Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán: Câu trả lời từ nguồn cội (Kỳ 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Như vậy, giả sử như một người bị nhiễm bệnh đang đau khổ, tuyệt vọng và sợ hãi thì họ sẽ có một tần số rung động thấp, và khả năng kháng bệnh sẽ càng thấp. Nhưng nếu một người khỏe mạnh khác nhìn thấy anh ta mà nảy sinh cảm giác lo sợ hay căm ghét, hoặc bi quan chán nản, hay các cảm xúc tiêu cực khác... thì người chứng kiến này cũng sẽ có tần số rung động bị tụt giảm, năng lượng thấp và khả năng mắc bệnh sẽ cao.

Xem lại Kỳ 1

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán do virus Corona gây ra đang diễn biến ngày càng phức tạp. Từ Trung Quốc, dịch bệnh lan rộng sang các quốc gia trên thế giới. Theo số liệu chính thức của tổ chức Y tế thế giới, tính đến thứ Bảy (07/03/2020), đã có 99.691 trường hợp nhiễm COVID-19 ở 91 quốc gia và vùng lãnh thổ. Y học hiện đại chưa tìm ra cách chữa khỏi cho bệnh nhân nhiễm dịch. Nhân loại đang đứng trước một “đại dịch toàn cầu”.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên nhân loại trải qua một đại dịch bệnh. Từ Đông sang Tây, các trận dịch bệnh đã cướp đi tính mạng của rất nhiều người, thậm chí làm suy sụp cả một đế chế hay một chế độ.

Chúng ta nhìn nhận như thế nào về nguyên nhân của những đại dịch này? Nhân loại phải ứng xử ra sao hay có giải pháp gì? Hãy tìm hiểu về những đại dịch trong quá khứ và tìm câu trả lời từ trí tuệ cổ xưa kết hợp với những khám phá mới nhất của khoa học hiện đại.

Chúng ta nhìn nhận như thế nào về nguyên nhân của những đại dịch này?
Chúng ta nhìn nhận như thế nào về nguyên nhân của những đại dịch này? (Ảnh: Shutterstock)

Kỳ 2: Ảnh hưởng của tư tưởng, tinh thần đối với sức khỏe thể chất - nghiên cứu của Đông Tây Y và khoa học hiện đại

Nghiên cứu của Valerie Hunt

Trong cuốn sách nổi tiếng Vũ trụ Toàn ảnh (Holographic Universe) của mình, nhà vật lý lý thuyết Michael Talbot đề cập tới nghiên cứu của Valerie Hunt về chủ đề các trường năng lượng. Ông viết:

“Trong 20 năm vừa rồi Valerie Hunt, một bác sĩ vật lý trị liệu và giáo sư của khoa Vận động học tại UCLA, đã phát triển một cách để xác nhận bằng thực nghiệm sự tồn tại của trường năng lượng của con người. Y học từ lâu đã biết rằng con người là những thực thể điện từ trường. Các bác sĩ thường dùng các máy ghi điện tim để tạo ra các điện tâm đồ, ghi lại hoạt động điện của quả tim, và các máy ghi điện não để ghi các điện não đồ hoạt động của não người. Hunt đã khám phá ra rằng một điện tâm đồ, một thiết bị đo hoạt động điện của các cơ bắp, có thể chụp ảnh sự tồn tại thuộc về điện của trường năng lượng sinh học”.

Từ đó, Hunt sáng tạo ra cách ghi “điện đồ cơ” của các trường năng lượng của con người. Hunt xác nhận sự tồn tại của các trường năng lượng với các thiết bị máy móc của mình.

