Điềm hung châu chấu tấn công, đầu người tranh vẽ cắn không sót gì

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ cổ chí kim lũ lụt, hạn hán và nạn châu chấu luôn là nỗi kinh hoàng của nhiều quốc gia, trong lịch sử đã ghi chép lại không ít những câu chuyện như vậy. Trận mưa châu chấu xảy ra tại nước Tống thời Xuân Thu cùng nạn châu chấu xảy ra vào những năm cuối của nhà Đường có thể coi là đáng sợ hơn cả.

Một đàn châu chấu khổng lồ hung hăng đổ bộ tấn công Dương Châu, Hoài Nam, cắn sạch hình đầu người trên tranh vẽ và những lá cờ. Tại sao lại xuất hiện tai hoạ kỳ dị như vậy, chúng ta hãy xem xét câu chuyện dưới đây:

Trong cuốn Tân Đường Thư chép lại rằng, năm Đường Hy Tông thứ hai niên hiệu Quang Khởi (năm 886), đàn châu chấu hung hãn xâm nhập vào phủ Đại Đô đốc ở Dương Châu và được mô tả: “châu chấu ở Hoài Nam, đến từ phía tây, bộ hành không cần bay, nổi trên mặt nước tiến vào Dương Châu, sau một đêm cây cối trơ trụi, châu chấu nhai sạch toàn bộ cờ và tranh vẽ, răng sắc nhọn của chúng không ngừng cắn mọi thứ, sau khoảng mười ngày, tự ăn thịt lẫn nhau và chết hết".

Đàn châu chấu khổng lồ hung hăng đổ bộ tấn công Dương Châu, Hoài Nam, cắn sạch hình đầu người trên tranh vẽ và những lá cờ.
Đàn châu chấu khổng lồ hung hăng đổ bộ tấn công Dương Châu, Hoài Nam, cắn sạch hình đầu người trên tranh vẽ và những lá cờ. (Ảnh: Pexels)

Trong cuốn Cựu Đường Thư cũng có ghi chép về sự kiện này. Đại Đô đốc phủ là nơi ở của đại tướng Cao Biền đã xuất hiện đàn châu chấu lao vào phủ, việc này diễn ra kỳ lạ như thế nào? Chúng đã không bay, mà là bò vào, gặp lúc nước lên, chúng nổi trên mặt nước để men theo tường thành vào trong phủ Dương Châu. Sau khi vào được bên trong phủ, chỉ sau một đêm chúng đã ăn trụi cây lá trong vườn. Điều kỳ lạ hơn nữa là chúng bám đầy trên lá cờ và trên những bức chân dung bằng tranh vẽ, tấn công gặm nhấm hình đầu người trong đó. Người hầu trong phủ dốc sức vào bắt chúng nhưng không bắt được, sau một đêm, hình đầu người trên lá cờ và trên tranh đều bị châu chắn cắn nát, ăn sạch. Sau đó, những con châu chấu này bắt đầu ăn thịt lẫn nhau, khoảng 10 ngày sau thì tất cả chúng đều chết hết.

Châu chấu bò vào phủ Cao Biền

Một năm trước khi xảy ra đại nạn này, Đệ Trung thuộc phủ Cao Biền là ngôi nhà tráng lệ nhất, đây vốn là “Trung Thư Môn” được xây từ thời Tùy Dạng Đế, công trình này sau đã tự hỏng không do một nguyên nhân nào. Theo Cựu Đường Thư, đây cũng chính là một lời cảnh báo. Năm sau đó, châu chấu lại tới cắn hết đầu người trong các bức vẽ, quả thật là điềm gở, tai họa xuất hiện. Sử ký mô tả rằng đây cũng chính là một khúc biến tấu khiến Cao Biền từ một công thần trở thành một kẻ có tội.

Trong văn hóa Trung Hoa, dịch châu chấu là một điềm xấu. Dịch châu chấu tấn công vào phủ Cao Biền, làm ông mất cả sự nghiệp.
Trong văn hóa Trung Hoa, dịch châu chấu là một điềm xấu. Dịch châu chấu tấn công vào phủ Cao Biền, làm ông mất cả sự nghiệp. (Ảnh: Pexels)

Cao Biền (tự Thiên Lý) từng là danh tướng nhà Đường, xuất thân từ một gia đình quyền thế, ông nội là Cao Tông Văn, là Nam Bình Quận vương. Cao Biền khi còn trẻ từng giữ chức Hữu Thần Sách đô ngu hậu, võ công rất giỏi, một mũi tên bắn chết hai chim đang bay, ông còn được phong là Lạc điêu thị ngự, đã từng lập được nhiều chiến công hiển hách. Cao Biền từng dẹp loạn Đảng Hạng Khương tộc, dẫn hàng vạn quân đi dẹp yên nơi biên thùy. Sau đó, khi An Nam gặp nguy, Cao Biền bằng một trận đánh đã giành lại được An Nam. Sau này, ông lại đánh thắng Man tộc Vân Nam, một khi Cao Biền ra tay thì không trận nào không thắng. Khi ông còn làm Sách Sử ở Vận Thành, đã trị vì nơi đó rất tốt, được nhân dân ca tụng.

