Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán: Câu trả lời từ nguồn cội (Kỳ 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhưng có một điều kỳ lạ, đó chính là không phải ai sống trong những hoàn cảnh ấy cũng mắc dịch bệnh. Trong chiến tranh Peloponnesian, người Athens đã bắt được nhiều người Peloponnes và đưa về thành phố Athens. Nhưng trong ghi chép ở cuốn Đại dịch ở Athens của sử gia Thucydides, không thấy nói về người Peloponnese bị nhiễm bệnh. Ôn dịch chỉ lan rộng ở thành phố Athens và ở các bang lớn hơn của Athens...

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán do virus Corona gây ra đang diễn biến ngày càng phức tạp. Từ Trung Quốc, dịch bệnh lan rộng sang các quốc gia trên thế giới. Theo số liệu chính thức của tổ chức Y tế thế giới, tính đến thứ Bảy (07/03/2020), đã có 99.691 trường hợp nhiễm COVID-19 ở 91 quốc gia và vùng lãnh thổ. Y học hiện đại chưa tìm ra cách chữa khỏi cho bệnh nhân nhiễm dịch. Nhân loại đang đứng trước một “đại dịch toàn cầu”.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên nhân loại trải qua một đại dịch bệnh. Từ Đông sang Tây, các trận dịch bệnh đã cướp đi tính mạng của rất nhiều người, thậm chí làm suy sụp cả một đế chế hay một chế độ.

Chúng ta nhìn nhận như thế nào về nguyên nhân của những đại dịch này? Nhân loại phải ứng xử ra sao hay có giải pháp gì? Hãy tìm hiểu về những đại dịch trong quá khứ và tìm câu trả lời từ trí tuệ cổ xưa kết hợp với những khám phá mới nhất của khoa học hiện đại.

Chúng ta nhìn nhận như thế nào về nguyên nhân của những đại dịch này?
Chúng ta nhìn nhận như thế nào về nguyên nhân của những đại dịch này? (Ảnh tổng hợp)

Kỳ 1: Những đại dịch bệnh trong lịch sử nhân loại

Vào năm 430 trước Công nguyên, thành bang Athens của Hy Lạp cổ đại đã mắc phải một trận đại ôn dịch khiến thân thể người bệnh thối rữa trong khi vẫn còn đang sống. Số người chết nhiều đến nỗi người ta đành bỏ mặc những xác chết ngoài đường và không chôn cất. Những con chim và thú dữ đã ăn xác chết, rất nhanh sau đó chúng cũng chết theo. Trận ôn dịch khủng khiếp đến nỗi, quân đội Spartan khi tiến vào xâm chiếm thành Athens cũng phải vội vàng rút lui. Đại dịch này được ghi chép rất cụ thể trong tác phẩm Đại dịch ở Athens của sử gia Thucydides - một nạn nhân trực tiếp trong đại dịch bệnh.

Ở Trung Hoa, vào năm 1642 cuối thời Minh, số người bị bệnh truyền nhiễm ở vùng Sơn Đông, Hà Bắc và Chiết Giang cực nhiều, thậm chí tình trạng trở nên hết sức hỗn loạn, trong mười nhà thì hết chín nhà bị bỏ hoang. Những người sống sót cũng mất đi rất nhiều người thân. Đại dịch này như tiếp tay cho quân đội Mãn Châu tiến chiếm thành công Trung Nguyên của nhà Đại Minh và lập nên Thanh triều.

Hoặc như La Mã cổ đại những năm sau công nguyên đã trải qua bốn lần dịch bệnh lớn. Một lần vào triều đại của hoàng đế Nero năm 65, lần khác là vào triều đại của hoàng đế Marcus Aurelius Antoninus năm 166 với tên gọi "Đại dịch Antonine", lần thứ ba là vào triều đại của hoàng đế Decius năm 250 với tên gọi “dịch bệnh Cyprian”, lần thứ tư là vào năm 303 dưới triều đại của hai hoàng đế Diocletian và hoàng đế Galerius. Hậu quả của mỗi lần đại dịch là hàng triệu đến hàng chục triệu người chết. Bạo chúa Nero chết vì tự sát trong cuộc bạo loạn ba năm sau bệnh dịch. Decius chết vì chiến tranh sau hai năm nắm quyền, trong khi bệnh dịch kéo dài gần hai thập kỷ và cướp đi 25 triệu sinh mạng. Diocletian thoái vị vì vấn đề sức khỏe. Galerius sau một năm vật lộn trên giường bệnh với cơ thể gần như thối rữa nhiều phần, cuối cùng đã qua đời.

Đặt vấn đề về nguyên nhân của đại ôn dịch theo quan điểm của người xưa

Tại sao lại xuất hiện những đại dịch gây kinh hoàng này? Người xưa cho rằng, đó là do đạo đức của những cộng đồng người này đã vô cùng sa sút, hoặc họ gây ra nhiều tội ác khiến nghiệp lực của những nơi này tích tụ quá lớn.

