Dịch bệnh đến thì ắt có nguyên nhân và phương thức tránh được dịch bệnh [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ xưa tới nay đều là dịch bệnh buông tha cho nhân loại, chứ không phải nhân loại đánh bại được dịch bệnh.

Trong chương 6 "Sách Khải Huyền" mô tả rằng: Một dòng sông nước của sự sống, sáng như pha lê, từ ngai vàng của Chúa chảy ra. Hai bên bờ sông có cây sinh mệnh, sinh ra mười hai loại quả, mỗi tháng lại kết thêm quả mới, lá trên cây chữa bệnh cho vạn dân. Sẽ không còn đêm tối, bởi vì Chúa đã đến với ánh sáng. Người được Chúa cứu rỗi sẽ mãi mãi làm vương. (Wiki)

Trần Đoàn Lão tổ của Đạo gia nói: “Chết bởi dịch bệnh thì không bởi số mệnh, mà do mắng Trời chửi Đất”. Ý tứ rằng có thể bình an vượt qua dịch bệnh hay không, liên quan đến thái độ của con người đối với Thiên Địa Thần linh, chứ không liên quan đến số mệnh trong quá khứ của con người.

Từ xưa tới nay đều là dịch bệnh buông tha cho nhân loại, chứ không phải nhân loại đánh bại được dịch bệnh.

Có dịch bệnh nào mà bị con người tiêu trừ hoàn toàn không? E rằng không có. Có dịch bệnh kỳ thực có thể tiêu trừ được, chỉ là tạm thời chưa xuất hiện thôi, dịch SARS, bệnh AIDS, dịch hạch... đến nay vẫn không có thuốc đặc hiệu, nhân loại vẫn tiếp tục sử dụng phương thức cách ly từ thời đại cổ xưa nhất. Khi con người ngày càng tin vào khoa học, càng ngày càng tự tin, thì sự bùng phát của ôn dịch là sự phủ nhận lớn nhất với “Nhân định thắng thiên”. Đối mặt với ôn dịch, thì nhân tố con người có thể khống chế là cực kỳ bé nhỏ.

Mỗi lần dịch bệnh trong lịch sử hầu như là một bí ẩn không cách nào giải đáp nổi. Dịch bệnh ở Athens, dịch bệnh ở La Mã cổ đại, dịch bệnh cái chết đen ở châu Âu, bao gồm cả những dịch bệnh lớn ở các triều đại trong lịch sử ở Trung Quốc, dịch bệnh cúm Tây Ban Nha... tình huống hầu như giống nhau: không thể tìm ra nguyên nhân gốc rễ của sự bùng phát và biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, nó đột nhiên xuất hiện rồi lan rộng, và sau đó, nó dường như nhận được chỉ lệnh nào đó, rồi đột nhiên biến mất một cách thần bí.

Bức tranh sơn dầu The Plague of Ashdod (Bệnh dịch của Ashdod) do Nicolas Poussin vẽ năm 1630 tại Pháp.
Bức tranh sơn dầu The Plague of Ashdod (Bệnh dịch của Ashdod) do Nicolas Poussin vẽ năm 1630 tại Pháp. (Wikipedia)

Sự xuất hiện và kết thúc của ôn dịch, bao gồm cả cách nó lây lan, dường như được chỉ huy bởi một bàn tay thần bí. Dù các nhà tiên tri có tiên đoán trước thì cuối cùng cũng không thể tránh khỏi, kết cục cuối cùng là dịch bệnh chưa bao giờ buông tha cho loài người, chứ không phải con người chiến thắng dịch bệnh.

Khoa học hiện nay chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu vi-rút trong phạm vi phát hiện của thiết bị, dựa trên các hiện tượng đã biết và phỏng đoán theo kinh nghiệm, ức chế sự lây lan của vi-rút trong không gian vật chất ở bề mặt, chú ý vệ sinh, rửa tay nhiều hơn, đeo khẩu trang... thậm chí bao kín toàn thân, tưởng chừng như điều này sẽ giúp tránh xa dịch bệnh, nhưng sự quỷ quyệt của vi-rút hầu như không thể đoán trước: có người phòng hộ tránh né đủ mọi cách, nhưng không thể thoát khỏi cái chết, thân thể cường tráng không hẳn là có sức đề kháng tốt hơn thân thể yếu ớt, có người tiếp xúc gần hay thậm chí dựa vào người bệnh đã chết để cầu nhanh chóng chết lại không hề bị lây nhiễm. Hơn nữa, mặc dù gặp được cùng loại Thần y Thần dược, thì có người có thể chữa khỏi, có người vẫn bị chết.

