Dị tượng: Bắc Kinh xuất hiện “Bầu trời âm dương” là dấu hiệu báo trước điều gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, đã có những dị tượng thường xuyên xảy ra ở nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc. Ngày 7 tháng 10, một "bầu trời âm dương" xuất hiện trên bầu trời Bắc Kinh, đám mây âm dương có viền gọn gàng chia bầu trời thành hai. Theo học thuyết "Thiên - nhân cảm ứng" cổ đại, thiên tượng này biểu thị điều gì?

Trung Quốc cổ đại có thuật chiêm tinh học, bao gồm các hiện tượng thiên văn như trời, đất, núi và sông, mặt trời, mặt trăng và các vì sao, gió, mưa, sấm và chớp, sương giá, tuyết, mây mù, mây và cầu vồng, và khí hậu bốn mùa. Nếu khí của một khu vực không biến đổi bất thường thì có nghĩa hết thảy mọi thứ ở khu vực đó đều bình thường, không có dấu hiệu báo trước điềm xấu, chẳng lành. Nếu khí trong khu vực có những chỗ không phù hợp với khí đáng lẽ phải có, thì khu vực đó hoặc là kỷ cương triều chính suy đồi, đạo đức nhân luân suy bại, hoặc mưa chẳng thuận, gió chẳng hòa, dân đói kém, gia súc chết v.v., tóm lại đại họa sắp giáng xuống.

Đổng Trọng Thư đã viết trong trước tác “Thiên - nhân tam sách” nổi tiếng của ông rằng: “Quốc gia bại hoại vô đạo thì Trời sẽ giáng tai họa để cảnh cáo”

Tai họa do Trời gây ra không chỉ là động đất và lũ lụt, mà là tất nhiên chúng cũng bao gồm các biến dị của tinh tượng và khí tượng.

Chương Hồng Phạm, sách Thượng Thư, một chương quan trọng trong tư tưởng cổ đại Á Đông, có ghi chép rằng:

Vào năm Chu Văn Vương thứ 13, Vũ Vương đến thăm Cơ Tử. Vũ Vương nói: "Trời che chở cho dân chúng thế gian, Trời khiến dân chúng sống hòa thuận với nhau. Tôi không biết lẽ thường mà Trời khiến dân chúng thế gian an cư lạc nghiệp rốt cục là những gì? "

Cơ Tử trả lời: "Tôi nghe nói trước đây, Cổn đã sử dụng phương pháp ngăn chặn để chống lũ lụt, điều này đã phá vỡ quy luật của ngũ hành. Thế là Thượng Đế tức giận và không truyền thụ cho ông ta 9 phép tắc lớn. Như thế, lẽ thường trị quốc an dân đã bại hoại. Cổn bị kết án và bị giết chết. Vũ kế thừa công việc của cha và tiếp tục trị thủy chống lũ lụt, vì vậy Trời đã ban cho Vũ chín loại phép tắc lớn. Như thế, lẽ thường trị quốc an dân đã được định ra"

"Thứ nhất là ngũ hành. Thứ hai là cung kính cẩn thận làm tốt năm sự tình. Thứ ba là siêng năng thực hành tám loại chính trị. Thứ tư là dung hòa năm loại thiên tượng và các mùa. Thứ năm là thiết lập quy tắc của chế độ quân chủ. Thứ sáu, nên dùng ba đức hạnh để trị sửa dân chúng. Thứ bảy, nên dùng bói toán để giải quyết những nghi ngờ, từ đó đạt được minh triết. Thứ tám, nên nghiêm túc xem xét kỹ lưỡng các dấu hiệu của Trời. Thứ chín, nên dùng năm loại hạnh phúc để khuyên bảo khích lệ mọi người, dùng sáu loại hình phạt để quy chuẩn và can ngăn mọi người"

“Trong số đó, thứ tám, các dấu hiệu khác nhau của Trời, có cái là mưa, có cái là nắng, có cái là ấm, có cái là lạnh và có cái là gió. Nếu năm hiện tượng này đều xảy ra đúng thời kỳ và theo quy luật nhất định, thì tất cả các loại thực vật sẽ sinh sôi, mùa màng cũng sẽ có thu hoạch lớn. Nếu một loại hiện tượng quá nhiều thì sẽ có hung hiểm. Nếu một loại hiện tượng quá ít thì cũng có hung hiểm".

"Những điềm lành may mắn bao gồm: Nếu thiên tử làm việc cung kính cẩn thận thì mưa thuận gió hòa. Nếu thiên tử có tài trị quốc thì ắt sẽ có đủ ánh nắng. Nếu thiên tử sáng suốt thì ắt sẽ có ấm áp đúng lúc. Nếu thiên tử có mưu lược thì sẽ có lạnh đúng lúc. Nếu thiên tử có nhận thức thấu triệt thì ắt sẽ có gió đúng lúc"

"Những điềm xấu khác nhau bao gồm: Nếu thiên tử cư xử kiêu ngạo thì mưa to sẽ liên tiếp không ngừng. Nếu thiên tử phạm sai lầm thì thời tiết sẽ hạn hán không mưa. Nếu thiên tử ham an dật hưởng thụ thì thời tiết sẽ thường nóng. Nếu thiên tử làm việc nóng vội thì thời tiết sẽ thường lạnh. Nếu thiên tử xử lý việc không khôn khéo thì gió sẽ thổi không ngừng".

