Đi tìm câu trả lời thế kỷ cho hiện tượng 'nước Mỹ đỏ' (Kỳ 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chuyên gia phân tích chính trị người Trung Quốc - Giang Phong đã đăng một video trên kênh Youtube “Giang Phong mạn đàm” vào ngày 16/11 nhận định rằng Joe Biden cùng cánh tả đã chiếm đoạt chính quyền giống như thủ đoạn của Lenin và “Cách mạng Tháng Mười”.

Kỳ 1: Chủ nghĩa cộng sản đã đến Mỹ quốc như thế nào

“Nước Mỹ đỏ”, nỗi sửng sốt của đa phần nhân loại

Từ việc chiếm lĩnh truyền thông, đẩy mạnh tuyên truyền để lung lạc nhân tâm đến việc che giấu mục đích thật sự là xây dựng một chính quyền cộng sản sau lớp vỏ ngoài là con đường dân chủ giả hiệu thông qua Đại hội Xô Viết - được tuyên truyền là nơi đại diện cho dân ý; rồi khi đã chiếm được đa số trong các Xô viết thì sử dụng lực lượng Cheka (Ủy Ban đặc biệt toàn Nga) để tiêu diệt những đảng phái chính trị khác, thủ tiêu dân chủ và không để lại bất cứ cơ hội nào cho các đối thủ cạnh tranh khác đảng phái; Đồng thời, tập hợp tất cả những lực lượng bên lề xã hội như người vô gia cư ở thành thị, người đồng tính luyến ái, người cổ động nữ quyền, người vô sản lưu manh… hứa hẹn quyền lợi với họ và tổ chức những nhóm người này thành những lực lượng khủng bố để trấn áp các chính trị gia bằng bạo lực đường phố…

Nhận xét của chuyên gia Giang Phong đã khiến chúng ta phải giật mình nhìn lại nước Mỹ - một quốc gia từ khi ra đời vẫn là một nước tự do. Sau Thế chiến 2, Mỹ vươn lên hàng siêu cường, là tiền đồn của chủ nghĩa Tư bản, lãnh đạo Khối các nước Tự do để ngăn cản sự lan truyền của “làn sóng đỏ” các nước Cộng sản do Liên Xô đứng đầu. Chiến tranh Lạnh đã diễn ra giữa hai Khối Tư bản Tự do và Khối Cộng sản suốt từ năm 1946 cho đến năm 1991 là khi Liên Xô sụp đổ. Vào năm 1991, chứng kiến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước cộng sản ở Đông Âu, một học giả nổi tiếng người Mỹ gốc Nhật là Francis Fukuyama đã thốt lên: “Lịch sử đã kết thúc” - ý rằng từ nay trở đi không còn sự đấu tranh giữa hai hệ tư tưởng, hai lực lượng quân sự lớn đối kháng nhau và nhân loại sẽ được sống thanh bình.

Sự thực hóa ra phức tạp hơn nhiều.

Thực tế cho thấy nước Mỹ ngày nay đã bị “đỏ hóa”, một màu đỏ của cách mạng. Trong Đảng Dân chủ Mỹ hiện tại, ưu thế tuyệt đối thuộc về những chính trị gia cánh tả như: Bernie Sanders, Hillary Clinton, Joe Biden, Kamala Harris v.v. Trong đời sống chính trị xã hội Hoa Kỳ, truyền thông cánh tả chiếm tuyệt đại đa số với lối tuyên truyền một chiều, thiên lệch giả dối và vụ lợi, kiểm duyệt và bưng bít - những đặc trưng của lối truyền thông của các nước cộng sản; những biển hiệu lớn ca ngợi Mao và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được treo ngay giữa quảng trường Thời đại ở New York; những tỷ phú cánh tả và những chính trị gia “tay trong tay” với lãnh đạo Trung cộng hay cùng chung lợi ích với ĐCSTQ; những giáo sư đại học mê mẩn mô hình xã hội chủ nghĩa… hầu như giới tinh hoa nước Mỹ đã ngả về cánh tả. Ở trong trường đại học và trên đường phố, đa phần giới trẻ nhiệt liệt ủng hộ Chủ nghĩa Xã hội (CNXH). Theo kết quả khảo sát của hãng Gallup vào tháng 8/2018 cho thấy 51% số người trẻ ở Mỹ và 57% số người theo đảng Dân Chủ thích CNXH.

