Dịch bệnh sẽ lây nhiễm cho ai? [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong các ngày lễ truyền thống của phương Đông, thường mang nội hàm kính sợ thiên địa, cầu phúc trừ tà, chẳng hạn như lễ bái thiên địa Thần linh trong dịp năm mới, cầu Thần linh phù hộ được phúc lợi và cát tường. Lễ hội đèn lồng, hy vọng xua đuổi tà ma nghênh đón điều tốt lành. Một số ngày lễ thì dùng để trừ tà và xua đuổi dịch bệnh. Chẳng hạn như Tiết Đoan Ngọ đeo túi thơm, dâng lễ vật cho năm sứ giả của bệnh dịch, vv., các bé trai treo một hồ lô quanh cổ để trừ tà tránh ác, trong quả hồ lô có chứa ngũ độc, ý là “thu” ngũ độc vào.

Ngũ độc là năm dịch độc do sứ giả ôn dịch thả ra. Năm sứ giả ôn dịch ám chỉ năm vị Ôn Thần, chuyên trách phát tán dịch bệnh tại nhân gian. Trong dân gian, trước nay đều có cách nói “Ôn dịch có mắt", chính là nói, ôn dịch phát sinh ở chỗ nào, ai sẽ nhiễm bệnh, thì mọi thứ đều đã có định số, đều đã được lựa chọn và quyết định cả rồi.

Tây Chiết Giang và Đông Chiết Giang rất khác nhau

“Di Kiên Chí” triều đại nhà Tống đã ghi lại một sự việc như thế này, vào năm đầu tiên của triều đại Nam Tống, Vương Thập Ngũ, người hầu của gia tộc họ Vương ở thôn Thạch Điền, huyện Vụ Nguyên, đột nhiên hôn mê, tám ngày sau tỉnh lại một cách thần kỳ. Sau đó anh ta kể lại những trải nghiệm của mình trong lúc hôn mê.

Thì ra khi đang cày ruộng, anh ta nhìn thấy có hơn chục người từ phía Tây đến, ai nấy đều mặc áo bào, tay xách rương, hộp và cái quạt to. Một người đến yêu cầu Vương Thập Ngũ chọn những cái chiếc hộp kia, rồi cùng họ lên đường. Khi đến miếu Ngũ Hầu ở quận thành, họ biểu thị với Ngũ Hầu rằng muốn gieo dịch bệnh ở Vụ Nguyên, nhưng Ngũ Hầu không cho phép, rồi hạ lệnh cho họ mau mau rời đi. Họ đến Nhạc Miếu, cũng bị ra lệnh phải rời đi như vậy. Đến Huy Châu ở huyện Hưu Ninh, bái kiến miếu Thần linh ở nơi đó, Thần linh ở đó đều không cho bọn họ gieo rắc ôn dịch. Sau đó, bọn họ tới Tuyên Châu, vừa tiến vào cổng miếu thờ liền có người ra nghênh tiếp. Được sự cho phép của Thần linh nơi đó, họ mới có thể gieo rắc dịch bệnh, bắt đầu từ nhà thầy lang họ Mạnh ở cổng Bắc mà gieo rắc dịch bệnh.

Ở nhà họ Mạnh, họ lấy từ trong rương ra vũ khí của mình, nào là quạt, nào là kích, ai bị trúng liền chết. Năm đó, bách tính ở Chiết Tây bị nhiễm dịch bệnh nhiều vô số kể, nhưng ở Chiết Đông thì vẫn bình an vô sự. Người dân Chiết Đông có nếp sống thành thật thiện lương, luôn tôn kính Thần linh, được Thần Thành Hoàng ở đó hay các Thần linh khác nhân từ bảo hộ, không cho ôn quỷ gieo rắc ôn dịch, nên mới tránh được tai họa ôn dịch.

Chính là nói rằng, nếu Thần linh không cho phép thì nơi đó sẽ không phát sinh ôn dịch. Ở nơi mà người dân thường kính sợ Thần linh, thành thật, thiện lương, chính khí sung túc; thì Thần linh sẽ không cho phép Ôn Thần gieo rắc ôn dịch ở nơi đó. Còn ở nơi mà người dân thường không tín Thần, không coi trọng đạo đức, làm ra nhiều chuyện tàn nhẫn không có tính người, thì Thần linh sẽ để cho Ôn Thần trừng phạt nơi đó.

Trách nhiệm sứ giả gieo rắc ôn dịch

“Ôn dịch” còn có một hàm nghĩa khác, đó là không để một người tốt nào bị ôn dịch vô duyên vô cớ lấy đi sinh mệnh.

Có một ví dụ như thế này, trong “Luân hồi tập” thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc có ghi chép rằng, ở Giang Âm tỉnh Giang Tô, có một trấn là Thân Cảng. Ở trấn Thân Cảng có miếu Quý Tử, tế tự nhân vật Quý Trát trứ danh thời xuân thu, gian phòng còn trống trong miếu được chính phủ trưng dụng và lập một trường học cấp 2 nhỏ ở đó. Hiệu trưởng tên là Trương Cửu Cao, là người đại thiện nổi danh ở nơi đó, là một vị nho gia quân tử. Khoảng vào năm mười mấy Dân Quốc, vào giữa tháng Giêng, cháu của Trương Cửu Cao là Trương Bảo Ngọc chết yểu, vào ngày 20 tháng 7 cùng năm, con trai trưởng của ông là Trương Ứng Trân cũng nhiễm bệnh mà chết. Đối với Trương Cửu Cao mà nói, cả đời hành thiện, kết quả trong nửa năm mà cả cháu trai và con trai trưởng đều lần lượt qua đời, ông bắt đầu hoài nghi Thiên lý thiện hữu thiện báo.