Talbot mô tả thêm về các khám phá của Hunt và lưu ý đến việc các tần số năng lượng của mỗi người là khác nhau. Bên cạnh đó, việc suy nghĩ về các chủ đề trong thế giới trần tục làm thấp đi một cách đặc biệt mức năng lượng của một người. Ông viết:

“Một trong những khám phá gây sửng sốt của Hunt là việc những tài năng và năng lực thực sự dường như có liên quan đến sự tồn tại của những tần số đặc thù trong trường năng lượng của một người nào đó. Bà cũng khám phá ra rằng khi sự chú ý của một người là hướng về thế giới vật chất, các tần số của các trường năng lượng của họ có xu hướng nằm ở mức thấp hơn và thường xung quanh mức 250 vòng một giây (250 cps) của các tần số sinh học của cơ thể. Thêm nữa, những người có khả năng trị liệu bằng năng lượng sinh học cũng có các tần số mạnh mẽ khoảng từ 400 đến 800 cps trong trường năng lượng của họ”.

”Những người có tần số cao hơn 900 cps là những người mà Hunt gọi là những con người thần bí”.

“Dùng một máy điện đồ cơ đã được nâng cấp (một máy điện đồ cơ thông thường chỉ có thể dò thấy các tần số lên đến khoảng 20.000 cps), Hunt đã khám phá ra những người có tần số cao đến khoảng 200.000 cps trong các trường năng lượng của họ”

Như vậy thì tư tưởng của một con người có liên quan đến mức năng lượng của người đó. Nếu một người quá dính mắc vào những ham muốn vật dục, những hưởng thụ vật chất, trong tư tưởng ít có sự coi trọng và hướng đến đạo đức cao thượng và những chủ đề trí tuệ… thì mức năng lượng của họ sẽ thấp. Người có mức năng lượng thấp đương nhiên sẽ dễ nhiễm bệnh hơn. Từ đó ta có thể phần nào lý giải rằng vì sao những người Athens say sưa trong hoan lạc, dục vọng và những ham muốn của đời sống thế tục... thậm chí sống rất thiếu lành mạnh lại dễ bị lây nhiễm dịch bệnh đến thế. Hoặc những người La Mã đắm chìm trong những lời dối trá và sự thù hận với tín đồ Cơ Đốc cũng rất dễ nhiễm bệnh.

Những người La Mã đắm chìm trong những lời dối trá và sự thù hận với tín đồ Cơ Đốc cũng rất dễ nhiễm bệnh.
Những người La Mã đắm chìm trong những lời dối trá và sự thù hận với tín đồ Cơ Đốc cũng rất dễ nhiễm bệnh. (Ảnh: Wikipedia)

Những nghiên cứu này của bác sĩ Hunt có nhiều điểm rất tương đồng với nghiên cứu dưới đây của tiến sĩ David R.Hawkins.

Nghiên cứu của tiến sĩ David R.Hawkins

Trong cuốn sách Power vs Force, tác giả David R.Hawkins (1927–2012) - tiến sĩ, bác sĩ tâm thần, nhà nghiên cứu nhận thức và giảng viên tâm linh nổi tiếng người Mỹ - đã chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa bệnh tật và những suy giảm năng lượng trong cơ thể con người, là hậu quả của những tư tưởng tiêu cực.

Cụ thể, ông cho rằng tùy theo cảnh giới tư tưởng của mỗi người, có một tần số rung động hay mức năng lượng khác nhau và nằm trong khoảng từ 1 đến 1000. Ví dụ như:

  • Vui vẻ, thanh tĩnh: 540
  • Lý tính, thấu hiểu: 400
  • Khoan dung độ lượng: 350
  • Hy vọng, lạc quan: 310
  • Tự cao, khinh thường: 175
  • Căm ghét, thù hận: 150
  • Dục vọng, khao khát: 125
  • Sợ hãi, lo lắng: 100
  • Đau buồn, tiếc nuối: 75
  • Thờ ơ, tuyệt vọng: 50
  • Nhục nhã, hổ thẹn: 20

Kết quả trên cho thấy: Những người có tư tưởng thù hận, căm ghét, sợ hãi, lo lắng, đố kỵ hoặc nhiều dục vọng, ham muốn hay có lối sống ích kỷ... đều có tần số rung động thấp. Mỗi khi người ta oán hận, chỉ trích, trách móc người khác, hoặc khi họ sợ hãi, đau buồn... thì sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng, đồng thời cơ thể phải chịu nhiều áp lực, vì thế tần số rung động sẽ giảm và những người này có nguy cơ bị mắc rất nhiều loại bệnh.