Kết quả, hay hậu quả ấy không thể đến trong một sớm một chiều. Nước Mỹ chẳng thể đêm trước còn là một thế giới Tự do chống cộng sản, sáng ra thức dậy bỗng đổi sang màu đỏ cách mạng. Bởi vì chủ nghĩa cộng sản (CNCS) trước hết là một hệ tư tưởng, không phải một thực thể vật chất (theo cái nghĩa mắt người có thể nhìn thấy) mặc dầu những người Cộng sản luôn đề cao chủ nghĩa duy vật, nó cần thời gian để gây ảnh hưởng. Bởi vậy đây là một quá trình len lỏi, xâm thực vào quan niệm tư tưởng, lợi dụng tất cả cơ hội tiếp cận để tác động tư tưởng con người bằng các thủ đoạn hình thức biến hóa tinh vi của tuyên truyền, dần dần ăn mòn sức kháng cự tinh thần của xã hội tự do, tiến tới thay thế hoàn toàn bằng nhân sinh quan cộng sản của từ giới tinh hoa cho đến hạng bình dân, từ người trưởng thành cho đến thế hệ trẻ. Nói như Antonio Gramsci - Tổng bí thư và là người sáng lập Đảng Cộng sản Italia - đó là một “cuộc trường chinh bên trong thể chế”.

Ý tưởng về “Cuộc trường chinh bên trong thể chế”

Ý tưởng của Gramsci là không thể lập tức kích động những người có đạo đức, văn hóa, tín ngưỡng để lật đổ một chính phủ hợp pháp. Đó là một công việc lâu dài bắt đầu bằng việc lật đổ tôn giáo, đạo đức và nền văn minh và kết quả là tạo ra những kẻ lưu manh, phản truyền thống, có đạo đức thấp kém và vô Thần.

Nửa thế kỷ sau, một nhân vật có tên Yuri Bezmenov, bí danh là Thomas Schumann, là một điệp viên KGB của Liên Xô cũ, đã đào thoát thành công khỏi Liên Xô sang phương Tây vào năm 1970, đã tiết lộ trong các cuốn sách và các bài diễn giảng của mình về các thủ đoạn bí mật nhằm lật đổ phương Tây, chính là chi tiết hóa ý tưởng của Gramsci.

Bezmenov phân tích chi tiết về quá trình và chiến lược, lĩnh vực và thủ đoạn của chiến lược lật đổ. Nhìn chung, việc lật đổ được chia thành bốn giai đoạn:

Giai đoạn 1: Gây ra suy đồi văn hóa và đạo đức ở các quốc gia đối địch
Giai đoạn 2: Tạo ra tình trạng bất ổn xã hội tại các quốc gia này.
Giai đoạn 3: Tạo ra khủng hoảng và khủng hoảng sẽ dẫn đến ba cục diện có thể xảy ra, đó là nội chiến, cách mạng, hoặc bị kẻ địch bên ngoài xâm lược.
Giai đoạn 4: Nắm bắt cơ hội đoạt chính quyền, sau đó tiến đến “ổn định cục diện” để xây dựng quốc gia độc tài có chế độ một đảng dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản (ĐCS), gọi là “bình thường hóa”.

Theo lời của Bezmenov, mục tiêu ĐCS thâm nhập chủ yếu gồm ba lĩnh vực lớn:

  • Lĩnh vực tư tưởng, gồm có tôn giáo, giáo dục, truyền thông và văn hóa;
  • Các tổ chức quyền lực gồm chính phủ, tòa án, cảnh sát, quân đội, và ngoại giao;
  • Hoạt động xã hội, gồm gia đình và cộng đồng, y tế, quan hệ giữa người thuộc các sắc tộc khác nhau, quan hệ giữa tầng lớp lao động và tư bản.

