Dịch viêm phổi Vũ Hán chưa qua, dịch H5N1 lại sà đến, lý do gì khiến Trung Quốc đại nạn lâm đầu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thiết nghĩ nếu như chính quyền và người dân Trung Quốc không thể tự cảnh tỉnh, quay lại với truyền thống thiện lương mà cha ông họ đã dày công vun đắp... thì điều tiếp theo Trung Quốc phải đối mặt không dừng lại ở đại dịch viêm phổi Vũ Hán hiện đang mất kiểm soát, dịch cúm H5N1 hoành hành... mà biết đâu những tai ương khác sẽ dồn dập ập xuống. 

Trong lịch sử, nhân loại chúng ta cũng từng không ít lần đối diện với những kiếp nạn, đại dịch, tuy nhiên đứng trước đại nạn mỗi quốc gia, mỗi người đứng đầu đất nước, mỗi người dân lại có những cách xử lý ứng phó khác nhau.

Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi:

Năm 1449 thời vua Lê Nhân Tông gặp phải hạn hán. Vua làm lễ cầu mưa nhưng không ứng nghiệm. Giận mình trị quốc chưa minh khiến cho trời làm hạn hán, dân chúng lầm than, Vua ân hận xuống chiếu nhận lỗi về mình:

“Trẫm gặp phải gia biến, bên trong thì mẫu hậu coi chầu, bên ngoài thì đại thần giúp việc, mà liền năm đại hạn, lúa má mất mùa, dân chúng buồn than. Nghĩ kỹ tội ấy, hẳn có nguyên do. Có phải do trẫm không biết dốc niềm thành kính để được hưởng lòng trời, không biết lo tròn đạo hiếu để thờ phụng tông miếu, không ban ân huệ cho khắp muôn dân nên đến nỗi thế chăng? Có phải trẫm không biết sử dụng nhân tài, những kẻ được dùng đều là loại hèn kém mà đến nỗi thế chăng? Có phải do nạn hối lộ công khai, tệ phi tần lộng hành mà đến nỗi thế chăng? Hay là do trẫm không dè dặt tiêu dùng, thường lạm tiêu bừa, để hại của dân mà đến nỗi thế chăng? Hay là các đại thần giúp việc chưa trọn đạo điều hòa âm dương mà đến nỗi thế chăng? Hay là các tướng soái phiên thần không biết yêu thương quân dân, quen thói đục khoét mà đến nỗi thế chăng? Có phải vì các thú lệnh không biết vỗ nuôi nhân dân, chỉ lo bòn vét mà đến nỗi thế chăng? Hay là quan coi hình ngục không giữ công bằng, chỉ lo xử nặng, kẻ nào đút lót thì tha, để oán khí bốc lên mà đến nỗi thế chăng? Có phải các quan thừa hành chỉ chuộng hư văn, để ân trạch của vua bị tắc lại ở trên, tình của kẻ dưới không thấu lên trên được mà đến nỗi thế chăng? Hay là các nhà quyền quý cậy thế ra oai để dân mọn bị hại mà đến nỗi thế chăng? Có phải vì chọn lựa người hiền, cất nhắc người sót chưa được thi hành, để thói cầu cạnh chạy chọt ngày một tệ hại mà đến nỗi thế chăng? Hay là do chủ tướng đảo lộn quân công, lấy không làm có, làm hại đạo công mà đến nỗi thế chăng? Có phải vì chưa thi hành đầy đủ nhân chính, để dân chúng vẫn còn nhiều người thất nghiệp mà đến nỗi thế chăng? Hay là do đầm cá hoang khô, ngạch thuế chưa giảm, dân phải nộp nhiều mà đến nỗi thế chăng? Có phải vì con cháu các bậc công thần cố cựu chưa được bổ dùng hết để đền đáp công lao họ mà đến nỗi thế chăng? Tất cả tội lỗi trên chồng chất lại, đã làm tổn thương hòa khí, nếu không xét lời dạy sửa lỗi lầm, làm tròn đạo tu dưỡng mình thì làm sao trên có thể lay chuyển được lòng trời, dưới có thể cứu vớt được nạn dân?”

Chiếu vừa ban ra, đàn chưa lập, lễ chưa dâng mà đêm đó mây đen vần vũ, gió kéo tứ bề, mưa rơi xối xả, dân chúng tạ trời.