Như vậy, giả sử như một người bị nhiễm bệnh đang đau khổ, tuyệt vọng và sợ hãi thì họ sẽ có một tần số rung động thấp, và khả năng kháng bệnh sẽ càng thấp. Nhưng nếu một người khỏe mạnh khác nhìn thấy anh ta mà nảy sinh cảm giác lo sợ hay căm ghét, hoặc bi quan chán nản, hay các cảm xúc tiêu cực khác... thì người chứng kiến này cũng sẽ có tần số rung động bị tụt giảm, năng lượng thấp và khả năng mắc bệnh sẽ cao.

Ngược lại, khi trông thấy người bệnh mà người ta có thái độ khoan dung thấu hiểu, có tư tưởng thanh tĩnh, thậm chí nảy sinh lòng từ bi muốn cứu giúp người bệnh, thì họ sẽ có tần số rung động cao, đạt mức năng lượng cao và cơ thể họ sẽ khó bị nhiễm bệnh hơn. Thậm chí lòng từ thiện, những tư tưởng tích cực, những hành động thiết thực của họ có thể cảm hóa người bệnh, khiến bệnh nhân hóa giải những tư tưởng tiêu cực như lo sợ, buồn đau hay hận thù… thì từ đó người bệnh cũng sẽ được nâng cao tần số rung động và mức năng lượng, khiến họ chóng lành bệnh hơn.

Điều này giúp phần nào lý giải hiện tượng người con dâu hiếu thảo của nhà họ Cố hay ông quan liêm khiết thương dân Tân Công Nghĩa không nhiễm bệnh dịch dù phải thường xuyên tiếp xúc để chạy chữa cho bệnh nhân. Không những thế, họ còn giúp chữa lành cho những người bệnh.

Điều tương tự xảy ra khi những tín đồ Cơ Đốc chăm sóc cho bệnh nhân mắc ôn dịch của La Mã. Từ chỗ nghi ngờ, căm ghét người Cơ Đốc, người dân La Mã đã được cảm hóa bởi tấm lòng từ bi và sự xả thân cứu đời của tín đồ Cơ Đốc; từ đó người La Mã đã tiếp nhận chân tướng cuộc bức hại Cơ Đốc giáo, giải trừ những lời dối trá của chính quyền La Mã. Do đó họ phát sinh những thái độ tích cực, sự tin tưởng, lòng biết ơn… với tín đồ Cơ Đốc. Chính những điều này nâng cao tần số rung động và mức năng lượng, góp phần giúp họ mau lành bệnh.

Tuy vậy, trong trường hợp này, người tu luyện còn có một lợi thế riêng so với những người thường.

Tiến sĩ Hawkins cho biết, tần số rung động cao nhất mà ông đã quan sát được là 700. Ở tần số trên 700 là thuộc về những người tu luyện có đạo hạnh cao với năng lượng rất phong túc, họ có thể gây ảnh hưởng mạnh tới môi trường xung quanh. Một ví dụ là về “mẹ Teresa” - một nữ tu Cơ Đốc giáo nổi tiếng về thiện hạnh và lòng từ bi. Khi bà chỉ mới xuất hiện trong buổi lễ trao giải Nobel Hòa Bình và chưa nói lời nào, bầu không khí trong toàn hội trường đã rất hòa ái tốt đẹp, tần số rung động cũng rất cao. Chính tần số rung động cao và mức năng lượng lớn của mẹ Teresa đã tạo ảnh hưởng tích cực đến không khí của buổi lễ và khiến mọi người cảm thấy dễ chịu.

Nhà khoa học nổi tiếng Nikola Tesla có câu nói: “Nếu bạn muốn biết về những bí mật của vũ trụ, hãy suy nghĩ về năng lượng, tần số và rung động.”

