Đi tìm danh nhân trong lịch sử: Danh nhân Tam Quốc, Từ Thứ đã đi đâu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Thực tình mà nói, ta  là Từ Thứ. Tiểu Đạo sĩ 21 đời trước là viên Tiểu hiệu, thuộc hạ của Lưu Dự Châu (Lưu Bị), ta niệm tình trận chiến Phàn Thành có nhiều chiến công, cho nên mới tới cứu. Sao còn muốn ép ta ở lại?". Nói xong, Đạo sĩ từ từ rời đi.

Từ Thứ (?— ~230), tự Nguyên Trực, người Dĩnh Xuyên (nay là Trường Cát, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Ông là mưu sĩ cuối thời Đông Hán dưới trướng Lưu Bị, sau đó về với Tào Tháo. Sau khi Từ Thứ đầu hàng Tào Ngụy, được cha con Tào Tháo, Tào Phi tín nhiệm và trọng dụng, chức quan thẳng đường lên cao. Đến năm Hoàng Sơ thứ 4 (năm 223), Từ Thứ đã được phong làm Trung lang tướng, Ngự sử Trung thừa, là trọng thần thực sự của triều đình.

Dựa theo chế độ quan chức lúc ấy, Hoàng đế mỗi lần cử hành triều hội, văn võ bá quan đều quần tụ ngồi cùng một chỗ, nhưng Ngự sử Trung thừa và Thượng thư lệnh, Tư lệ Hiệu úy, lại ngồi dự thính đơn độc bên cạnh hoàng thất, sử gọi là "tam độc tọa", có thể thấy được địa vị rất cao. Từ Thứ ở nước Ngụy như gió xuân đắc ý, số làm quan. Khi Gia Cát Lượng xuất binh đến Lũng Hữu, biết Từ Thứ là mưu sĩ tài giỏi như thế, từng cảm thán nói: "Nước Nguỵ nhiều kẻ sĩ vậy! Hai người ấy cũng chẳng được dùng ư?. Trong "Tam quốc chí", những ghi chép về Từ Thứ cũng chỉ như vậy, kết cục của ông không được nói rõ ràng.

徐庶(图片:出自清代版《三国演义》)
Từ Thứ (Ảnh: Xuất từ bản "Tam Quốc Diễn Nghĩa" đời nhà Thanh)

Năm Khang Hi thứ 13 (năm 1674), Tổng binh Vương Phụ Thần làm phản ở Bình Lương, đại tướng quân Đồ Hải mang binh chinh phạt. Một người lính tên là Đinh Vu Anh do gặp mưa bão nên mất liên lạc với đại quân. Đến đêm anh ta lạc đường đi vào sơn cốc, cứ cưỡi ngựa đi vòng quanh tại chỗ. Ước chừng khoảng nửa đêm, đoán rằng đêm đó là không đi ra ngoài được, liền xuống ngựa dựa vào cây nghỉ ngơi, chờ đến hừng đông mới tính tiếp.

Lúc này anh ta nhìn thấy một chiếc đèn đỏ từ nơi xa từ từ đến, chờ đến gần xem xét, là một ông lão, râu và lông mày giống như vẽ, quần áo cũng không phải y phục mà con người thời đó thường mặc.

Ông lão nói với Đinh Vu Anh: "Anh bị lạc đường à?"

Đinh Vu Anh nói: "Đúng vậy. Nhờ lão nhân gia chỉ hộ đường ra".

Ông lão nói: "Núi này hoang vắng, khắp nơi hổ lang ẩn hiện, nơi này cách đại lộ có năm mươi, sáu mươi dặm. Lập tức đi theo ta, ta dẫn anh ra ngoài".

Nói xong ông lão đi ngay ở phía trước, Đinh Vu Anh cưỡi ngựa theo sau. Trên đường dẫu đầy rẫy rừng cây khe rãnh, ông lão vẫn đi như bay, cưỡi ngựa dường như cũng không đuổi kịp, không lâu sau đã đến một nơi bằng phẳng. Ông lão dừng bước lại, đưa chiếc đèn trong tay tặng cho anh lính rồi nói: "Đại lộ không còn xa".

