Đại Đạo trị quốc (Phần 7 - Kỳ 1): Đạo gia trị quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lão Tử nói: "Sau khi mất Đạo rồi mới kiến lập đức; mất đức rồi mới đề xướng nhân; mất nhân rồi mới coi trọng nghĩa; mất nghĩa rồi mới thúc đẩy lễ. Lễ là biểu hiện khi trung tín đã mất, họa loạn bắt đầu"...

Xem lại:
Đại Đạo trị quốc (Phần 6): Ba báu vật trị quốc
Đại Đạo trị quốc (Phần 7 - kỳ 2): Đạo gia trị quốc

Đạo gia trị quốc, chủ yếu dựa vào sách"Đạo đức kinh" của Lão Tử."Đạo đức kinh" còn được gọi là "Lão Tử" hoặc "Ngũ thiên ngôn" (năm nghìn chữ), là trước tác của Lão Tử, bậc Chân nhân đại đạo thời kỳ Xuân Thu. Nội hàm của bộ sách này vô cùng bác đại tinh thâm, muốn đọc hiểu được nó thì phải dựa vào ngộ tính và căn cơ cá nhân. Những nội hàm đứng tại các tầng thứ khác nhau thấy được đều hoàn toàn khác nhau.

Từ bề mặt mà xét thì "Đạo đức kinh" giảng về đạo trị quốc, dạy con người làm một vị đế vương như thế nào, làm thế nào để quản lý tốt quốc gia... Đứng tại tầng thứ cao hơn mà xét thì sẽ phát hiện ra bộ sách này giảng chân lý Đại Đạo tu thành Tiên như thế nào, dạy con người làm thế nào để phản bổn quy chân, đắc Đạo thành Tiên.

Từ bề mặt mà xét thì "Đạo đức kinh" giảng về đạo trị quốc, dạy con người làm một vị đế vương như thế nào. Đứng tại tầng thứ cao hơn mà xét thì sẽ phát hiện ra bộ sách này giảng chân lý Đại Đạo tu thành Tiên như thế nào. (Ảnh: hk.epochtimes.com)
Từ bề mặt mà xét thì "Đạo đức kinh" giảng về đạo trị quốc. Đứng tại tầng cao hơn mà xét thì bộ sách này giảng chân lý Đại Đạo tu thành Tiên như thế nào. (Ảnh: hk.epochtimes.com)

Bài viết trên cơ điểm trị quốc để giải thích sơ lược một chút về "Đạo đức kinh", nhằm làm rõ nội hàm trị quốc của Đạo gia.

Lão Tử nói: “Người thiên hạ đều biết đẹp sở dĩ là đẹp, đó là bởi vì có tồn tại của cái xấu; đều biết thiện sở dĩ là thiện, đó là bởi vì có sự tồn tại của ác. Do đó "có" và "không" là tồn tại nương tựa vào nhau; "khó" và "dễ" là đối lập nhau; "dài" và "ngắn" là tồn tại soi với nhau; "cao" và "thấp" là sinh ra bổ sung cho nhau; "âm" và "thanh" là tương hòa với nhau; "trước" và "sau" là mãi mãi theo nhau. Chúng đều tồn tại từng cặp đồng thời, hai cái là nhất thể, không thể tồn tại độc lập đơn phương. Điều triển hiện ra ở đây chính là cái lý tương sinh tương khắc vĩnh hằng: Khi một sự vật mới bất kỳ được kiến lập, thì đều nhất định sẽ đồng thời sinh ra nhân tố ở hai phương diện chính và phản, sinh ra ảnh hưởng hai phương diện chính và phản. Hai loại nhân tố khác nhau này đối chiếu, so sánh, tồn tại nương tựa bổ sung lẫn nhau, nếu không thì không cách gì thành lập được. Vì vậy Thánh nhân hiểu rõ đạo lý này, nên dùng thái độ vô vi để đối đãi thế sự, dùng phương thức không lời để giáo hóa vạn vật: để vạn vật tự nhiên hưng khởi mà không làm người khởi phát, sinh dưỡng vạn vật mà không chiếm làm tư hữu, thực thi cho vạn vật mà không tự cậy khả năng, sau khi thành tựu thì không kể công. Chính vì không ở trong vạn vật nên vĩnh viễn bất diệt”. (25)

Ở đây, Lão Tử đã giảng ra cái lý tương sinh tương khắc: Sự kiến lập của bất kỳ sự vật nào đều nhất định là chính phản đồng thời xuất hiện, không thể tồn tại cô lập đơn phương. Giống như không có xấu thì cũng sẽ không tồn tại đẹp; không có ác thì cũng không tồn tại thiện; không có trên thì cũng không tồn tại dưới; không có cao thì không thể có thấp... chúng ắt phải nương tựa vào nhau tồn tại.

Sự kiến lập của bất kỳ sự vật nào đều nhất định là chính phản đồng thời xuất hiện, không thể tồn tại cô lập đơn phương. (Ảnh: Shutterstock)
Sự kiến lập của bất kỳ sự vật nào đều nhất định là chính phản đồng thời xuất hiện, không thể tồn tại cô lập đơn phương. (Ảnh: Shutterstock)

Lão Tử còn nói: "Đại Đạo quang minh, xem ra giống như u ám không sáng tỏ; Đại Đạo tiến lên, xem ra giống như thoái lui; Đại Đạo bằng phẳng, xem ra giống như gồ ghề; Đức tối cao, xem ra giống như thung lũng thấp; Đức to lớn nhất, xem ra như không đủ; thứ thuần chân chất phác nhất, xem ra như hỗn độn chưa khai sáng; thứ trong trắng thanh khiết nhất, thì trái lại là dễ hiển thị ra tì vết, dơ bẩn; hình vuông lớn nhất, thì trái lại không tìm được góc cạnh; khí vật lớn nhất đều là cuối cùng mới hoàn thành; âm thanh lớn nhất, nghe như lặng lẽ im ắng; hình tượng lớn nhất, thì trái lại nhìn không thấy hình thể. Đại Đạo chân chính thì vô danh vô hình". (26)