Những thứ tinh thần thuần túy có thể chế ước vi-rút

Văn Thiên Tường vào thời Nam Tống sau khi bị bắt, bị giam trong một nhà ngục nóng nực, hôi hám, bẩn thỉu, tràn ngập các loại uế khí bẩn thỉu, sống trong hoàn cảnh như vậy trong 3 năm, nhưng Văn Thiên Tường không sinh bệnh, nguyên nhân là sao? Ông nói trong “Chính khi ca tự” rằng: Ta khéo nuôi dưỡng cái khí hạo nhiên của mình, tức là chính khí.

Chính khí là gì? Các công cụ khoa học nhìn không thấy, kiểm tra quan trắc cũng không phát hiện ra, nhưng thứ thuần túy tinh thần này có thể ức chế vi-rút. Trường hợp của Văn Thiên Tường, chính phù hợp với câu trong “Hoàng đế nội kinh": "chính khí tồn tại trong thân thể thì tà không thể xâm nhập được". Trong thân thể có chính khí, có thể ngăn cản bệnh tà (virus) xâm nhập. Kỳ thực, Văn Thiên Tường từng gặp một người kỳ bí dạy ông tu tập Đại Quang Minh Pháp, “chính khí” của ông, xuất phát từ sự tu luyện nội tâm tín Phật sùng Đạo của ông.

Văn Thiên Tường từng gặp một người kỳ bí dạy ông tu tập Đại Quang Minh Pháp, “chính khí” của ông, xuất phát từ sự tu luyện nội tâm tín Phật sùng Đạo của ông.
Văn Thiên Tường từng gặp một người kỳ bí dạy ông tu tập Đại Quang Minh Pháp, “chính khí” của ông, xuất phát từ sự tu luyện nội tâm tín Phật sùng Đạo của ông. (Wikipedia / CC BY-SA 3.0)

Công viên Văn Thiên Tường ở Hồng Kông, có một tấm bia đá mô tả sự tích cuộc đời của Văn Thiên Tường, trên đó cũng có khắc dòng bài thơ "Chính Khí Ca" của ông.

Về nguyên nhân sinh ra ôn dịch, “Hoàng đế nội kinh” ghi chép: “Nhân khí bất túc, thiên khí như hư, nhân thần thất thủ, thần quang bất tụ, tà quỷ can nhân" (Khí con người không đủ, khí Trời hư hao, thần của con người (nguyên thần) không làm chủ được thân thể, ánh sáng thần (tức năng lượng của nguyên thần) không tụ hợp, thì tà quỷ xâm phạm can thiệp vào cơ thể con người). “Tà quỷ” ở đây, bị y học duy vật hiện đại nhìn nhận như một phép ẩn dụ miêu tả mức độ nghiêm trọng của vi-rút, đem "tà quỷ" giải thích thành vi-rút hay các vi sinh vật có thể nhìn thấy bằng mắt thường, "Thần và quỷ" trong các sách Đông y cũng đều bị cho rằng là mê tín.

Khoa học hiện đại cho rằng khí hậu bất thường dẫn đến dịch bệnh, theo quan điểm của Đông y cổ đại, ôn dịch và bệnh tật thông thường có khác biệt rất lớn, khí hậu thất thường, nóng lạnh thay đổi chỉ là nhân tố bên ngoài gây ra ôn dịch.

Ngô Hữu Tính thời nhà Minh chỉ ra trong cuốn "Ôn dịch luận" rằng: "Ôn dịch này là một căn bệnh, không phải gió, không phải lạnh, không phải nóng, không phải ẩm ướt, đó là cảm ứng bởi một loại khí khác trong trời đất". Đây chính là “lệ khí", nếu đem “lệ khí" giải thích thành vi-rút trong y học hiện đại, hiển nhiên quá đơn giản.