Hy Lạp cổ đại ban đầu ủng hộ một đời sống tinh thần thuần khiết và cao quý, nhưng trước khi bệnh dịch xảy ra, nhiều người Athens giàu có đã trở nên ngông cuồng. Họ trầm mê trong cuộc sống hưởng thụ vật chất; loạn luân và đồng tính luyến ái được coi là thời thượng. Khi xã hội đầy rẫy bạo lực và sự chém giết, đạo đức con người trở nên hoàn toàn bại hoại, cũng là lúc Athens gặp thảm họa.

xã hội đầy rẫy bạo lực và sự chém giết, đạo đức con người trở nên hoàn toàn bại hoại
Trước khi bệnh dịch xảy ra, nhiều người Athens giàu có đã trở nên phóng túng bại hoại. (Ảnh: Wikipedia)

Còn La Mã cổ đại mấy lần gặp ôn dịch cũng là trong thời kỳ họ bức hại Cơ Đốc giáo. Chính quyền La Mã đứng đầu là các hoàng đế Nero, Marcus Aurelius Antoninus, Decius, Diocletian và Galerius... đã buộc người Cơ Đốc phải từ bỏ tín ngưỡng của mình, chuyển sang tôn thờ các Thần của người La Mã và hoàng đế La Mã. Chính quyền La Mã phá hủy giáo đường Cơ Đốc, đốt cháy Kinh Thánh của họ, tịch thu tài sản, thanh trừng các tín đồ Cơ Đốc trong quân đội và chính phủ, thậm chí bỏ tù, tra tấn, nếu ai không từ bỏ đức tin liền bị xử tử. Người dân La Mã tin nghe theo lừa dối của chính quyền cũng hùa theo bức hại giáo dân Cơ Đốc và cũng phải trả giá rất đắt trong đại ôn dịch.

Ôn dịch giết người có chọn lọc?

Nhưng có một điều kỳ lạ, đó chính là không phải ai sống trong những hoàn cảnh ấy cũng mắc dịch bệnh. Trong chiến tranh Peloponnesian, người Athens đã bắt được nhiều người Peloponnes và đưa về thành phố Athens. Nhưng trong ghi chép ở cuốn Đại dịch ở Athens của sử gia Thucydides, không thấy nói về người Peloponnese bị nhiễm bệnh. Ôn dịch chỉ lan rộng ở thành phố Athens và ở các bang lớn hơn của Athens.

Hay như trận ôn dịch cuối triều Minh chỉ giết chết người dân và quân đội nhà Minh khiến binh lực suy yếu, còn kẻ địch của họ là quân đội Mãn Châu cùng đồng minh thì bình yên vô sự.

Người La Mã tin theo lời dối trá của chính quyền La Mã bức hại tín đồ Cơ Đốc giáo thì chết như ngả rạ; mặc dù có nhiều người vì lo sợ lây bệnh, đã đẩy những người thân đang bị nhiễm bệnh của họ ra khỏi nhà hoặc rời khỏi đường phố, thế mà cũng không thoát chết. Còn những tín đồ Cơ Đốc vì lòng từ bi đã tình nguyện xuống đường để chăm sóc người bệnh, truyền bá phúc âm cho họ, cầu nguyện hoặc giúp chôn cất người chết, làm một lễ an táng tương đối tươm tất cho người chết… thì không bị nhiễm bệnh. Thậm chí cả những người dân La Mã nghe được chân tướng từ tín đồ Cơ Đốc giáo, từ trong tâm phá trừ những lời dối trá phỉ báng Cơ Đốc giáo do chính quyền La Mã nhồi nhét, chân thành đón nhận phúc âm... thì cũng được cứu sống.

Tháng 3 năm Thuận Trị thứ 11 (năm 1654), khu vực Thành Đông của kinh thành Bắc Kinh xảy ra đại dịch, dịch bệnh bùng phát rất nhanh khiến rất nhiều người chết. Những người còn sống ghê sợ nên lánh xa khu vực này. Chỉ có một người con dâu nhà họ Cố khi nghe tin dữ, từ nhà mẹ đẻ cô nhất quyết trở về để chăm sóc gia đình nhà chồng đang nhiễm bệnh nặng. Lạ thay! bệnh dịch như tránh xa cô, cô hoàn toàn khỏe mạnh khi tiếp xúc với người bệnh, đồng thời cô còn cứu sống được 8 người trong gia đình chồng. Truyện này được ghi trong tác phẩm Đức Dục Cổ Giám của Sử Khiết Trình đời Thanh.

Trong tác phẩm Tùy Thư, phần Liệt truyện thứ 38, quyển 73 do thừa tướng Ngụy Trưng đời Đường chịu trách nhiệm biên soạn, có kể câu chuyện một người tên là Tân Công Nghĩa, sống vào thời nhà Tùy, là một vị quan thanh liêm, uyên bác và thương dân. Khi được bổ nhiệm đến Mân Châu làm thứ sử, ông thấy người dân nơi đây hay bỏ mặc người nhiễm dịch, dù là người thân của họ. Do vậy, ông đưa tất cả người bệnh về công đường nơi ông làm việc. Ông dùng toàn bộ bổng lộc của mình mua thuốc men, tìm thầy thuốc chữa trị cho bệnh nhân. Ông còn đích thân khuyên bảo động viên người bệnh ăn uống. Cứ như thế, những người bệnh ở công đường của ông đều khỏi bệnh hoàn toàn. Nhưng có một điều lạ lùng là dù liên tục tiếp xúc với bệnh nhân mà Tân Công Nghĩa vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh.

Chúng ta phải lý giải hiện tượng này ra sao? Ta thử tìm sự hỗ trợ từ những thành quả nghiên cứu mới nhất của khoa học hiện đại trong Kỳ 2 của loạt bài.

(còn tiếp...)

Nguyên Vũ

Tham khảo:

  • Power vs Force - an Anatomy of Consciousness (David R. Hawkins, M.D., Ph.D.)
  • The Holographic Universe (Michael Talbot)
  • Korotkov.eu
  • Hoàng Đế Nội Kinh
  • Kinh Thánh Cựu Ước



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán: Câu trả lời từ nguồn cội (Kỳ 1)