Bezmenov nói, giai đoạn đầu - lật đổ hình thái ý thức thường cần mất 15 đến 20 năm, đó cũng chính là thời gian một thế hệ tiếp thu giáo dục; giai đoạn hai từ 2 đến 5 năm; giai đoạn ba chỉ cần 3 đến 6 tháng. Trong bài phát biểu năm 1984, ông đã nói rằng giai đoạn đầu đã hoàn thành, và hiệu quả của nó vượt xa sự tưởng tượng của chính quyền Liên Xô.

Trước khi nói đến “Cuộc trường chinh bên trong thể chế” vốn bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ trước và sự xâm lăng vào xã hội Mỹ của tư tưởng cộng sản trên nhiều lĩnh vực: tín ngưỡng, gia đình, chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa nghệ thuật, giáo dục, truyền thông… chúng ta hãy trở lại một thời điểm xa hơn, lúc mà cuộc vận động này được đặt những nền móng đầu tiên trong đời sống xã hội Mỹ. Nhưng ở đây do khuôn khổ dung lượng của bài viết, chúng tôi chỉ có thể khái quát một vài nét trong cả một thế kỷ liên tục thâm nhập của ĐCS vào xã hội Hoa Kỳ trong lĩnh vực tư tưởng trọng yếu nhất: tín ngưỡng, giáo dục và văn hóa, là một phần nguyên nhân để dẫn đến cục diện ngày hôm nay.

Mục tiêu tối cao và trước hết: phá hủy tín ngưỡng

Nước Mỹ đã từng có đức tin mạnh mẽ

Trong vũ trụ tồn tại lý tương sinh tương khắc: có chính thì có tà, có thiện thì có ác, có Thần Phật thì ắt có ma quỷ. Mọi dân tộc trên Trái Đất đều có câu chuyện khởi nguồn từ các vị Thần của họ. Thần chính là những sinh mệnh cao cấp đã sáng tạo ra các dân tộc, giúp con người xây dựng nền văn minh, dạy cho con người có đạo đức, có trí tuệ, biết phân biệt thiện - ác, chính - tà, đúng - sai. Còn ma quỷ thì làm điều ngược lại vì chúng muốn hủy diệt con người.

Muốn vậy, chúng phải hủy diệt lòng tin của con người vào Thần. Khi đoạn tuyệt với Thần, mất đi cái nguồn gốc sức mạnh của đức hạnh, của trí huệ sáng suốt, con người bị bỏ lại với ma quỷ và sẽ không bao giờ là đối thủ với chúng, kể cả người thông minh nhất. Khi đã mất đi tín ngưỡng vào Thần, mất đi tiêu chuẩn để phân định đúng - sai thì ma quỷ dễ dàng khống chế con người bằng tà thuyết của chúng.

Nước Mỹ cũng không nằm ngoài những điều ấy.

Nước Mỹ lập quốc trên nền tảng tín Thần. Khi các Tổng thống mới đắc cử tuyên thệ nhậm chức, đều sẽ đặt tay lên cuốn “Kinh Thánh” và cầu Thượng đế ban phước cho nước Mỹ. Các bậc quốc phụ của nước Mỹ như: George Washington, John Adams, Thomas Jefferson, Benjamin Franklin… đều là những trái tim nồng nhiệt tín Chúa. Sáng Thế Chủ đã hiện diện đầy tôn kính và quyền uy trong văn bản đầu tiên và thiêng liêng nhất của đất nước Hoa Kỳ - “Tuyên ngôn độc lập”, đó là: ”... Sáng Thế Chủ đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm…”

Câu châm ngôn nổi tiếng của nước Mỹ là: “In God we trust - Chúng ta tin tưởng vào Thượng đế.”

Đó là nền tảng của sức mạnh tinh thần của nước Mỹ, người Mỹ.

Vậy thì làm sao có thể khiến đức tin của người Mỹ phai nhạt dần, tiến tới một xã hội vô Thần?

Câu trả lời là: cần chuẩn bị cho kế hoạch đó một nền móng lý luận. Vừa hay, Cựu Lục địa (châu Âu) đã cung cấp vô Thần luận và Tiến hóa luận, có thể coi như hai mũi tiến công chủ lực vào tín ngưỡng đối với Thần của người Mỹ.