Chiếu vừa ban ra, đàn chưa lập, lễ chưa dâng mà đêm đó mây đen vần vũ, gió kéo tứ bề.
Chiếu vừa ban ra, đàn chưa lập, lễ chưa dâng mà đêm đó mây đen vần vũ, gió kéo tứ bề. (Ảnh: Shutterstock)

Phản ứng của chính quyền Trung Quốc trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán: Giấy không thể gói được lửa.

Bệnh nhân đầu tiên của Vũ Hán được phát hiện vào ngày 8/12. Đến ngày 30/12, Uỷ ban y tế thành phố Vũ Hán thông báo phát hiện “Không rõ nguyên nhân viêm phổi", đến tận ngày 31/12 mới chính thức công nhận dịch bệnh và thông báo cho người dân. Lúc này số người nhiễm bệnh đã không thể tính đếm. Tuy nhiên phạm vi thông báo hết sức hạn hẹp lại không cho dân chúng lan truyền, những ai đưa tin về dịch bệnh liền bị công an triệu tập với tội danh loan báo tin giả. Chính quyền lại còn tổ chức đại tiệc cuối năm có hàng vạn gia đình tập trung lễ hội.

Một nhà văn từng nói: “Che giấu sự thật cũng tựa như đem đuốc giấu trong đống rơm". Thông thường khi đại dịch xảy ra chính phủ phải lập tức thông báo chi tiết thông tin và hướng dẫn người dân biện pháp phòng ngừa, nhưng ở đây chính phủ Trung Quốc lại làm điều ngược lại, ém nhẹm thông tin, che giấu sự thật phải chăng vì mục đích chính trị, đấu đá quyền lực nội bộ của mình như thường lệ? Và rồi cho tới ngày 23/1, khi đại dịch đã nằm ngoài tầm kiểm soát, chính quyền buộc phải ra lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán, nơi có tới 11 triệu dân sinh sống.

Xưa nay nước lấy dân làm gốc, dân lấy chính quyền làm trọng, chính quyền lấy người lãnh đạo làm linh hồn cho bộ máy. Khi diễn biến của sự tình đã ảnh hưởng quá lớn, không chỉ là nội bộ Vũ Hán, mà là sự sống còn của cả một đất nước với gần 1,4 tỷ dân... lẽ thông thường chính quyền Trung Quốc, đặc biệt là các nhà lãnh đạo nên phải tự xem xét lại bản thân, chỉnh đốn bộ máy chính quyền sao cho trên thuận ý Trời, dưới hợp lòng dân. Nhưng thực tế thì họ lại tiếp tục phạm sai lầm nối tiếp sai lầm. Khi số người chết và nhiễm bệnh không ngừng tăng cao, chính quyền vẫn một mực che giấu tình trạng thực tế. 14 lò hoả thiêu của Vũ Hán hoạt động hết công suất ngày đêm, số người chết được cho là không thể tính đếm nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn chỉ thông cáo những con số hết sức khiêm tốn mà chẳng mấy người dân nào tin theo.

Trung Quốc xưa nay vẫn được xem là vùng đất trung thổ, là một dân tộc được truyền thừa nền văn hóa thần truyền với đầy đủ Nhân, Tín, Lễ, Nghĩa. Thiên tượng xảy ra chính là lời cảnh tỉnh, trước là cho người lãnh đạo, bộ máy chính quyền, sau là người dân phải tự soi xét lại mình. Nếu người lãnh đạo không lấy dân làm trọng, không lấy nhân đức làm gốc mà chỉ vì lợi ích cá nhân hay phe nhóm thì khó tránh kiếp nạn, “chạy trời không khỏi nắng”. Hiện nay dịch cúm H5N1 lại xảy ra khu vực Hồ Nam, giáp ranh với tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đây phải chăng chính là lời cảnh tỉnh thứ hai mà thiên thượng giáng xuống chính quyền và người dân Trung Quốc? Thiết nghĩ nếu như chính quyền và người dân Trung Quốc không thể tự cảnh tỉnh, quay lại với truyền thống thiện lương mà cha ông họ đã dày công vun đắp... thì điều tiếp theo Trung Quốc phải đối mặt không dừng lại ở đại dịch viêm phổi Vũ Hán hiện đang mất kiểm soát, dịch cúm H5N1 hoành hành... mà biết đâu những tai ương khác sẽ dồn dập ập xuống.