Nhà Phật có câu: “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh”, phải chăng chính là ý nghĩa này? Vậy nên, khi những người tu luyện có đạo hạnh tiếp xúc với bệnh nhân thì tần số rung động cao, trường năng lượng mạnh của họ sẽ ảnh hưởng rất tích cực đến tâm trạng và sức khỏe của bệnh nhân. Đây là những tác động không lời.

Đồng thời tiến sĩ Hawkins còn cung cấp thêm những thông tin thú vị: Sách, thực phẩm, nước uống, quần áo, người, động vật, các tòa nhà, xe hơi, phim ảnh, thể thao, âm nhạc… đều có thể hiệu chỉnh tần số rung động của người thụ hưởng nó từ thấp lên cao. Những tri thức mang tần số rung động rất cao thuộc về những kinh sách, những tín tức, những câu thần chú của các Chính Giáo như: Phật giáo, Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo…

Đến đây có lẽ chúng ta cũng lý giải được phần nào tác dụng mạnh mẽ của những lời chú ngữ mà tín đồ Cơ Đốc giáo hay tín đồ Chính giáo sử dụng khi tiếp xúc với những bệnh nhân. Những lời niệm như: “Nam Mô A Di Đà Phật”; “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”; “Lạy Chúa Jesus xin hãy cứu giúp chúng con”; “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo”… chính là những tín tức, chú ngữ có công dụng thần hiệu nếu nó được thốt ra với lòng thành kính và lòng tin tuyệt đối.

Thực nghiệm về chụp ảnh hào quang của Kirlian và nghiên cứu ứng dụng của nó trong phòng và điều trị bệnh

Năm 1939, một kỹ sư điện người Nga có tên là Semyon Kirlian vô tình phát hiện được hiện tượng phát sáng khi đưa một điện cực có điện áp và tần số cao vào gần da của một bệnh nhân. Kirlian sau đó làm thực nghiệm như sau: ông đặt vật thể trên một đĩa kim loại có phủ tấm phim chụp ảnh, rồi truyền dòng điện để tích điện cho chiếc đĩa. Vật thể khi đó sẽ nhiễm điện tạm thời và phóng điện đi xuyên qua tấm phim chụp ảnh, làm thay đổi tấm phim này. Khi tấm phim được rửa, nó sẽ hiện hình ảnh vật thể với một trường nhiều màu sắc xung quanh, được gọi là hào quang.

Ảnh chụp hào quang của một số vật thể theo thực nghiệm Kirlian (nguồn: Pinterest)
Ảnh chụp hào quang của một số vật thể theo thực nghiệm Kirlian (nguồn: Pinterest)

Giáo sư, Tiến sĩ vật lý học người Nga Konstantin Korotkov – thuộc khoa Khoa học máy tính và Sinh lý học, Đại học công nghệ thông tin ở St. Petersburg – là người có nhiều năm nghiên cứu về mối quan hệ giữa hào quang với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Sử dụng một phương pháp chụp ảnh hào quang của con người có tên là Gas Discharge Visualisation (GDV), Korotkov đã phát hiện ra những điều đáng kinh ngạc về mối liên hệ giữa hào quang với sức khỏe tâm và thân của con người.

Ông có kể về trường hợp một người phụ nữ mang nhiều bệnh tật, mệt mỏi và đau đớn đến gặp ông. Người này đang phải sử dụng rất nhiều loại thuốc. Giáo sư Korotkov sử dụng kỹ thuật GDV để chụp ảnh hào quang cho cô. Ông phát hiện vùng hào quang của cô thưa thớt tán loạn và có nhiều khe hở.

(Hào quang của một phụ nữ bị trầm cảm (stress) nặng (ảnh- chụp từ thiết bị GDV – tài liệu trên Korotkov.eu)
(Hào quang của một phụ nữ bị trầm cảm (stress) nặng (ảnh- chụp từ thiết bị GDV – tài liệu trên Korotkov.eu)

Ông yêu cầu cô thực hiện những bài tập, nhất là thực hiện thiền định trong các bài tập khí công hay yoga, những bài tập này nâng cao sức mạnh của tinh thần, từ đó củng cố và tăng cường năng lượng của cơ thể. Kết quả là người phụ nữ đó đã nhanh chóng hồi phục, không cần phải uống thuốc.