Những chuẩn bị cho sự ra đời của CNCS

Vô Thần luận và Tiến hóa luận

Tư tưởng vô Thần luận đã có từ thời cổ đại và đặc biệt mạnh lên từ thế kỷ 19. Tại nửa cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa vô thần vươn lên vị trí nổi bật dưới ảnh hưởng của các nhà triết học duy lý và tự do tư tưởng. Nhiều triết gia Đức nổi bật trong thời kỳ này đã phủ nhận sự tồn tại của Thần thánh và có thái độ phê phán tôn giáo, trong đó có Ludwig Feuerbach, Arthur Schopenhauer, Karl Marx và Friedrich Nietzsche.”

Karl Marx - cha đẻ của CNCS có tuyên ngôn nổi tiếng: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

Và: “Khái niệm về Chúa là căn bản của một loại văn minh biến thái, nhất định phải tiêu diệt nó.”

Thuyết tiến hóa của Darwin lại là một hướng tiến công khác vào tín ngưỡng đứng trên quan điểm khoa học: con người không phải sáng tạo của Sáng Thế Chủ hay Đấng Sáng Tạo, mà là tiến hóa từ vượn.

Những quan niệm phản truyền thống

Không chỉ có thế, lòng tin vào Thần còn bị tấn công quyết liệt gián tiếp qua gia đình truyền thống bởi các phong trào vận động đi ngược lại truyền thống phương Tây như phong trào nữ quyền hiện đại, giải phóng tình dục, quyền lợi cho người đồng tính v.v. có mầm mống từ những thế kỷ trước.

Trong quan niệm truyền thống của phương Tây, hôn nhân là thiêng liêng và có Chúa chứng giám. Còn ở phương Đông, phu thê trong lễ vu quy cũng phải bái lạy Thiên Địa, tạ ơn Trời Đất se duyên. Phủ nhận hôn nhân truyền thống cũng là một cách tinh vi để phủ nhận Thần.

Phong trào nữ quyền có từ thế kỷ 18, ban đầu tương đối hợp lý và có chừng mực, nhưng rồi đến thời hiện đại nó đã trở nên cực đoan, nó đã xúi bẩy người phụ nữ dần dần phủ nhận sự khác biệt và vai trò mà Đấng Sáng Tạo đã ban cho họ - thiên chức của họ trong gia đình cùng với thiên tính của họ: sự mềm mại, dịu dàng, bao dung nhẫn nại mà lại kiên trinh.

Tự do tình dục phá hủy trinh tiết và đạo đức cũng như sự tôn nghiêm và lòng trân trọng của nam nữ đối với nhau, khiến mối quan hệ vợ chồng càng thêm lỏng lẻo và dễ tan vỡ trước ngoại cảnh cám dỗ. Hôn nhân đồng tính càng làm đảo loạn âm dương, xóa bỏ sự đặc trưng về giới tính và vai trò rõ rệt của hai giới, khiến quan hệ hôn nhân thêm biến dị và bại hoại, chính là một nguyên nhân sụp đổ của các đô thành văn minh trong lịch sử như Athen, La Mã, Pompeii; Sodom và Gomorrah trong Kinh Thánh Cựu Ước.

Phá hủy hôn nhân truyền thống cũng là phá hoại chính tín vào Thần. Những người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) không tưởng ở phương Tây như Robert Owen và Charles Fourier là những kẻ quyết liệt nhất trong việc phủ nhận Thần, chủ trương tự do tình dục và phá hoại hôn nhân truyền thống. Robert Owen đã từng tuyên bố rằng công xã CNXH sẽ giải cứu nhân loại khỏi “tam vị nhất thể của ác ma lớn nhất”; ông ta giải thích từ “ác ma cực lớn” là: “Tôi muốn chỉ tài sản tư hữu và những tôn giáo và hôn nhân hoang đường dựa trên cơ sở tài sản tư hữu”.

Còn Charles Fourier thì cho rằng sự thỏa mãn về tình dục theo bất cứ hình thức nào, kể cả cuồng dâm, bạo lực tình dục, thậm chí cả sự loạn luân giữa các thành viên trong gia đình và cả sự giao phối với súc vật, chỉ cần không phải là cưỡng ép, đều nên được cho phép. Do vậy, có thể nói ông là người tiên phong cho “lý luận tình dục đồng giới” – một nhánh mới của phong trào đồng tính luyến ái (LGBTQ) đương thời.