Những tai ương khác sẽ dồn dập ập xuống. 
Những tai ương khác sẽ dồn dập ập xuống. (Ảnh: Shutterstock)

Những cảnh phồn vinh bề ngoài, bại hoại bên trong đã sụp đổ trong chốc lát

Chúng ta hãy nhớ lại trường hợp của thành phố Port Royal. Đây là thành phố được người Tây Ban Nha kiến lập vào năm 1518. Port Royal từng là thành phố lớn nhất trên biển Caribe, đóng vai trò trung tâm hàng hải và thương mại lớn trong khu vực vào nửa cuối thế kỷ 17. Nhưng mặt khác, nó cũng được mệnh danh là một trong những “thành phố tội lỗi nhất trên Trái Đất”, nơi lai vãng của nhiều tên cướp biển và gái lầu xanh. Không biết có phải vì thế không mà Port Royal đã bị hủy diệt trong một trận động đất khủng khiếp kèm theo sóng thần khổng lồ vào ngày 7/6/1692. 2/3 thành phố đã bị hút xuống biển sâu. 2000 người đã chết. Có người nói, thành phố này tội lỗi đến mức đã phải hứng chịu những cơn thịnh nộ của Chúa Trời.

Hơn 2.600 năm trước, Babylon là một trung tâm văn hóa và là cái nôi của văn minh cổ đại, Thánh Kinh đã mô tả Babylon là “Vườn địa đàng” của khu vực Lưỡng Hà. Kinh thành Babylon được xây dựng hùng vĩ tráng lệ. Đặc biệt, Vườn treo Babylon là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Tuy nhiên sự huy hoàng này không duy trì được bao lâu.

Sự giàu có về vật chất không thể tồn tại lâu dài khi quy phạm đạo đức xã hội xuống dốc, tín ngưỡng bị đàn áp. Thời đó, đối với những người Do Thái kiên trì đức tin vào Thiên Chúa Jehovah thì kinh thành Babylon không khác gì địa ngục trần gian, bởi sự dâm loạn và những hủ tục bại hoại được xã hội thời đó thừa nhận.

Trông người lại ngẫm đến ta

Mặc dù tình trạng viêm phổi Vũ Hán ở Việt Nam chưa đến mức ngoài tầm kiểm soát nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ không bùng phát khi mà hàng ngày vẫn có một lượng không ít người dân Trung Quốc tràn sang. “Trông người lại ngẫm đến ta”, phải chăng đây cũng là cơ hội để mỗi một người dân chúng ta cần phải nhìn nhận lại mình trong từng suy nghĩ, lời nói và hành động.. Ví như mấy ngày gần đây, khi dịch bệnh lan nhanh, một số người sẵn sàng vì lợi nhuận mà bất chấp lương tâm, kiếm lợi trên sức khỏe và sinh mạng của người khác, một chiếc khẩu trang lúc bình thường giá 30.000 VND một hộp thì nay có nơi tăng tới 300.000 VND một hộp 50 chiếc. Thử hỏi khi dịch đến, tiền có cứu mạng được không?

Đối với nhận thức của một số người, có thể cho rằng xã hội đang phát triển, cuộc sống người dân được nâng cao, có tiền sẽ có tất cả. Tuy nhiên từ một góc độ khác mà nhìn thì thấy đạo đức của người dân không ngừng đi xuống, cuộc sống cũng không ngừng gia tăng áp lực. Tất cả chỉ đều bởi mấy chữ “kim tiền - danh lợi”

Nhân sinh tại thế, con người ta suy cho cùng cũng chỉ là khách trọ trần gian, đến hai tay trắng, về cũng trắng tay. Vậy nên cổ nhân mới có câu: “Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh", là con người ai mà không chết, sống sao cho phải đạo với trời, công danh, sự nghiệp cuối cùng cũng chỉ là chút ảo mộng thế nhân, sau cơn thức giấc bàng hoàng tiếc thương.

Minh Vũ



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Dịch viêm phổi Vũ Hán chưa qua, dịch H5N1 lại sà đến, lý do gì khiến Trung Quốc đại nạn lâm đầu?