Đại Pháp nạn lớn nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc (P-1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phật giáo đã trải qua bốn lần Pháp nạn trong các các triều đại Trung Quốc xưa. Tuy nhiên, về phạm vi, mức độ, phương pháp và thời gian thì các Pháp nạn đó đều kém xa cuộc đàn áp và tiêu diệt Phật giáo sau khi ĐCSTQ cướp chính quyền.

Trên đất Thần Châu, Phật giáo đã trải qua bốn lần Pháp nạn, nhưng không có Pháp nạn nào tà ác triệt để bằng việc ĐCSTQ tiêu diệt Phật giáo. Các phương pháp tiêu diệt Phật giáo của ĐCSTQ biến hóa đa đoan, phát triển cùng thời đại, có lúc ngang ngược tàn bạo, có lúc cực kỳ lừa bịp. Mục tiêu cuối cùng của nó là: tiêu diệt tất cả các tôn giáo trên trái đất, và tiêu diệt niềm tin của con người đối với Thần.

Tam Vũ Nhất Tông và ĐCSTQ: Ai hủy diệt hơn?

Bốn lần Pháp nạn trong lịch sử được khởi xướng bởi ba vị hoàng đế có thụy hiệu là Vũ và một vị hoàng đế thụy hiệu là Tông, nên còn được gọi là Tam Vũ Nhất Tông. Nguyên nhân khiến bốn vị hoàng đế này đàn áp Phật giáo chủ yếu là vì cần kinh phí và nguồn binh lực để chiến đấu. Thời bấy giờ Phật giáo cực kỳ thịnh vượng, các tu viện có nhiều tài sản và nhiều tăng nhân, các vị hoàng đế muốn giành được thành tựu trên chiến trường, và đã tịch thu tài sản của chùa và buộc các nhà sư hoàn tục làm lính. Họ tự coi đây là kế một mũi tên trúng 2 đích. Sự tiêu diệt Phật giáo của Thái Vũ Đế nhà Bắc Ngụy và của Vũ Tông nhà Đường cũng có nhiều yếu tố hỗn hợp do họ tin vào Đạo giáo và nghe theo lời xúi giục của cận thần.

Trong số bốn lần Pháp nạn này, thảm họa ngắn nhất kéo dài 8 tháng, và thảm họa dài nhất không quá 6 năm. Kể từ khi ĐCSTQ soán ngôi quyền lực, ĐCSTQ đã tiếp tục tận diệt tất cả các tôn giáo hữu hình và ý thức tín ngưỡng vô hình, cho đến nay vẫn chưa dừng. Về phạm vi, mức độ, phương pháp và thời gian đàn áp, tiêu diệt tôn giáo và tín ngưỡng của ĐCSTQ, có thể nói là không tiền tuyệt hậu, khiến cho Phật giáo ở Trung Quốc chỉ còn trên danh nghĩa, thực sự đã bị diệt vong rồi.

Các thủ đoạn tiêu diệt Phật giáo của ĐCSTQ biến hoa đa đoan và phát triển cùng thời đại, có lúc ngang ngược tàn bạo, có lúc cực kỳ lừa bịp.

Chính sách Tôn giáo không thay đổi của ĐCSTQ: Cuối cùng tiêu diệt tất cả các tôn giáo

ĐCSTQ tuyên bố là một đảng vô Thần, nhưng Tuyên ngôn của nó cho thấy rõ ràng rằng ĐCSTQ thực sự là một tổ chức sùng bái tin vào tà linh phương Tây, nên tự nhiên sẽ thù hận hết thảy tôn giáo và tín ngưỡng đối với Thần, ắt sẽ diệt trừ hết mới thôi. Diệp Tiểu Văn, khi đó là người đứng đầu Cục Quản lý Nhà nước về các vấn đề tôn giáo của ĐCSTQ, đã đề cập đến chính sách tôn giáo của ĐCSTQ trong một bài phát biểu nội bộ vào tháng 8 và tháng 9 năm 1999, đã tuyên bố rằng: điều quan trọng và khó khăn hơn việc thực hiện Chủ nghĩa Cộng sản là phải tiêu diệt tất cả tôn giáo, tiêu diệt tất cả tín ngưỡng đối với Thần trên toàn thế giới.