Dưới ảnh hưởng của Owen và đặc biệt là Fourier, vào thế kỷ 19, tại Mỹ đã xuất hiện mấy chục công xã CNXH không tưởng, nhưng đó chưa phải thời điểm hoàng kim của chúng. Tuy vậy, tư tưởng tự do tình dục của những nhà CNXH không tưởng sau đó lại được “hà hơi tiếp sức” nhờ học thuyết tâm lý của Freud coi ham muốn nhục dục của con người là then chốt để lý giải vấn đề gia đình. Những oai lý tà thuyết về vô Thần luận, Tiến hóa luận, chủ nghĩa nữ quyền, tự do tình dục… cuối cùng đã theo về với truyền nhân chính thức của chúng là Karl Marx và chủ thuyết cộng sản của ông ta ở châu Âu, rồi theo chân các “trí thức tháp ngà”, chúng tràn vào nước Mỹ từ những thập niên đầu tiên của thế kỷ 20. Chúng ta hãy cùng theo dõi tiến trình ấy.

Sự ra đời của Đảng cộng sản Mỹ và ảnh hưởng của nó

ĐCS Mỹ được thành lập vào năm 1919 là một tổ chức tuân theo Quốc tế Cộng sản và ĐCS Liên Xô cùng dạng như vậy. Trong gần 100 năm lịch sử, mặc dù Đảng Cộng sản Mỹ chưa bao giờ trở thành một Đảng lớn sở hữu nhiều đảng viên, nhưng vẫn đang phát huy sức ảnh hưởng tương đối lớn ở Mỹ. Họ sử dụng các thủ đoạn linh hoạt và đa dạng, cấu kết với các đoàn thể cực đoan và các phần tử cực đoan trong xã hội Mỹ, thâm nhập vào các phong trào công nhân, phong trào học sinh, giáo hội, thậm chí là chính phủ Mỹ. Và không thể phủ nhận ảnh hưởng của nó với giới trí thức Mỹ, đặc biệt những “trí thức tháp ngà” - những người luôn mang hoài bão muốn cải tạo xã hội nhưng lại thiếu thực tế, bởi vậy đã bị ma quỷ lừa, và tiếp tục gieo rắc sự lừa dối.

Tâm lý “Cỏ luôn xanh hơn ở phía bên kia sườn đồi”

Cuốn “Cuộc Hành hương Chính trị” (Political Pilgrims) của nhà xã hội học người Mỹ Paul Hollander kể câu chuyện những trí thức trẻ say mê CNCS ào ạt hành hương chính trị sang Liên Xô thời Stalin, Trung Quốc thời Mao, và Cuba thời Fidel Castro. Mặc dù bấy giờ bạo lực phát sinh khắp nơi khiến người ta phải kinh hãi nhưng những thanh niên hành hương chính trị này không hề hay biết; sau khi quay về, họ vẫn nhiệt tình soạn sách ca ngợi chế độ CNXH.

Thực tế ở nước Mỹ, người bị CNCS hấp dẫn trong các thời kỳ khác nhau có các động cơ khác nhau. Thời đầu, rất nhiều đảng viên ĐCS Mỹ là dân nhập cư, địa vị kinh tế thấp, khó hòa nhập vào cộng đồng, chịu ảnh hưởng của mẫu quốc (đa số là Nga và các nước Đông Âu) mà gia nhập ĐCS Mỹ.

Sau cuộc Đại Suy thoái Kinh tế vào những năm 1930, ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx ở phương Tây bùng phát, giới tư tưởng của phương Tây chuyển hướng tả một cách đột ngột. Rất nhiều trí thức sang Liên Xô tham quan, rồi về nhà viết sách lý luận, tuyên truyền tư tưởng CNXH, trong đó có cả một số nhà tư tưởng, tác gia, nghệ thuật gia, nhà báo có sức ảnh hưởng lớn v.v.