Đinh Vu Anh nhìn chiếc đèn này, không phải làm bằng vải, không phải giấy, cũng không phải cao nến, mà trong ngoài trong suốt như lưu ly, vừa đỏ vừa tròn. Trong lòng cảm giác rất kỳ quái, anh lính xin hỏi danh tính của ông lão. Ông lão nói: "Ta là Từ Thứ thời Tam quốc". Đinh Vu Anh giật mình há hốc mồm, vừa định bái tạ, thì đã không thấy ông lão đâu nữa.

Đinh Vu Anh đi thêm vài dặm, quả nhiên đã đến đường lớn, lúc này phương đông đã sáng, đèn cũng đã tắt. Nhìn kỹ thì hóa ra là một quả hạnh đỏ, to chừng bằng cái bát đồng. Khi Đinh Vu Anh trở lại trong quân, kể lại lần kỳ ngộ này, tất cả mọi người nói rằng hiện tại là khí hậu ngày đông giá rét, không thể có quả hạnh to như thế. Vì vậy lúc này họ mới tin rằng Đinh Vu Anh đã thực sự gặp Từ Thứ.

Trong một quyển cổ thư khác là "Hồ thị thế thuyết", cũng đề cập đến việc Từ Thứ rời đi. Sách nói rằng trên biển Linh Sơn Đông Bắc có một đảo tên là Cổ Tử Dương, ở trên đảo có một loài hoa chống rét màu trắng, kích thước của nó bằng một đôi bàn tay. Có một người đến hái loại hoa này, trên đường về gặp phải một ông lão chèo chiếc thuyền nhỏ, đi giày mặc đạo bào, giống như người cổ đại. Ông lão hỏi anh ta: "Anh muốn đi đâu?". Người hiếu sự kia thành thật trả lời, ông lão lập tức quát lớn: "Cái này không phải là vật ở thế gian phàm tục, có thể lưu cho con người chống cự mùa đông giá lạnh". Ông lão lại nói cho anh ta biết: "Tức Mặc có một vị tiên sinh học đạo tên là Hồ Dịch Dương, anh có thể thay ta chào hỏi hắn". Nói xong không thấy ông lão đâu nữa.

有个好事者前往摘取这种花,回途中遇见一个驾着小船的老人(示意图片:〔清〕顾鹤庆画作局部)
Có một người đến hái loại hoa này, trên đường về gặp phải một ông lão chèo chiếc thuyền nhỏ. (Ảnh: Một phần trong bức tranh của Cố Hạc Khánh)

Người kia nghe xong vô cùng kinh ngạc, thế là đóng bè trúc tiếp tục trở về. Trên đường chợt gió lớn thổi lên, cho đến khi người kia đem vứt bỏ toàn bộ số hoa chống đông hái được thì gió lớn mới dừng lại. Về sau người kia đi tìm Hồ Dịch Dương, kể cho ông biết tất cả những gì mình đã chứng kiến. Hồ Dịch Dương nói cho anh ta biết: "Người kia là Từ Thứ thời Tam quốc, đã ẩn cư trên Cổ Tử Dương từ rất lâu rồi".

Trong cuốn "Dung am bút ký" đời nhà Thanh, cũng có ghi chép về việc Từ Thứ thành Tiên, tác giả của cuốn sách là Tiết Phúc Thành (1838-1894), một nhà ngoại giao nổi tiếng cuối thời nhà Thanh. Trong sách ông đã tự thuật rằng:

Cố Hồng Sơn tiên sinh, là ông cố chú của tôi. Năm tôi sáu, bảy tuổi, theo ông học chữ, lúc ấy tiên sinh đã hơn tám mươi tuổi. Cố lão tiên sinh từng nói cho tôi: Ông thuở thiếu thời đọc sách trong miếu Dược Vương ở thành Vô Tích, trong miếu có mấy Đạo sĩ. Một ngày nọ, chợt có một Đạo sĩ ở bên ngoài đến xin ở tạm một thời gian. Vị Đạo sĩ ngoại lai này "tâm thái và diện mạo đều cổ quái, thần khí phóng khoáng, nói chuyện cổ kim, không gì không biết, càng thích nói về chuyện thời sự Tam Quốc, cảm khái lâm ly, khiến người ta phải khóc". Những sự tích mà ông ấy kể, thường là những chuyện mà trong tư liệu lịch sử không có ghi chép. Hỏi tính danh của ông ấy, thì ông ta chỉ cười không đáp.