Để đạt được mục tiêu diệt Phật giáo, ĐCSTQ biết rằng chỉ dựa vào những thủ đoạn phá hoại chùa chiền, đốt kinh sách và bắt các nhà sư hoàn tục thì không thể hoàn thành nhiệm vụ, nên đã dùng tà chiêu do tà linh phương Tây truyền thụ. Lê-nin đã từng nói rằng “pháo đài dễ phá vỡ nhất là từ ​​bên trong”. ĐCSTQ coi đó là tiêu chuẩn, và đã dùng để đối phó với Quốc dân đảng, trục xuất chế độ hợp pháp, và chiếm đóng lục địa Trung Quốc.

Hiện nay lại thủ đoạn này dùng để đối phó với Phật giáo vốn không có bất kỳ khả năng chống trả nào, chuyện sụp đổ từ bên trong chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng nếu nghĩ rằng ĐCSTQ tiêu diệt Phật giáo xong thì mọi chuyện sẽ kết thúc thì đã đánh giá quá thấp sự tà ác của ĐCSTQ. ĐCSTQ đã giữ lại hình thức bề ngoài của Phật giáo, nhưng phá hủy nội hàm và tinh tủy bên trong của nó, và thay thế nó bằng văn hóa đảng của ĐCSTQ, khiến cho Phật giáo hiện đại như một lớp da vẽ, bị ĐCSTQ khoác lên mình để mê hoặc thế nhân.

ĐCSTQ vẫn giữ hình thức bề ngoài của Phật giáo, nhưng phá hủy nội hàm và tinh tủy bên trong của nó, và thay thế nó bằng văn hóa đảng của ĐCSTQ, khiến cho Phật giáo hiện đại như một lớp da vẽ, bị ĐCSTQ khoác lên mình để mê hoặc thế nhân. Bức ảnh chụp một nhà sư tham dự Lưỡng Hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 8 tháng 3 năm 2013. (Feng Li / Getty Images)

Thời kỳ đầu thống trị: Người không phục tùng bị xử lý nghiêm khắc, làm tan rã từ bên trong

Linh mục người Bỉ Raymond J. de Jaegher đến Trung Quốc vào khoảng năm 1930 để truyền đạo và rời đại lục vào năm 1949. Trong hồi ký sau này, ông viết về trải nghiệm mà ông đã chứng kiến: "Bất cứ nơi nào tôi nhìn thấy ĐCSTQ, đều nhất định là tịch thu tài sản của Phật giáo, giết các nhà sư, hoặc trục xuất họ khỏi các ngôi chùa và biến họ thành những kẻ ăn xin, khiến người dân mất đi niềm ai ủi tinh thần hàng trăm hàng ngàn năm nay của họ".

Không dừng lại sau khi nắm chính quyền, ĐCSTQ tiếp tục phá chùa và đốt kinh sách, tịch thu tài sản của chùa, bắt các tăng ni tham gia lao động và học tập tư tưởng Mác-Lênin, thậm chí còn buộc họ hoàn tục và kết hôn. Ví dụ trước ngày Phụ nữ 8-3 năm 1951, Hội Liên hiệp Phụ nữ Trường Sa tỉnh Hà Nam đã ra lệnh cho những người xuất gia là nữ ở trong tỉnh phải "quyết định kết hôn" trong vài ngày tới. Các nhà sư nam không tuân theo mệnh lệnh của ĐCSTQ đã bị đưa ra mặt trận làm bia đỡ đạn trong Chiến tranh Triều Tiên.