"Ôn dịch này là một căn bệnh, không phải gió, không phải lạnh, không phải nóng, không phải ẩm ướt, đó là cảm ứng bởi một loại khí khác trong trời đất". (Tổng hợp)
"Ôn dịch này là một căn bệnh, không phải gió, không phải lạnh, không phải nóng, không phải ẩm ướt, đó là cảm ứng bởi một loại khí khác trong trời đất". (Tổng hợp)

Phương Tây cổ đại tin rằng ôn dịch có nguồn gốc từ không gian khác, do tà linh hoặc Thần linh phẫn nộ gây nên. Dịch bệnh cái chết đen đương thời bị cho là tà linh (evil spirits) xâm nhập vào nhân thể. Hiện nay cũng có nhà khoa học thừa nhận rằng có một số loại virus có khả năng tồn tại trong không gian thâm sâu hơn mà nhân loại không thể phát hiện ra, là vật chất vi quan hơn.

Nếu tà linh gây ra ôn dịch không hiển hiện ra ở không gian hiện thực, như vậy cái gọi là thuốc chữa triệu chứng trong nghiên cứu khoa học thì làm sao có thể tác động đến nó được? Tà linh chỉ có thể bị Thần linh đến từ không gian siêu vật chất đến hàng phục. Điều này không khó lý giải, trong "Ba Tư cổ kinh" cách đây ba nghìn năm, y học được mô tả như cuộc chiến tranh chống lại tà linh. Hầu như tất cả các thầy thuốc ở Babylon đều là những thầy tế bái thần linh. Ở Á Đông cổ đại, hàng nghìn năm nay đều là Y - Đạo không tách biệt, rất nhiều Thần y là người tu Đạo, rất nhiều Đạo sĩ cũng rất am hiểu trong việc tiêu trừ ôn dịch.

Ở Á Đông cổ đại, hàng nghìn năm nay đều là Y - Đạo không tách biệt, rất nhiều Thần y là người tu Đạo, rất nhiều Đạo sĩ cũng rất am hiểu trong việc tiêu trừ ôn dịch. Hình minh họa là bức tranh chân dung Thần Nông, từ bức tranh "đế vương đạo thống vạn niên đồ" của Cừu Anh triều Minh.
Ở Á Đông cổ đại, hàng nghìn năm nay đều là Y - Đạo không tách biệt, rất nhiều Thần y là người tu Đạo, rất nhiều Đạo sĩ cũng rất am hiểu trong việc tiêu trừ ôn dịch. Hình minh họa là bức tranh chân dung Thần Nông, từ bức tranh "đế vương đạo thống vạn niên đồ" của Cừu Anh triều Minh. (Miền công cộng)

Tại sao Thần y lại khó chữa được bệnh trong thiên hạ

Các bậc Thần y được ghi lại trong lịch sử đều có thuật hồi thiên, các Đạo sĩ có thể làm phép và trì chú để hóa giải ôn dịch, nhưng cho dù là Thần y Thần tăng cũng chỉ có thể chữa khỏi một số căn bệnh, điều gọi là bệnh trong thiên hạ Thần y cũng khó chữa là tại sao?

Người có đạo đức hành nghề y, càng biết thuận Thiên Đạo, người đó tuyệt sẽ không làm trái Thiên ý. Hết thảy an bài trên thế gian đều có định số, bậc Thánh hiền trí dũng trên thế gian cũng không thể cải biến được. Trung Quốc có cách nói Ôn thần, trên Thiên Đình, Lôi Thần phụ trách trừng trị các cá nhân, Ôn Thần phụ trách hủy diệt một địa khu hoặc thậm chí cả một quốc gia. Lữ Nhạc trong “Phong thần diễn nghĩa" là Đại Đế phụ trách ôn dịch, ông cai quản sáu vị Chính Thần bộ Ôn dịch, mỗi vị lại có vô số ôn quỷ. Ôn quỷ mang ôn dịch phát tán ở nơi nào thì nơi đó sẽ xuất hiện ôn dịch. Họ cũng tuân theo an bài có trật tự của Thần mà thực thi cụ thể thôi.