Công lao của Cao Biền được vua Đường Ý Tông hết mực khen ngợi, đến đời vua Đường Hy Tông, ông vẫn rất được triều đình trọng dụng và giữ những chức vụ quan trọng. Năm Đường Hy Tông tại vị đất nước xảy ra loạn lạc do Vương Tiên Chi, Hoàng Sào tiến đánh. Cao Biền khi đó là Trấn Hải tiết độ sứ đã đánh bại quân Sào ở Giang Tây, đánh đuổi được quân tướng Vương Tiên Chi chạy về Lĩnh Nam.

Hy Tông ghi nhận và đánh giá cao công lao tài năng của Cao Biền, Năm 878, ông được bổ nhiệm làm Kinh Nam tiết độ sứ, kiêm Diêm -Thiết chuyển vận sứ, tức quản lý độc quyền muối và sắt cũng như cung cấp thực phẩm cho Trường An và Lạc Dương. Sau đó Cao Biền lại được phong làm Trưởng sứ Đại Đô đốc phủ Dương Châu, tiết độ Hoài Nam, sau này làm tới Đồng bình chương sự (cấp bậc tương đương Tể tướng).

Cao Biền (tự Thiên Lý) xuất thân trong một gia đình quyền thế, từng là danh tướng nhà Đường, lập nhiều chiến công hiển hách, được quan quân tán tụng.
Cao Biền (tự Thiên Lý) xuất thân trong một gia đình quyền thế, từng là danh tướng nhà Đường, lập nhiều chiến công hiển hách, được quan quân tán tụng. (Ảnh: Epoch Times)

Từ công thần trở thành kẻ phản nghịch

Cao Biền tới Hoài Nam, cho xây dựng thành lũy Dương Châu kiên cố, chiêu mộ quân sĩ, lực lượng lên tới bảy vạn người, trong một phút hồ đồ đã kêu gọi binh sĩ cùng nổi loạn, Hoàng Thượng vì vậy rất phẫn nộ, Cao Biền từ một công thần trở thành kẻ phản nghịch.

Thời đầu, khi quân phiến loạn Hoàng Sào muốn vượt sông Trường Giang, trong lúc triều đình nghị việc, Cao Biền nghe thấy có người đánh giá cao ông ta, người thì có cách nghĩ khác, vậy nên trong lòng Cao Biền thấy không vui, đã nảy ra ý định xấu, muốn lợi dụng tình thế đất nước đang gặp nguy nan để tát nước theo mưa, ép lại triều đình để đạt mục đích cá nhân. Sau đó tuy đã được cảnh tỉnh, nhưng trong trận đánh Hoàng Sào, Cao Biền vẫn có những lúc bị lòng tham trỗi dậy, muốn chiếm đoạt công lao cho riêng mình, trúng mưu kế của Hoàng Sào. Lúc đó, quân Sào đang bị dịch bệnh rất nghiêm trọng, không có khả năng chiến đấu, Hoàng Sào cầu xin Cao Biền tha mạng và xin quy mệnh về triều đình. Cao Biền dâng tấu lên vua rằng giặc đã hàng, không cần dùng nhiều quân, đồng thời cho hàng vạn quân tiếp viện Hoài Nam quay trở về, bỏ qua cơ hội đánh bại quân phiến loạn. Hoàng Sào khi hay tin đại quân đã rời đi, liền lập tức cho tấn công tướng của Cao Biền là Trương Bân, vượt qua được sông Trường Giang tiến đánh.

Quân Hoàng Sào lũ lượt đánh vào kinh thành, quan văn quan võ trong triều thúc giục Cao Biền tấn công, nhưng Cao Biền lại chần chừ không đánh, nhìn Trường An, Lạc Dương hai kinh thành bị quân phiến loạn xâm chiếm. Năm 885 niên hiệu Quang Khởi, Hy Tông tránh nạn ở Tứ Xuyên, khi đó ông còn rất tin tưởng Cao Biền, ban phát ân huệ. Cao Biền ở Dương Châu bỗng nảy ra ý định muốn phân chia thiên hạ, rồi án binh bất động chờ thời cơ. Trong cuốn Tân Đường Thư luận về Cao Biền rằng: “Đô thống ba năm, công lao như muỗi, lại vạ triều đình chao đảo, đại luyện binh sĩ, mưu đồ xấu xa".