Sau mấy tháng, một Đạo sĩ trẻ bỗng nhiên mắc bệnh ngất đi, ông ấy sai người lấy hơn mười thạch lá dâu, cho vào một cái nồi lớn, đun lấy nước uống, tiểu Đạo sĩ bỗng nhiên tỉnh lại, vị Đạo sĩ ngoại lai cũng bèn cáo từ. Lão Đạo sĩ cảm thấy ông là người tu hành kỳ dị, nhiều lần muốn giữ ông ở lại, nhưng vị Đạo sĩ ngoại lai nhất định phải rời đi. Lúc rời đi, lão Đạo sĩ vẫn muốn cực lực giữ lại, vị Đạo sĩ ngoại lai lúc này mới nói ra chân tướng: "Thực tình mà nói, ta là Từ Thứ. Tiểu Đạo sĩ vào 21 đời trước là viên Tiểu hiệu, thuộc hạ của Lưu Dự Châu (Lưu Bị), ta niệm tình trận chiến Phàn Thành có nhiều chiến công, cho nên mới tới cứu. Sao còn muốn ép ta ở lại?". Nói xong, Đạo sĩ từ từ rời đi. Lão Đạo sĩ lúc này biết vị này là Thần Tiên, vội vàng đuổi theo, nhưng lại đuổi không kịp, đi mấy chục bước thì không nhìn thấy người đâu nữa, dường như đã biến mất trong hư không.

Trong "Dung am bút ký" còn có một truyền thuyết Từ Thứ hiển linh cứu người. Thời kỳ Càn Long cuối nhà Thanh hoặc trong năm Gia Khánh, có một vị Đạo sĩ đột nhiên đến du ngoạn ở một thôn của một huyện nọ thuộc Quảng Đông. Vị Đạo này sĩ quần áo tả tơi, cầu xin người trong thôn bố thí cơm chay, ngoại trừ một bà lão cho một bát cơm, còn lại không có người nào nguyện ý bố thí. Đạo sĩ thương tâm thở dài nói: "Ta muốn cứu người phương này, nào ngờ số Trời khó xoay chuyển, không thể gắng gượng được". Người trong thôn mặc dù không bố thí, thế nhưng vẫn còn ở ranh giới cuối cùng tín Thần, Đạo sĩ thở dài, để bọn họ coi trọng, thế là tiến đến đám đông quan sát. Có lẽ Đạo sĩ nhìn thấy họ vẫn còn tín Thần, liền phun cơm vừa mới ăn, nôn trên một tảng đá lớn, nói với mọi người: "Năm nay trên Trời giáng xuống đại dịch, người chết không đếm được, cơm này nuốt một hạt, có thể cứu một người. Các ngươi còn không muốn sống sao?". Thôn dân nghe xong đều tin tưởng, bọn họ tranh nhau ăn cơm mà đạo sĩ phun ra. Có thôn dân hỏi danh tính, đạo sĩ trả lời: "Từ Thứ". Nói xong nhanh chóng rời đi. Không lâu sau tại nơi đó phát sinh ôn dịch, chết không ít người, nhưng phàm là người đã ăn hạt cơm kia thì đều bình an vô sự.

Trong lịch sử có rất nhiều danh nhân, trong đó có rất nhiều là người tu Đạo, nhìn bề ngoài thì họ đẫ qua đời sau trăm năm, kỳ thực chính là một loại "chướng nhãn pháp" để che mắt người đời, lưu lại di thể cũng không phải là thi thể thật, mà là dùng một vật phẩm biến hóa mà thành. Bản thể đã chuyển hóa đắc Đạo thành Tiên. Di thể trải qua một đoạn thời gian biến trở về nguyên hình, hoặc là cùng nhau biến mất. Vì vậy người bình thường rất khó biết chân tướng.

Trung Nguyên

Theo Tuệ Minh - Sound of Hope

Nguồn tham khảo:

"Nhĩ Thực lục" của Nhạc Quân (đời nhà Thanh)
"Hồ Thị thế thuyết", khuyết danh (đời nhà Thanh)
"Dung am bút ký" của Tiết Phúc Thành (đời nhà Thanh).

 



BÀI CHỌN LỌC

Đi tìm danh nhân trong lịch sử: Danh nhân Tam Quốc, Từ Thứ đã đi đâu?