Trong kinh Phật nói về tai hoạ ôn dịch, cho rằng ôn dịch chính là "phi nhân" siêu việt con người thả tới nhân gian, không phải là nhân tố vật chất trong tầng không gian này của con người. Nếu con người đức hạnh thấp kém, chẳng hạn như giết người, trộm cắp, tà dâm và không giữ mười thiện nghiệp, thì sẽ chiêu mời ôn dịch.

Vì vậy, Phật giáo cho rằng một người có mắc bệnh hay không, không phụ thuộc vào việc người đó có bị lây nhiễm hay không mà là do nghiệp lực của tự thân người đó. Người có nghiệp lực lớn, thì ôn dịch đã nhắm vào anh ta ở một nơi bí ẩn, khó mà chạy thoát được, còn người không có loại bệnh nghiệp đó, dù không phòng ngừa, thì cũng không bị lây nhiễm. Trong nạn dịch, người mỏng phúc sẽ chết vì dịch bệnh, đây cũng chính là đạo lý “Thần y chữa bệnh nhưng khó chữa mệnh”.

thần ôn dịch
Thần ôn dịch. (Ảnh miền công cộng)

Đạo giáo cho rằng ôn dịch là báo ứng thiện ác do con người trái với Thiên lý. Trần Đoàn Lão tổ của Đạo giáo trong "Tâm tướng thiên" nói rằng: "Dịch bệnh tử vong không bởi số mệnh, mà bởi mắng Trời chửi Đất". Có thể bình an thoát khỏi ôn dịch hay không thì có liên đới đến thái độ của con người với Thiên Địa Thần linh, chứ không liên quan đến số mệnh trước đây của người đó. Con người khinh nhờn Thiên Địa Thần linh, mắng Đất chửi Trời, đó là căn nguyên dẫn đến ôn dịch hoành hành. "Thiên Địa" trong văn hóa truyền thống phương Đông và phương Tây đều có quan hệ với Thần linh, hiện nay những người vô Thần đã tước bỏ đi hàm nghĩa ở tầng căn bản nhất này. “Thiên Địa" bị duy vật hoá, chỉ cuộc hạn trong thế giới tự nhiên mà khoa học có thể thăm dò được.

Cùng một phương thuốc, có người chỉ có thể kiếm được một ít tiền, có người lại có thể sử dụng nó tạo nên kỳ công, được phong thưởng.

Ở phương Tây, ôn dịch được cho là sự trừng phạt của Chúa đối với con người. Vị thần cai quản y học của người Hy Lạp cổ đại là Apollo, ông có thể chữa trị những bệnh tình nguy kịch, nhưng cũng có thể lây lan ôn dịch như bệnh truyền nhiễm, trừng trị những kẻ khinh nhờn Thần linh.

“Kinh Thánh” có 60 chỗ đề cập đến ôn dịch, chỉ rõ ra rằng ôn dịch không phát sinh ngẫu nhiên, ôn dịch là sự trừng phạt của Thượng Đế, trừng phạt những kẻ ruồng bỏ Thần và phản bội Thần. Khi tâm địa của Pharaoh Ai Cập trở nên ương ngạnh, Thần đã giáng xuống ôn dịch để cảnh cáo Pharaoh; khi bách tính dâm loạn, thờ phụng tượng Thần của người ngoại bang, Thần liền nổi cơn thịnh nộ với người Israel, ôn dịch lập tức lây lan trong người dân Israel.

Ba lần ôn dịch ở Ai Cập cổ đại nhắm vào những quốc gia "không được Moses thụ ký"; ba lần ôn dịch lớn ở La Mã cổ đại nhắm vào những người bức hại tín đồ Cơ Đốc. Ôn dịch chỉ lây nhiễm cho một quần thể người và địa khu nhất định, hoặc gây bệnh chết người, hoặc gây thiệt hại nặng nề để đẩy nhanh sự suy tàn diệt vong, sau khi trừng phạt xong, Thần sẽ lập tức thu lại, biểu hiện tại thế gian là ôn dịch đột nhiên biến mất. Ôn dịch là kết quả của việc người không trị thì Trời trị, sự phát sinh của dịch bệnh, chứng tỏ rằng vị Thần cai quản thế giới lấy công bằng, chính nghĩa để cân bằng hết thảy.