Quân Hoàng Sào lũ lượt đánh vào kinh thành, quan văn quan võ trong triều thúc giục Cao Biền tấn công, nhưng Cao Biền lại chần chừ không đánh.
Quân Hoàng Sào lũ lượt đánh vào kinh thành, quan văn quan võ trong triều thúc giục Cao Biền tấn công, nhưng Cao Biền lại chần chừ không đánh. (Ảnh: Epoch Times)

Vua Hy Tông nhận ra ý định của Cao Biền, lúc đó loạn lạc đang ngày một nghiêm trọng, liền tước quyền và binh khí của Cao Biền, đồng thời phong cho Vương Đạc làm Đô thống, dẫn quân đi đánh giặc. Cao Biền vừa mất quân vừa mất quyền, bị thất sủng nên vô cùng tức giận. Ông đã nhiều lần dâng tấu, dùng những lời lẽ phỉ báng Hoàng Thượng, đòi được phục chức như xưa, thái độ của một tên nghịch thần đã bắt đầu bộc lộ.

Mùa xuân năm sau, triều đình thu hồi lại được kinh thành. Cao Biền vô cùng căm phẫn, trong lòng bực tức. Khi đó ông bị cấp dưới phản bội, lại u mê do những phép thuật ma quái của Lã Dụng Chi, vậy nên Cao Biền lại càng bỏ bê việc quân, việc nước, cuối cùng toàn quyền giao cho Lã Dụng Chi. Lã Dụng Chi nắm quyền hành trong tay ăn chơi sa đọa, không màng quản lý Dương Châu, bỏ mặc dân chúng.

Tháng 9 năm Quang Khải thứ hai, ở Dương Châu xuất hiện “mưa cá”, đình Hòa Các trong phủ Dương Châu có sao rơi xuống, tiếng to như sấm, nơi sao rơi xuống lửa cháy ngùn ngụt. Tháng 11 tiết trời âm u, mưa tuyết liên miên cho tới tận tháng 2 năm sau đó. Mùa màng thất bát, giá ngũ cốc lương thực tăng cao, người chết đói rất nhiều, thi thể ở khắp nơi. (*)

Có ý phá hoại, từ công thần thành kẻ đạo phản. Đàn châu chấu bò vào phủ Cao Biền như một điềm báo ngày ông bị thất sủng và trở thành kẻ phản nghịch đầy tội lỗi.
Có ý phá hoại, từ công thần thành kẻ tạo phản. Đàn châu chấu bò vào phủ Cao Biền như một điềm báo ngày ông bị thất sủng và trở thành kẻ phản nghịch đầy tội lỗi. (Ảnh: Pexels)

Cũng trong năm Quang Khải thứ hai, nạn châu chấu đã tấn công phủ Dương Châu, cắn cụt hình đầu người trên những lá cờ và bức hoạ. Năm sau đó, Tất Sư Đạc tấn công Dương Châu, Cao Biền bị bắt giam, rồi bị quân của Hoàng Sào chém đầu. Đoàn quân châu chấu tấn công dường như chính là điềm xấu mang đến cho một kẻ phản quốc bất trung. Châu chấu không bay mà bò vào, chẳng phải rất giống việc Cao Biền phải xuất quân đánh giặc nhưng ông ta lại cho quân đứng yên đấy sao? Những kẻ xung quanh của Cao Biền sau đó cũng cùng kết cục, đều bị giống như châu chấu ăn hết mọi thứ vậy.

Nhà Đại Hán học Lưu Hướng cho rằng, nạn châu chấu tấn công là do việc làm tham lam, sai trái của con người dẫn tới. Cao Biền tham lam vô đối, làm hại quốc gia để mưu đồ lợi ích cá nhân. Ông ta phản lại chính triều đình, bỏ mặc nhân dân đói khổ. Nạn châu chấu đến chính là đối ứng với thiên thượng, những kẻ xấu xa, tư lợi, hành vi bất chính sẽ bị ông Trời trừng phạt. Ngày nay châu chấu kéo đến phương đông, biên giới Trung Quốc có lẽ cũng không phải ngẫu nhiên, phải chăng đó chính là lời cảnh tỉnh của trời xanh với những người cầm quyền nơi đó?

Trúc Lâm
Theo: Epochtimes

Chú thích:
(*): Năm Quang Khải thứ hai: Mưa cá xuất hiện vào tháng chín. Chính vào đêm ngày mùng 10 tháng năm đó, trước đình Hoà Các có sao rơi, âm thanh như sấm nổ, lửa cháy ngút trời. Tháng 11 mưa tuyết liên tiếp mãi cho đến tháng 2 năm Quang Khải thứ ba vẫn chưa dứt. Ngũ cốc mất mùa, giá lương thực tăng cao, người chết đói rất nhiều.



BÀI CHỌN LỌC

Điềm hung châu chấu tấn công, đầu người tranh vẽ cắn không sót gì