Đi làm đến muộn, vắng mặt, người xưa trừng phạt như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc đi làm đến muộn hay vắng mặt thì rất thường gặp trong xã hội hiện đại. Để nâng cao hiệu suất công tác và chấm dứt việc nhân viên đến muộn, các công ty lớn đều có quy định trừng phạt có liên quan, mà thời cổ đại cũng đã làm như vậy. Các triều đại xưa cũng đã có những quy định chi tiết đối với việc quan lại đi làm muộn, và đã có rất nhiều biện pháp ngăn chặn hiện tượng này.

Thời gian làm và nghỉ "đến sớm về sớm"

Quan lại xưa hành xử với nguyên tắc "thanh, thận, cần", tức thanh liêm, cẩn thận, và chuyên cần. Tối thiểu của chuyên cần là phải đi làm và về đúng giờ, không được đến muộn về sớm hay vắng mặt. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản làm quan thời xưa. Thời gian công tác của quan lại thời xưa khác với chế độ làm việc 8 giờ một ngày của thời hiện đại, nhưng tổng thể mà nói thì sáng đi làm sớm và về cũng sớm hơn.

Hơn 2000 năm trước, Kinh Thi đã ghi chép một câu chuyện người vợ vào sáng sớm giục chồng đi làm rằng: "Gà trống đã gáy rồi, vào triều đến lúc rồi. Phương đông trời đã sáng, vào triều đã vội vàng".

Bởi vì đương thời giao thông không thuận tiện, thế nên vào triều đi làm đúng giờ thì phải dậy chuẩn bị từ rất sớm, do đó có thể thấy, từ thời Xuân Thu, người xưa đã có truyền thống "gà gáy dậy đi làm" rồi. Sau này thời gian này được định hình là "giờ mão", tức từ 5 đến 7 giờ sáng.

Từ thời Xuân Thu, người xưa đã có truyền thống "gà gáy dậy đi làm" rồi. Sau này thời gian này được định hình là "giờ mão", tức từ 5 đến 7 giờ sáng. (Pikist)
Từ thời Xuân Thu, người xưa đã có truyền thống "gà gáy dậy đi làm" rồi. Sau này thời gian này được định hình là "giờ mão", tức từ 5 đến 7 giờ sáng. (Pikist)

Quy định về thời gian hết giờ đi làm thì mỗi triều đại mỗi thời kỳ có sự thay đổi khác nhau, ví như triều nhà Thanh quy định mùa Xuân Hạ thì 4 giờ chiều nghỉ làm, Thu Đông thì 3 giờ chiều nghỉ làm, đã hình thành thông lệ thời xưa. Điều đó cũng có nghĩa là giờ làm buổi sáng là 6, 7 giờ, tan tầm là 3, 4 giờ buổi chiều.

Cũng giống như các đô thị hiện đại ngày nay, người xưa đi làm thì thời gian đi đường khá nhiều. Thi nhân đời Đường là Bạch Cư Dị đã miêu tả sự gian nan trên đường đi làm trong bài thơ của ông rằng: "Về nhà đã gần đêm, rời nhà lúc bình minh". Hiện tượng này rất phổ biến, vì giá nhà thời xưa không thấp hơn thời hiện đại, rất nhiều quan lại cấp trung và cấp thấp thường không mua nổi nhà ở trong và ở vùng phụ cận các đô thị, đành phải đến vùng ven ngoại ô mua, đường xá xa xôi lại giao thông không thuận tiện, do đó về đến nhà đã "gần đêm" rồi.

Thời xưa, quan lại đi làm thì việc đầu tiên là họp. Ở chính quyền trung ương, triều đình họp triều đình ở cấp bậc cao nhất, đây cũng chính là sự việc trong chế độ quan lại xưa mà mọi người biết rộng rãi. Thời gian đi làm của các cơ quan chính quyền các cấp các địa phương cũng tương tự như của triều đình, cũng là trước tiên tham gia cuộc họp do quan đứng đầu chủ trì, sau đó ai nấy làm công việc trình tự của mình.

Nhưng đồng thời còn quy định số người họp, các quan lại cùng làm với nhau đều thân thuộc, ai không đến thì nhìn qua là biết liền. Vì vậy cũng trở thành một loại "điểm danh" biến tướng.

Thời xưa, quan lại đi làm thì việc đầu tiên là họp. Ở chính quyền trung ương, triều đình họp triều đình ở cấp bậc cao nhất, đây cũng chính là sự việc trong chế độ quan lại xưa mà mọi người biết rộng rãi.
Thời xưa, quan lại đi làm thì việc đầu tiên là họp. Ở chính quyền trung ương, triều đình họp triều đình ở cấp bậc cao nhất, đây cũng chính là sự việc trong chế độ quan lại xưa mà mọi người biết rộng rãi. (Miền công cộng)

Đến muộn hoặc vắng mặt bị phạt

Nếu có người đến muộn hoặc vắng mặt, thì pháp luật xưa cũng có quy định xử phạt rất nghiêm khắc. Đối với người đến muộn hoặc vắng mặt, ngoài việc bị "đánh roi" ra, còn bị đủ các loại biện pháp trừng phạt như trừ lương, giáng cấp, cách chức, thậm chí ngồi tù…

Ví như có một điều khoản "Quan chức không đi làm mà không có lý do" trong luật nhà Đường được ghi chép trong sách "Đường luật sơ nghị", tức là đến giờ mà quan chức trong và ngoài triều đình vẫn chưa đến, vắng mặt một hôm thì bị xử phạt bị đánh 20 gậy nhỏ, cứ mỗi lần tái phạm 3 ngày thì hình phạt tăng một bậc, 25 ngày thì đánh 100 gậy lớn, 35 ngày thì bị xử phạt ngồi tù một năm. Đồng thời còn có giải thích tư pháp cụ thể, đại ý là: quan lại bên trong và bên ngoài triều đình phải điểm danh kiểm tra số người, có khi một ngày điểm danh mấy lần, liên tục điểm danh. Khi điểm danh mà vẫn chưa có mặt thì mỗi lần vắng mặt là phạt đánh 20 gậy nhỏ. Nếu mỗi lần điểm danh đều không có mặt thì tính là không đi làm, thì tính theo ngày, xử lý theo tội danh "không đi làm mà không có lý do".

Thời xưa đến muộn cũng giống như ngày nay là phạt tiền theo số lần đi muộn. Thời Đường Huyền Tông, "quan văn võ vào triều, người không đến mà không có lý do thì cắt lương một quý" (Đường hội yếu). Đến thời Đường Túc Tông, "quan văn võ vào triều mà không đến thì tùy theo tiền lương nhiều hay ít, mỗi quan tiền bị phạt trừ 25 xu" (1 quan tiền là 100 xu).

Vắng mặt cũng sẽ bị cách chức. Thời kỳ Càn Long triều nhà Thanh, một vị hàn lâm là Tiền Tại Thượng làm thầy của Hoàng tôn, chỉ vì mấy ngày liền vắng mặt, bị xử phạt cách chức, vì vậy đã mất đi cơ hội khảo sát để bổ nhiệm.

Còn có người vì vắng mặt mà ngồi tù. Quy định của luật triều Đường rằng, vắng mặt 35 ngày thì bị phạt từ 1 năm. Nếu là quan lại ở những khu vực trấn thủ quan trọng hoặc biên giới thì tội danh còn tăng một bậc.

Trung Dung
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Đi làm đến muộn, vắng mặt, người xưa trừng phạt như thế nào?