Một bức vẽ về dịch bệnh ở Florence năm 1348. (Wikipedia)
Một bức vẽ về dịch bệnh ở Florence năm 1348. (Wikipedia)

Sự cứu rỗi đến cùng với dịch bệnh

Bản thân dịch bệnh không đáng sợ, mỗi năm đều có ôn dịch lớn nhỏ khác nhau, nó là một loại cơ chế điều tiết trật tự giữa trời đất. Loại cơ chế điều tiết này là có quy luật, vạn vật vận hành theo phép tắc phù hợp với luân lý của Trời Đất, người không tuân theo, tự nhiên sẽ bị lệch khỏi quỹ đạo vận hành của Thiên Địa, đây chính là đào thải. Làm trái Thiên Đạo, Thiên lý, biểu hiện tại nhân gian chính là băng hoại đạo đức, mất hết nhân luân, đây cũng chính là đạo lý dịch bệnh không lây nhiễm cho người hiếu đễ thiện lương được ghi chép lại trong lịch sử.

Khi hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến thế giới nhỏ bé của bản thân, lấy cái tôi làm trung tâm, còn gia đình bạn bè chuyển động quanh mình, họ nghĩ rằng những người khác không liên quan gì đến họ và thống khổ của người khác không liên quan gì đến bản thân, nhưng ôn dịch đã đảo loạn hết thảy.

Người ta trốn ở nhà không dám tiếp xúc, nhưng có người ngã ở bên kia đường, có người bị nhiễm dịch chết ở phòng bên cạnh, vi-rút tràn ngập khắp nơi trong không khí, không thể phòng tránh được.

Trong cơn hoảng loạn, chúng ta ngẩng đầu lên trời và cầu xin Thần linh bảo hộ, nhưng chúng ta đã cách Thần quá xa! Độc hại của vô Thần luận và thuyết tiến hóa đã khiến chúng ta tạo nghiệp vô số, nghiệp lực do đấu Trời đấu Đất, khinh nhờn Thần linh đã dẫn chúng ta đến tai họa tột cùng, không tin Thần, chối bỏ Thần, sỉ nhục Thần, thì khi ôn dịch ập đến, làm sao Thần có thể bảo hộ bạn?

Vậy nên, nếu con người muốn tự cứu mình, thì quan trọng hơn cả việc phòng hộ ở mặt vật chất, là cần xem xét lại ở mặt tinh thần, không chỉ căn cứ vào truy cứu phương diện chính trị, mà còn phải có sự sám hối phản tỉnh của cá nhân: Tại sao chúng ta lại rời xa giáo huấn của Thần? Những việc thương Thiên hại lý, tuyệt diệt nhân tính kia, phải chăng chúng ta đã lấy công việc làm lý do để tham gia một cách chủ động hay bị động? Vì con cái gia đình của mình có được điều tốt, vì bảo đảm công việc, tiền lương, cuộc sống của bản thân, mà phải chăng chúng ta đã làm trái lương tâm trợ giúp kẻ hành ác? Vì nhu nhược sợ hãi, chúng ta phải chăng vẫn luôn đồng lõa với những lời dối trá của quốc gia? Mà những dũng sĩ dám lên tiếng kia, đều từng là đối tượng chúng ta mỉa mai chế giễu, phải chăng chúng ta đã vô cảm chai lỳ trước những gì mà họ đã trải qua?

Trong khủng hoảng, phúc âm nhất định sẽ đến, bởi vì Thần không bỏ rơi chúng ta, đến cùng với ôn dịch còn có sự cứu rỗi của Thần. Trong kiếp nạn, Thần sẽ an định cho chúng ta, phân biệt ta chúng ta và cứu rỗi chúng ta: "Mặc dù có hàng nghìn người gục ngã bên cạnh bạn, nhưng tai ương sẽ không đến gần bạn".

Lam Sơn
Theo Tần Thuận Thiên - Apollo



BÀI CHỌN LỌC

Dịch bệnh đến thì ắt có nguyên nhân và phương thức tránh được dịch bệnh [Radio]