Hào quang của người phụ nữ bị trầm cảm (stress) nặng 6 tháng sau khi cô thực hiện ngồi thiền và các liệu pháp giảm stress đã có những cải thiện rõ ràng tuy vẫn còn chưa đầy đặn và có khe hở (ảnh: chụp từ thiết bị GDV – tài liệu trên Korotkov.eu)
Hào quang của người phụ nữ bị trầm cảm (stress) nặng 6 tháng sau khi cô thực hiện ngồi thiền và các liệu pháp giảm stress đã có những cải thiện rõ ràng tuy vẫn còn chưa đầy đặn và có khe hở (ảnh: chụp từ thiết bị GDV – tài liệu trên Korotkov.eu)
Hào quang của người phụ nữ bị trầm cảm (stress) nặng 18 tháng sau khi cô tiếp tục ngồi thiền và giảm stress. Trường năng lượng đã khá đầy đặn và không còn kẽ hở (ảnh: chụp từ thiết bị GDV – tài liệu trên Korotkov.eu)
Hào quang của người phụ nữ bị trầm cảm (stress) nặng 18 tháng sau khi cô tiếp tục ngồi thiền và giảm stress. Trường năng lượng đã khá đầy đặn và không còn kẽ hở (ảnh: chụp từ thiết bị GDV – tài liệu trên Korotkov.eu)

Giáo sư Korotkov đã kết luận như sau đối với nghiên cứu của mình:

“Sau hơn 30 năm nghiên cứu, chúng tôi đi đến kết luận rằng con người không chỉ là một cơ thể vật chất, chúng ta là hơn thế rất nhiều. Chúng ta có tinh thần, có ý thức , mà chúng còn tồn tại ở cả bên ngoài [bộ não này]. Vậy nên khi chúng ta mở rộng ý thức của mình, chúng ta mở rộng tâm hồn chúng ta ra môi trường xung quanh. Cùng nhau, chúng ta tạo nên một trường ý thức tập thể.”

“Khi chúng ta phát xuất ra các cảm xúc tích cực, khi chúng ta có một loại cảm nghĩ tích cực, chúng ta sẽ có thể tác động một cách tích cực đến những người khác. Ngược lại, khi chúng ta phát xuất ra các cảm xúc cũng như cảm nghĩ tiêu cực, thì chúng ta cũng sẽ tác động một cách tiêu cực đến những người xung quanh. Chỉ khi chúng ta có các cảm nghĩ tích cực và một thái độ tích cực với mọi người… thì chúng ta mới có thể tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn”.

Và ông cũng khẳng định giá trị của y học truyền thống:

“Nếu người bệnh có một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, thì họ nên đến bệnh viện để được điều trị. Nhưng để ngăn ngừa tình trạng nghiêm trọng này, chúng ta lại phải viện đến sức mạnh của y học tích hợp và y học cổ truyền, bởi nó có sức mạnh to lớn trong việc giữ gìn sức khỏe của bệnh nhân”.

Vậy các môn y học truyền thống như Trung Y có quan điểm gì về sức khỏe con người?

Quan niệm của Trung Y về ảnh hưởng của tinh thần, tư tưởng đến sức khỏe của con người

Cuốn sách kinh điển Hoàng Đế nội kinh, được coi như một cuốn Kỳ thư khởi nguồn của Trung y, viết rằng: “Phu nhân sinh vu địa, huyền mệnh vu thiên, thiên địa hợp khí, mệnh chi viết nhân”. Ý nói rằng, con người dẫu sinh ra ở “Đất”, nhưng nguồn gốc sinh mệnh con người lại bắt nguồn từ “Trời”, hơn nữa con người là lấy tinh cha và huyết mẹ làm cơ sở, do tác dụng của “thiên địa hợp khí” mà hình thành, tức con người là sản vật dưới tác dụng đồng thời của cả “Trời” và “Đất”, do đó cấu thành con người cũng bao hàm hai bộ phận lớn: “thành phần của Trời” và “thành phần của Đất”. “Trời” thuộc về vô hình, “Đất” thuộc về hữu hình.

