với tâm thái ấy, khó mà lý giải được cách làm này của Trương Đạo Lăng. Người Trung Quốc thời hiện đại bị nhồi nhét thuyết Vô Thần, không có tín ngưỡng, đạo đức bại hoại, thậm chí phỉ báng Phật Pháp, phối hợp với chính quyền tàn khốc bức hại người tín ngưỡng chính tín, đã gây nên biết bao tội nghiệp... thì lại càng khó lý giải và tiếp nhận chuyện này. Không lý giải được thì cũng không có giải pháp rốt ráo để vãn hồi hậu quả.

Thế nên hy vọng những người đang ở trong kiếp nạn, không nên tiêu cực, cũng đừng hoảng sợ, điều quan trọng nhất là: không nghe theo lời giả dối bịa đặt để dẫn đến việc phỉ báng Phật Pháp hay là tham gia bức hại người tu luyện, đồng thời thực tâm sám hối với Trời Phật. Thiện tâm, thiện niệm sẽ giúp con người trừ bỏ điều ác, hướng thiện, thoát khỏi ách vận.

Con người là anh linh của vạn vật, là kiệt tác của Tạo hóa, nên chỉ cần quy chính bản thân, trở về với Thiện Đạo thì ai ai cũng sẽ có cơ hội được đắc cứu. Cổ nhân nói: Người sáng suốt biết ghìm cương ngựa trước vực thẳm, biết quay đầu là bờ.

Tường Hòa

Theo Ngụy Nhân - Epoch Times



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Diệu pháp trị bệnh dịch của Trương Thiên Sư - ông tổ một tông phái Đạo gia