Lão hòa thượng Hư Vân là nhất đại cao tăng vào cuối thời nhà Thanh và đầu thời Trung Hoa Dân Quốc, từ Từ Hi Thái hậu đến Tôn Trung Sơn và Tưởng Trung Chính đều vô cùng kính trọng ông. Tuy nhiên, dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lão hòa thượng đức cao vọng trọng và không tranh với đời này bị coi là "phần tử phản cách mạng" trong cuộc "trấn phản" năm 1951. Quân đội và cảnh sát đã xông vào nhà chùa và đánh đập ông lão 112 tuổi này - ông bị dập tới sứt đầu, máu chảy, xương sườn bị gãy. Ngày hôm sau, khi thấy Hư Vân vẫn chưa chết, họ tiếp tục đánh đập, rồi nhốt ông vào phòng của sư trụ trì, cắt nguồn thức ăn và nước uống, để ông tự sinh tự diệt. 26 nhà sư trong chùa bị bắt và giam trong huyện thành. Lão hòa thượng nhắm mắt bất động, tám ngày sau mới xuất định tỉnh lại. Tất cả các trước tác của cả cuộc đời ông bị phá hủy hoàn toàn.

Nhà Lão hòa thượng Hư Vân là nhất đại cao tăng vào cuối thời nhà Thanh và đầu thời Trung Hoa Dân Quốc, nhưng ông đã bị phong trào "trấn phản" và "chống cánh hữu" của ĐCSTQ hành hạ, tiêu diệt. (Phạm vi công cộng)

Để cứu Hư Vân, nhà sư Phật Nguyên nhờ người chuyển tin tức cho các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, sau đó Bắc Kinh ra lệnh thả người, thì giông bão mới tạm thời dừng lại. Nhưng vào năm 1958, Hư Vân 119 tuổi, lại bị gán cho là "cánh hữu" và bị nhốt trong chuồng bò, cuối cùng thì vị đại sư già cả, ốm yếu đã qua đời. Hòa thượng Phật Nguyên ban đầu chạy đôn đáo để cứu ông cũng bị liên lụy và bị giam ba năm. Một nhà sư khác tên là Định Trì, người yêu cầu công lý cho Hư Vân cũng bị gán cho là cánh hữu và bị bỏ tù năm lần. Đến thời Cách mạng Văn hóa, Định Trì bị đấu tố và đưa đến vùng núi để nhặt phân.

ĐCSTQ một mặt đàn áp dã man các nhà sư giữ giới tu hành, mặt khác lại tích cực khuyến khích thành lập các tổ chức Phật giáo. Năm 1952, Đảng Cộng sản Trung Quốc cử Trưởng ban Công tác Mặt trận Thống nhất tham dự cuộc họp chuẩn bị thành lập “Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc”.

Mục đích, sứ mệnh, tổ chức và các vấn đề khác của hiệp hội đã được thảo luận tại cuộc họp. Khi đó có người được gọi là ‘tín đồ’ đã đề xuất: “tự do tôn giáo, sư lấy vợ, ni gả chồng, uống rượu ăn thịt, đều là chính đáng, không ai đươc phép quản”, "bãi bỏ thanh quy giới luật", v.v. Lý do họ đưa ra là là những quy định này đã "hại chết nhiều nam nữ thanh niên". Mặc dù những ý kiến ​​vô lý như vậy đã được hoãn lại vì sự phản đối đại sư Hư Vân trong cuộc họp, nhưng khó có thể ngăn chặn được ma chướng muốn phá hoại việc tu hành của các tăng ni, và nó đã ngấm ngầm tiếp tục xâm nhập gặm nhấm các đệ tử Phật giáo.

"Bản khởi xướng của Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc" được phát hành sau cuộc họp nêu rõ rằng, hiệp hội được thành lập phải "dưới sự lãnh đạo của chính quyền nhân dân, tích cực tham gia sản xuất và kiến thiết, quán triệt các chính sách của chính phủ”. Nói cách khác, mặc dù Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc được thành lập vào năm 1953 với tên gọi "Phật giáo", về bản chất, nó là một tổ chức chính trị thế tục dưới sự lãnh đạo của chế độ độc tài độc đảng vô Thần của ĐCSTQ. Đây là một tổ chức trực thuộc hoạt động để thực hiện các chính sách của ĐCSTQ.