Hãy lấy Edgar Snow, một nhà báo nổi tiếng người Mỹ làm ví dụ. Ông ta là một người đồng hành của chủ nghĩa cộng sản, đến mức có thể giúp chủ nghĩa cộng sản tuyên truyền và gây dựng cảm tình tốt đẹp trên đất Mỹ. Khi Mao Trạch Đông gặp Edgar Snow tại hầm trú ẩn ở Thiểm Bắc mới trả lời những câu hỏi trong kịch bản phỏng vấn của Edgar Snow theo hướng tạo ấn tượng có lợi cho ĐCSTQ: “Đây là kết tinh của trí tuệ tập thể trung ương ĐCSTQ, tiếp đó cho thế giới thấy một hình tượng ĐCSTQ công khai rõ ràng, thẳng thắn bộc trực, tiến cùng thời gian.”

Edgar Snow chỉ là một trong khá nhiều các “trí thức tháp ngà” giúp ĐCSTQ tuyên truyền. Những trí thức này được trọng vọng trong những quốc gia cộng sản, sẵn sàng lờ đi hay “nhìn mà như không thấy” những tang thương mà các ĐCS Liên Xô, Trung Quốc gây ra cho dân chúng và xã hội của họ, mặt khác lại cực lực phê bình chế độ chính trị truyền thống ở đất nước mình.

Yuri Bezmenov, cựu điệp viên KGB, nhớ lại những lần tiếp đãi những “người bạn” nước ngoài tới thăm. Toàn bộ hành trình của họ trên đất Liên Xô đã được dàn dựng sắp xếp, trong đó có tất cả mọi thứ để nâng cao hình ảnh cho chính quyền ĐCS Liên Xô - trừ sự thật. Những “cảm tình viên” này sau đó trở về nước Mỹ, mang theo những tài liệu giả mạo và tuyên truyền cho dân chúng Mỹ, thậm chí còn dưới tên một tạp chí Mỹ. Vì các “cảm tình viên” này đa phần là những trí thức có tiếng, quan điểm của họ lại sinh ra các “cảm tình viên” mới trong xã hội Mỹ, nhất là bộ phận trí thức.

Đó là chưa kể sự tấn công trực tiếp từ “phía bên kia” theo phương thức “mềm” là truyền bá học thuật.

Xuất khẩu cách mạng theo lối mềm

Hãy lấy một ví dụ làm đại diện. Năm 1935, những người theo chủ nghĩa Marx phái Frankfurt ở Đức sang Mỹ và liên kết với trường Đại học Columbia ở New York.

Lý luận của Marcuse phái Frankfurt đã hấp thu chủ nghĩa Marx và tư tưởng loạn tính dục của Freud, chủ trương giải phóng sự áp chế của văn minh đối với tính dục, là một trong những bàn tay chủ yếu thúc đẩy trào lưu giải phóng tình dục. Marcuse cho rằng, nếu muốn đạt được tự do và giải phóng, tất phải xóa bỏ sự tiết chế quá mức của chủ nghĩa tư bản đối với bản năng con người, vì thế, ắt phải phản đối tất cả các tôn giáo và đạo đức, trật tự, và quyền lực truyền thống, biến xã hội thành Utopia, tức là một xã hội không tưởng có thể hưởng lạc vô độ mà không phải làm việc.

Phái Frankfurt và những trí thức cánh tả bản địa Mỹ cùng nhau truyền bá chủ nghĩa Marx và biến thể của nó, đã làm hỏng nhiều thế hệ thanh thiếu niên của Mỹ sau này.

...

Tất cả những sự chuẩn bị ấy làm tiền đề về tư tưởng cho giai đoạn bùng nổ kế tiếp - Cuộc vận động phản văn hóa của nước Mỹ những năm 60 - một sự biến trời long đất lở sẽ được trình bày ở “Kỳ 2: Cuộc trường chinh bên trong thể chế” - bí ẩn vẫn đang chờ được khám phá.

(Còn tiếp...)

Nguyên Vũ



BÀI CHỌN LỌC

Đi tìm câu trả lời thế kỷ cho hiện tượng 'nước Mỹ đỏ' (Kỳ 1)