Chính vì vậy, theo quan niệm của Trung Y, con người là sự thống nhất giữa phần hình thức và phần tinh thần, gọi là “hình thần hợp nhất”. Có phần “hình” tức là phần cơ thể vật chất: máu, xương, nội tạng, các mô, các cơ quan bộ phận của cơ thể… và phần tinh thần, gọi là “thần”, tức là tâm lý, cảm xúc, ý thức, suy nghĩ... Đây là mối quan hệ giữa cái bản chất bên trong và cái hiện tượng bề mặt, giữa tâm lý và sinh lý, giữa tinh thần và vật chất, giữa cái hữu hình và cái vô hình. Đây là mối quan hệ tổng hòa không thể phân chia, không thể tách rời, dựa vào nhau, bổ sung cho nhau.

Ví như “thần” sẽ làm chủ tể của “hình”. Cái tinh thần, tâm lý, cảm xúc, suy nghĩ… sẽ làm chủ thể xác vật chất và trạng thái của tinh thần sẽ quyết định rất nhiều đến sức khỏe của thể chất. Nhưng phải có phần “hình” thì mới có chỗ để phần “thần” chiếm cứ và phát huy tác dụng chỉ đạo. Nếu phần “hình” suy kém, thiếu sót, ví như các cơ quan nội tạng suy yếu chẳng hạn, thì tinh thần cũng sẽ bị ảnh hưởng, “hình đủ mới có thần sinh”. Nhưng ngược lại, tinh thần, ý chí mạnh mẽ có thể giúp con người vượt qua những giới hạn của cơ thể vật chất hoặc đẩy lui bệnh tật. Do vậy, giữa chúng có mối quan hệ tương hỗ hai chiều, giống như người ta hay nói: “một tinh thần mạnh mẽ trong một cơ thể tráng kiện.”

Trung Y chia “thần” ra làm 5 thành phần, gọi là “ngũ thần” bao gồm: thần, hồn, phách, ý, chí. “Ngũ thần” lại có liên quan đến “ngũ tạng”, tức là các cơ quan nội tạng trong cơ thể, ví như là:

“Phế tàng khí, khí xá phách”: Phổi chứa khí, khí là nơi trú đóng của “phách”.

“Can tàng huyết, huyết xá hồn”: Gan chứa máu huyết, máu là nơi trú đóng của “hồn”.

“Thận tàng tinh, tinh xá chí”: Thận là nơi chứa tinh, tinh là nơi trú đóng của “chí”.

“Tâm tàng mạch, mạch xá thần”: Tim là nơi chứa mạch, mạch là nơi trú đóng của “thần”.

“Tỳ tàng doanh, doanh xá ý”: Tỳ (lá lách) là nơi chứa doanh, doanh là nơi trú đóng của “ý”.

Vì có liên quan mật thiết với “ngũ tạng”, nên các trạng thái của tinh thần con người, tức là “ngũ thần”, sẽ ảnh hưởng đến “ngũ tạng”.

Trung Y có câu: “Hỷ thương tâm, nộ thương can, tư thương tỳ, bi thương phế, khủng thương thận.”

Có nghĩa là vui mừng, hạnh phúc, hoan hỷ thái quá sẽ làm thương tổn đến tim.

Nóng nảy, giận dữ sẽ thương tổn đến gan.

Suy nghĩ nhiều thì hại lá lách.

Buồn đau sẽ hại phổi.

Sợ hãi thì hại thận.