Dù sao thì người tốt đều được Thần bảo hộ
Dù sao thì người tốt đều được Thần bảo hộ.

Dù sao thì người tốt đều được Thần bảo hộ. Vào ngày 20 tháng 7 đó, vào ngày thứ 3 sau khi con trai trưởng của Trương Cửu Cao qua đời, vào 9 giờ sáng, khi con trai thứ hai của ông là Trương Ứng Giới ra ngoài đi mua thức ăn, đột nhiên nhìn thấy huynh trưởng đã qua đời mang theo cháu Trương Bảo Ngọc đến gặp mặt anh ta. Trương Ứng Giới chỉ kịp hô lên một tiếng “Đại huynh” liền ngất xỉu xuống đường. Người xung quanh nhìn thấy đều đến đỡ dậy, không ngờ sau khi Trương Ứng Giới đứng dậy, tiếng nói ra lại là tiếng của Trương Ứng Trân, rồi nói rõ hết tiền căn hậu quả.

Hóa ra kiếp trước của Trương Ứng Trân là một sứ Thần phụ trách bệnh dịch ở một không gian khác, và cháu trai của anh là Trương Bảo Ngọc là người phục vụ cho sứ Thần dịch bệnh, bởi vì trong khi làm việc gieo rắc ôn dịch mắc phải sai lầm, khiến người không nên chết mà phải chết, nên bị phạt tội chuyển sinh xuống nhân thế. Đối với Thiên Thượng mà nói, sinh ra tại nhân gian chính là khổ, sinh lão bệnh tử, ân ân oán oán, so với sự mỹ hảo trên Thiên Thượng thì không cách nào so sánh được. Hai chú cháu Trương Ứng Tân bị tử vong trong ôn dịch, là để hoàn trả nợ nghiệp do sai lầm năm đó gây ra; trả hết nợ nghiệp, liền quy vị, hồi về Thiên Thượng.

Thiện ác hữu báo là Thiên đạo, nhân quả báo ứng không sai bao giờ. Ở nhân gian hay Thiên Thượng đều là đạo lý này. Trong ghi chép này, sứ giả gieo rắc ôn dịch vì tìm nhầm người, phạm vào sai lầm, mà bị phạt, phải giáng xuống trần thế làm thường nhân. Có lẽ mọi người trong nhiều cổ thư Trung Quốc từng xem qua những câu chuyện về Thần Tiên ở trên Thiên giới vì phạm phải Thiên quy mà bị đánh hạ xuống thế gian làm người thường. Sứ giả gieo rắc ôn dịch bị trừng phạt, chớ thấy quyết định ôn dịch xảy ra ở chỗ này không xảy ra ở chỗ kia, lây nhiễm cho ai không lây nhiễm cho ai, là do Thần cao cấp hơn sứ giả ôn dịch an bài.

Virus ĐCSTQ chọn ai?

Nói đến đây, nhiều người nghĩ ngay đến đợt đại dịch virus corona mới hiện nay. Một số người đã phát hiện ra rằng loại virus này nhắm vào ĐCSTQ và tất cả các lực lượng ủng hộ ĐCSTQ, vì vậy nó còn được hầu hết các quốc gia trên thế giới gọi là “virus Trung Cộng”. ĐCSTQ đã phạm vô số tội ác.

Khi nói đến tội ác của ĐCSTQ, ĐCSTQ là phản Thần. Nó đấu Trời đấu đất, cải cách ruộng đất, Tam phản, Ngũ phản, Cách mạng Văn hóa và Phong trào Lục tứ (đàn áp sinh viên ngày 4 tháng 6 trên quảng trường Thiên An Môn), dàn dựng Vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn để vu khống và hãm hại Pháp Luân Công, đàn áp người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ, coi mạng người như cỏ rác, hại người giết người nhiều vô số kể. Quan trường Trung cộng hầu như không có quan nào không tham lam, không quan nào không háo sắc loạn tính, đặt lợi ích cá nhân lên trên hết, khiến đạo đức xã hội nhân loại trở nên bại hoại. Thử nghĩ, một ác đảng vu khống và bức hại giá trị Chân-Thiện-Nhẫn, thì Thiên Thượng có thể cho phép nó tồn tại mãi không?

Nói đến đây thì mọi người đã minh bạch “bệnh dịch có mắt” nghĩa là gì? Chính là nhân quả báo ứng. Có nhân thì mới có quả, không phải là dịch bệnh phát tán một cách ngẫu nhiên. Chúng ta biết được điều này là sự dự phòng tốt nhất.

Trong đợt bùng phát bệnh viêm phổi ở Vũ Hán vào năm 2020, những công dân Vũ Hán bị nhiễm bệnh đã được Đại Pháp bảo vệ và sống sót sau cơn tuyệt vọng thông qua việc thành tâm niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Đó là sự thật, đừng bỏ lỡ cơ hội, một niệm sẽ quyết định tương lai của bạn; dù bệnh dịch đang rất khốc liệt, nhưng Thần Phật từ bi đã ban cho con người chân ngôn để cứu mệnh.

Lam Sơn
Theo Window.minghui.org



BÀI CHỌN LỌC

Dịch bệnh sẽ lây nhiễm cho ai? [Radio]