箕子

Cơ Tử (nguồn ảnh: Wikipedia)

Có thể thấy, dị tượng "bầu trời âm dương" ở Trung Quốc quả thực là một trong những dấu hiệu đa dạng cần được xem xét nghiêm túc kỹ lưỡng.

Trong cuốn Ất Tỵ Chiêm của Lý Thuần Phong, chương Vân Chiêm thứ 52, quyển thứ tám có viết:

Đám mây trôi đi như mảnh vải, hoặc phía Nam, hoặc phía Đông, hoặc phía Bắc, hoặc phía Tây, ở phía trên của quận, thì quận chúa sẽ có chuyện buồn.

Không có một đám mây nào trong tầm mắt, chỉ có đám mây màu đỏ giống như một con rắn đang đứng, bên dưới sẽ có chiến tranh đổ máu. Không có một đám mây nào trong tầm mắt, chỉ có đám mây đỏ giống như một con thuyền lật, thì bên dưới cũng sẽ có chiến tranh.

Khí mây đỏ như như bóng ảnh, bề tôi phản loạn, nhưng cũng không quá ba năm. Khí mây đỏ là điềm báo kẻ chủ động chiến tranh sẽ chết, khách sẽ thắng, chủ nhân thất bại.

Khí đỏ che mặt trời như đổ máu, hạn hán gay gắt, dân đói khổ ngàn dặm.

Khí đen giống như đại lộ, dài không thấy đầu đuôi, không quá 3 tháng, đại xá thiên hạ.

Khí đen giống như bầy cừu heo cá, các nước xunh quanh không thuận theo.

Khí đen như cái đấu, biến hóa như bầy ngựa, rắn rết, là sẽ có dịch bệnh, dân chúng bị chết, quân đội nước ngoài muốn đánh Trung Quốc.

Đám mây giống như một mảnh vải, thiên hạ binh đao nổi can qua.

Nhìn chung quanh không thấy một đám mây, chỉ thấy đám mây đen trên trời, binh đao nổi can qua.

Mây nửa trời, binh đao nổi mái nhà, không quá 3 ngày mưa lớn.

Không có một đám mây nào trong tầm mắt, chỉ thấy đám mây đỏ tươi giống như ánh đuốc, thì bên dưới chiến tranh máu chảy.

Mặt trời mờ mờ không có ánh sáng, binh nội loạn, tướng quân tuân theo pháp luật, xét công trạng để biểu dương, ngăn cấm hình phạt hà khắc, chờ kẻ gian mưu đồ.

Trời u ám không mưa, ngày không thấy mặt trời, đêm không thấy trăng sao, sau trên ba ngày, âm mưu xảy ra, cẩn thận người xung quanh và sứ giả địch. Âm u từ năm đến bảy ngày, có âm mưu chiếm đoạt quyền lực, sẽ có sự soán ngôi.

Trời có mây, mặt trăng mặt trời đều không có ánh sáng, ngày không thấy mặt trời, đêm không thấy mặt trời, đêm không thấy sao, có mây che phủ mà không mưa, đây là âm mưu của bậc quân vương và các quan đại thần, hai kẻ thù không đội trời chung. Nếu ngày âm u, đêm có trăng, tức vua mưu tính diệt bề tôi. Nếu đêm âm u, ngày có mặt trời, thì bề tôi âm mưu diệt hoàng đế.

Khí trắng như một dải đến tận cùng chân trời, sẽ nổ ra binh đao. Mây như rắn trắng đến chân trời, sẽ nổ ra binh đao và đổ máu. Mây như rắn trắng sẽ xuất hiện vào ban đêm, năm đó nổi binh đao.

Mây mù che phủ, tà khí, âm lấn át dương, gian thần mưu tính hại vua. Đó là mây mù trên trời, sương mù dưới nhân gian. Không thấy mặt trời mặt trăng là mây mù. Người phía trước người phía sau không thấy nhau mà sương mù. Mây mù là khí, ứng với bề tôi phi pháp, làm loạn phép vua. Sương mù nửa đêm xuống, đến giữa ngày không tan, vua không ngộ, quan thi hành tà chính đối với bách tính. Qua giữa ngày mà giống như mưa, là bề tôi mạnh. Đêm mây mù, ngày sáng, là bề tôi mưu hại vua. Ngày mây mù đêm sáng, là bề tôi đắc chí.

Mây vàng bao phủ che sao Bắc Đẩu, thì hôm sau trời sẽ mưa. Mây đỏ che sao Bắc Đẩu, hôm sau trời nóng chết người. Mây trắng che Bắc Đẩu, không quá 3 ngày có mưa. Mây xanh che Bắc Đẩu, mưa ngay. Trên, giữa, dưới Bắc Đẩu chỉ có một đám mây, 5 ngày sau mưa lớn.

Tác phẩm "Vân Chiêm thứ 52" của Lý Thuần Phong cho thấy những đám mây bất thường và hiện tượng thiên văn cũng tương ứng với các hiện tượng ở nhân gian. Chúng ta thử xem "bầu trời âm dương" ở Bắc Kinh ứng với những dấu hiệu nào được ghi trong bộ sách này.

Trung Dung
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Dị tượng: Bắc Kinh xuất hiện “Bầu trời âm dương” là dấu hiệu báo trước điều gì?