Bởi vậy, Trung Y tin rằng mục đích chân chính của việc giữ gìn sức khỏe là giữ cho tâm lý và thể chất được cân bằng vào mọi lúc. Một tâm trạng thoải mái vừa đủ sẽ cân bằng khí huyết. Cảm xúc thái quá sẽ tác động tới nội tạng, gây hỗn loạn khí trong nội tạng và dẫn đến mắc bệnh. Những hiểu biết ngay từ xa xưa của Đông Y không hề mâu thuẫn với những khám phá của khoa học hiện đại về ảnh hưởng của các trạng thái tinh thần, tư tưởng, suy nghĩ của con người tới tần số rung động và mức năng lượng, cũng như hào quang bao quanh thân thể họ.

Một tâm trạng thoải mái vừa đủ sẽ cân bằng khí huyết.
Một tâm trạng thoải mái vừa đủ sẽ cân bằng khí huyết. (Ảnh: Shutterstock)

Nghiên cứu về hệ miễn dịch của những người tu luyện Pháp Luân Công

Trong các thí nghiệm trên, chúng ta đã biết người tập khí công, hay nói chung những người tu luyện có thành tựu sẽ có tần số rung và mức năng lượng cao, có hào quang bao quanh cơ thể rất đầy đủ và mạnh mẽ. Không những vậy, họ còn có hệ miễn dịch khỏe mạnh khác thường.

Hệ miễn dịch là hệ cơ quan quan trọng nhất giúp con người sống sót trong tự nhiên. Khi có tác nhân lạ tấn công, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt các “tinh binh - lính tinh nhuệ” thuộc các hàng rào miễn dịch của mình chống trả, chặn đứng tác nhân xâm nhập.

Hệ miễn dịch của con người được thiết kế rất hoàn hảo gồm nhiều tầng lớp từ ngoài vào trong. Ví dụ như da người, nước mắt, dịch dạ dày, hay phản xạ ho, hắt xì v.v. là hàng rào bảo vệ bên ngoài. Bên trong cơ thể là các tế bào miễn dịch gồm nhiều loại, đặc biệt là các tế bào T CD4, hệ thống bổ thể (giống như tiêu diệt vi khuẩn bằng cách phóng ra các hóa chất)…

Chúng ta biết rằng hệ miễn dịch là quan trọng nhất trong việc kháng virus, tất cả các loại thuốc chống lại virus hiện nay đều nhằm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể tự mình kháng bệnh và tự chữa lành.

Năm 2005, nghiên cứu được tìm thấy trên Pubmed (một cơ sở dữ liệu miễn phí truy cập chủ yếu qua cơ sở dữ liệu MEDLINE về các tài liệu tham khảo và tóm tắt về các chủ đề khoa học đời sống và y sinh học) có tên: “Cấu hình gen của các bạch cầu trung tính ở các học viên khí công châu Á: một nghiên cứu thí điểm về điều hòa gen bằng sự tương tác giữa cơ thể và tâm trí” của Quan-Zhen Li và cộng sự đã chỉ rõ hiệu quả của việc tập luyện Pháp Luân Công trên hệ miễn dịch.

Học viên Pháp Luân Công luyện bài công pháp "Thần thông ra trì Pháp". (Ảnh: falungongnsw.org)
Học viên Pháp Luân Công luyện bài công pháp "Thần Thông Gia Trì Pháp". (Ảnh: falungongnsw.org)

Nghiên cứu so sánh 6 học viên người châu Á có thực hành Pháp Luân Công ít nhất 1 năm bao gồm đọc sách và tập luyện ít nhất 1 giờ/ngày với 6 tình nguyện viên khỏe mạnh bình thường ở châu Á không thực hành khí công, yoga, Thái Cực Quyền, hoặc bất kỳ hình thức tập luyện thân thể và tâm trí nào khác, và không theo bất kỳ chương trình tập thể dục thông thường nào trong ít nhất 1 năm.

Bạch cầu trung tính được phân lập từ mẫu máu của cả hai nhóm và được làm các xét nghiệm chuyên biệt về gen. (Bạch cầu trung tính (neutrophils) là những tế bào máu màu trắng đóng vai trò chủ đạo trong việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập).