Mặc dù Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc được thành lập vào năm 1953 với tên gọi "Phật giáo", về bản chất, nó là một tổ chức chính trị thế tục dưới sự lãnh đạo của chế độ độc tài độc đảng vô Thần của ĐCSTQ. Đây là một tổ chức trực thuộc hoạt động để thực hiện các chính sách của ĐCSTQ. (Phạm vi công cộng)

Những người theo tôn giáo và những hòa thượng chính trị chịu sự lãnh đạo của ĐCSTQ, chỉ là để phối hợp thực hiện các chính sách của ĐCSTQ ở các thời kỳ khác nhau. Thế nên họ có thể đưa ra nhiều phát ngôn vô lý như: “Tôn giáo là chân lý, Chủ nghĩa Xã hội cũng là chân lý”, “Bờ bên kia (của Niết Bàn) với bờ bên này không mâu thuẫn”... thậm chí những câu như “Giết kẻ phản cách mạng là sự tự bi lớn hơn nữa”, họ cũng phát ngôn được.

Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc cho đến nay đã trải qua 10 khóa. Hầu hết bảy chủ tịch đều do pháp sư hoặc trưởng lão nắm giữ. Trong số đó, có tới ba người có chức danh chính trị, đó là: Hỉ Nhiêu Gia Thố, chủ tịch khóa 2 và 3, Triệu Phác Sơ, chủ tịch khóa 4 đến khóa 6, Thích Học Thành, chủ tịch khóa 9. Hiện vẫn chưa rõ ba người này có nhiệm vụ gì đặc biệt hay không, nhưng điều kỳ lạ là sau này trong giới Phật giáo đã xảy ra một chuyện, và ba người này đều góp phần.

Trong Cách mạng Văn hóa: Không thèm che giấu ý đồ phá hủy mọi thứ, đánh đổ tất cả bất kể kẻ thù hay phe ta

Hỉ Nhiêu Gia Thố (Shirao Gyatso) là một nhà sư Tây Tạng, là người đầu tiên gặp nạn. ĐCSTQ lợi dụng tâm lý người Tây Tạng sùng kính người xuất gia nên trước tiên lung lạc ông, sau đó để ông lung lạc những đồng bào Tây Tạng. Ông ủng hộ ĐCSTQ sử dụng vũ lực tắm máu Thanh Hải và Tây Tạng. Sau khi giá trị sử dụng trong nước biến mất, ĐCSTQ đã sắp xếp để Hỉ Nhiêu Gia Thố đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, và đề nghị ông dẫn đầu một phái đoàn đi công du nước ngoài tiến hành hoạt động mặt trận thống nhất, và tìm cơ hội trấn áp "Hội Phật giáo Trung Quốc" của Trung Hoa Dân Quốc (tên của tổ chức Phật giáo ở hai bên eo biển khác biệt trong tên gọi một chữ "Hiệp”). Để khen ngợi công việc của ông, ĐCSTQ đã tặng ông một chiếc chuông lớn từ thời nhà Minh và xây dựng một tháp chuông cho mục đích này.

Hỉ Nhiêu Gia Thố, người chủ trì lễ khánh thành tháp chuông, có thể nói là vinh quang vô hạn. Ông nào có hay, việc “tặng chuông” đã báo trước ngày tàn của mình sắp đến. Khi cơn sóng cuồng bạo của Cách mạng Văn hóa xảy ra, Hỉ Nhiêu Gia Thố bị buộc tội với nhiều tội danh khác nhau và bị đấu tố kéo dài bốn năm cho đến khi bị tra tấn đến chết trong tù.