Kết quả cho thấy: Những thay đổi trong biểu hiện gen của các học viên Pháp Luân Công trái ngược với những người khỏe mạnh bình thường khác. Cụ thể là :

  • Khả năng miễn dịch tăng cường,
  • Giảm chuyển hóa tế bào,
  • Thay đổi gen chết chương trình nhằm tăng nhanh giải quyết quá trình viêm,
  • Tuổi thọ của bạch cầu trung tính bình thường được kéo dài,
  • Tăng nhanh sự chết tế bào bạch cầu trung tính gây viêm,
  • Khả năng miễn dịch, khả năng thực bào bạch cầu trung tính tăng đáng kể nhờ một số thay đổi từ cấu trúc gen.

Một thí nghiệm khác được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Lili Feng thuộc Phòng Y tế của Trường Đại học Y Baylor ở Houston, đã phát hiện ra nhiều sự khác biệt rõ ràng giữa những người tu luyện Pháp Luân Công và những người không luyện công trong biểu thức gen ở các bạch cầu trung tính.

Trong quá trình khảo sát, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng số lượng bạch cầu trung tính trong mẫu gen của các học viên Pháp Luân Công được giảm xuống. Ngoài ra, tuổi thọ của bạch cầu trung tính của người khỏe mạnh bình thường chỉ có từ 2-3 tiếng, nhưng lại kéo dài 60 tiếng đối với các học viên Pháp Luân Công. Họ cũng quan sát được rằng bạch cầu trung tính của người luyện công được phân tách toàn diện hơn, không giống như người bình thường có bạch cầu trung tính bị triệt tiêu trước khi kết thúc quá trình phân tách - cũng giống như một người đột nhiên chết trước khi hết tuổi thọ. Trong khi đó bạch cầu trung tính của người luyện công lại sống hết thời gian đã định.

Từ những khám phá này, chúng ta có thể phỏng đoán rằng số lượng ít bạch cầu trung tính trong cơ thể các học viên Pháp Luân Công có thể khởi tác dụng ngăn ngừa sự lây nhiễm từ bên ngoài hiệu quả hơn bởi vì chúng có tuổi thọ dài hơn. Do cơ thể học viên Pháp Luân Công không cần nhiều bạch cầu trung tính, nên số lần kích hoạt và tái kích hoạt hệ điều tiết globulin miễn dịch có thể không nhiều bằng những người không luyện công. Nhờ đó, các học viên Pháp Luân Công sẽ không đối mặt với nguy cơ cao bị dị ứng, hen suyễn, bệnh tự miễn dịch, hoặc các chứng rối loạn miễn dịch qua trung gian khác.

Điều này có nghĩa là khi một người tập luyện Pháp Luân Công đúng cách (gồm thay đổi cả tâm tính và tập luyện tương đối đầy đủ) thì chỉ trong vòng 1 năm, các cấu trúc gen của người đó đã thay đổi theo hướng làm tăng cường hệ thống miễn dịch một cách chắc chắn nhất.

Những hiểu biết này cho chúng ta một gợi ý và giải pháp hết sức thiết thực trong việc cải thiện trạng thái tinh thần để phòng chống dịch bệnh và không chỉ có dịch bệnh. Thái độ tích cực của mỗi người đối với những biến cố lớn của đời sống xã hội có ảnh hưởng quyết định tới sức khỏe và sinh mạng của họ. Đó là nội dung Kỳ 3 của loạt bài mang tên: Bài học từ sự bức hại Chính giáo - tai họa đâu chỉ ở dịch bệnh.

(còn tiếp...)

Nguyên Vũ

Tham khảo:

  • Power vs Force - an Anatomy of Consciousness (David R. Hawkins, M.D., Ph.D.)
  • The Holographic Universe (Michael Talbot)
  • Korotkov.eu
  • Hoàng Đế Nội Kinh
  • Kinh Thánh Cựu Ước



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán: Câu trả lời từ nguồn cội (Kỳ 2)