Nhà sư Tây Tạng Hỉ Nhiêu Gia Thố ủng hộ ĐCSTQ sử dụng vũ lực tắm máu Thanh Hải và Tây Tạng. Trong Cách mạng Văn hóa, ông đã bị đấu tố bốn năm và bị tra tấn đến chết trong tù. Bức ảnh cho thấy Hỉ Nhiêu Gia Thố nói chuyện với Mao Trạch Đông trong Đại hội Đại biểu Nhân dân Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1954. (Phạm vi công cộng)

Triệu Phác Sơ là một trong những người sáng lập Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, là phó chủ tịch của Hiệp hội trong cuộc Cách mạng Văn hóa, ông cũng bị thanh trừng giống như chủ tịch khi đó là Hỉ Nhiêu Gia Thố. Trong một hội nghị đấu tố, có người hỏi Triệu Phác Sơ: “Ông là đảng viên Đảng Cộng sản, tại sao ông lại tin vào Phật giáo?” Chỉ một câu hỏi vô tình như vậy đã khiến mọi người nhận ra rằng người đàn ông này là một danh nhân nhiều lĩnh vực như lãnh tụ tôn giáo, nhà hoạt động xã hội và nhà văn, hóa ra lại là một đảng viên ngầm ẩn mình trong nhiều lĩnh vực.

Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc là một tổ chức chính thức do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát. Hai vị chủ tịch này từng là quan chức cấp cao của chính phủ, hoặc người đồng hành của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, họ vẫn bị đấu tố trong Cách mạng Văn hóa. Có thể hình dung được bao nhiêu những nhà sư bất lực phải chịu đựng hành hạ tàn sát như thế nào. Sau Cách mạng Văn hóa, số lượng tăng ni được thống kê vào năm 1981 chỉ có khoảng 26.000 nhà sư trên toàn Trung Quốc, bao gồm cả Mông Cổ và Tây Tạng.

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, Hồng vệ binh đã bắt các nhà sư phải cầm biểu ngữ trước tu viện cho dân chúng xem khẩu hiệu “Kinh Phật kiểu gì, toàn thứ hổ lốn”. (Hình Internet)

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, các nhà thờ Phật bị tàn phá và vô số thánh tích Phật giáo bị phá hoại nghiêm trọng. Từ các tu viện đến các Pháp khí, cho dù đó là bảo vật hoàng gia hay bảo vật dân gian, Hồng vệ binh đi đến đâu thì không nơi nào được may mắn tồn tại. Ví dụ sau đây chỉ là giọt nước trong biển thảm họa.

Là ngôi chùa được thành lập sớm nhất ở Trung Quốc, trong cuộc Cách mạng Văn hóa, chùa Bạch Mã đương đương nhiên không thoát được kiếp nạn. Các di tích văn hóa quý giá hàng nghìn năm tuổi như Kinh lá bối, mười tám tượng La Hán và con ngựa bằng ngọc… tất cả đều bị phá hủy.

Có hàng nghìn bức tượng Phật phù điêu lưu ly trên đỉnh núi Vạn Thọ ở Di Hòa Viên Bắc Kinh, sau thời kỳ “Phá tứ cựu”, không còn bức tượng nào lành lặn. Ngôi chùa Thiên Thai ở huyện Đại, tỉnh Sơn Tây được xây dựng từ thời Bắc Ngụy đến nay đã hơn 1.600 năm tuổi, tuy nằm trong vùng núi sâu, hẻo lánh nhưng ngôi chùa đã có tuổi đời hàng nghìn năm này, cùng những bức tượng và bức tranh tường quý giá trong chùa, vẫn không thoát khỏi nanh vuốt của Hồng vệ binh.

Tượng Phật có khuôn mặt đã bị phá hủy trong cuộc Cách mạng Văn hóa. (Pat B / Wikipedia)

(Còn tiếp)

Đại Minh
Theo Thái Đại Nhã - Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Đại Pháp nạn lớn nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc (P-1)