Lấy một ví dụ: Nếu trên thế giới có một số người sinh ra chỉ có 1 con mắt, thế thì bộ phận người này nhất định sẽ bị coi là dị dạng, không bình thường. Nếu người trên toàn thế giới, từ xưa đến nay đều chỉ có 1 con mắt, ai cũng như vậy, thế thì nó trở thành hiện tượng bình thường, trở thành vô hình, tức là ai cũng không ý thức được. Lúc đó nếu có một người nào đó có 2 mắt, thì trái lại sẽ bị coi là dị dạng, không bình thường. Ví dụ này cho thấy "hiện tượng bình thường, không ai ý thức được" đó chính là biểu đạt ý nghĩa "hình tượng lớn thì vô hình", "Đạo ẩn vô danh" nói trên.

Đạo khi sinh vạn vật thì hài hòa hoàn mỹ, lợi ích cho vạn vật mà không có một cái hại nào, đúng như Lão Tử đã nói: "Đạo Trời, lợi ích mà không có hại". Vạn vật tự nhiên ban đầu, sinh mệnh tiên thiên đều ở trong Đạo, đều vận hành hài hòa trong cơ chế hoàn mỹ này, vạn vật lợi ích lẫn nhau, không sinh ra nhân tố có hại nào. Bởi vì không có nhân tố phụ diện, do đó cũng không tồn tại nhân tố chính diện, đó chính là Đạo, chính là "Đạo ẩn vô danh" mà Lão Tử nói. Ví như khi sinh mệnh sinh ra trong Đạo thì trong thiên tính không có ác. Nhưng bởi vì không có ác, do đó cũng không có thiện, tất cả đều hành xử trong Đạo, vô hình, vô danh, vận động tự nhiên hài hòa. Khi sinh mệnh rời xa Đại Đạo, sinh ra các loại tư tâm, dục vọng, dần dần trụy lạc và sinh ra ác, khi đó thiện cũng đồng thời sinh ra, từ trong Đại Đạo phân chia và hiển hiện ra. Giống như thiên hạ sau khi rời xa Đại Đạo rồi mới kiến lập Đức, sinh ra lừa bịp rồi mới kiến lập thành tín, sinh ra tranh đấu rồi mới kiến lập khiêm nhường... Do đó khi thiện sinh ra thì nói rõ là ác đã tồn tại rồi, nói rõ rằng sinh mệnh đã rời xa Đại Đạo rồi.

Vạn vật tự nhiên ban đầu, sinh mệnh tiên thiên đều ở trong Đạo, đều vận hành hài hòa trong cơ chế hoàn mỹ này, vạn vật lợi ích lẫn nhau, không sinh ra nhân tố có hại nào. (Ảnh: Pxfuel)
Vạn vật tự nhiên ban đầu, sinh mệnh tiên thiên đều ở trong Đạo, đều vận hành hài hòa trong cơ chế hoàn mỹ này, vạn vật lợi ích lẫn nhau, không sinh ra nhân tố có hại nào. (Ảnh: Pxfuel)

Cùng đạo lý như trên, khi sinh ra hiếu từ (phụ từ tử hiếu - cha hiền từ con hiếu thuận), tức là nói rõ rằng, giữa gia tộc, người thân đã không hòa mục nữa rồi; khi sinh ra trung thần tức là nói rõ rằng, quốc gia đã xuất hiện những hiện tượng đen tối hỗn loạn rồi.

Vì vậy Lão Tử lại nói: "Đại Đạo mất rồi thì mới xuất hiện và đề xướng nhân nghĩa; người dân trở nên thông minh trí tuệ rồi thì đại gian tà ngụy giả cũng bắt đầu xuất hiện; người thân trong gia tộc không hòa mục rồi thì mới xuất hiện hiếu từ; khi quốc gia đen tối hỗn loạn thì mới xuất hiện bề tôi trung trinh". (27)

Do đó những thứ do con người tạo ra như nhân nghĩa, trí xảo, hiếu từ, trung trinh... đối với Đại Đạo mà nói, thì đều là đồ thừa. Đó đều là hậu thiên do con người kiến lập nên sau khi sinh mệnh lệch khỏi Đại Đạo, hài hòa bị phá vỡ, những nhân tố và ảnh hưởng phụ diện có hại đã hình thành.

Lão Tử nói: "Sau khi mất Đạo rồi mới kiến lập đức; mất đức rồi mới đề xướng nhân; mất nhân rồi mới coi trọng nghĩa; mất nghĩa rồi mới thúc đẩy lễ. Lễ là biểu hiện khi trung tín đã mất, họa loạn bắt đầu". (28)

"Mất Đạo rồi mới sinh đức, mất đức rồi mới sinh nhân, mất nhân rồi mới sinh nghĩa, mất nghĩa rồi mới sinh lễ", đây là quá trình sinh mệnh từng bước lệch xa Đạo, từng bước suy bại. Nếu chiểu theo xu thế này từng bước đi tiếp thì cuối cùng sẽ đi đến hủy diệt. Đó chính là đại số mệnh "thành trụ hoại diệt" không thể nào tránh khỏi của vạn sự vạn vật trong vũ trụ cũ mà Phật gia giảng. Để thoát khỏi số mệnh đi đến hủy diệt này, sinh mệnh ắt phải trở về, ắt phải quay về, không thể bước tiếp theo xu thế này nữa. Đó cũng chính là "tiến Đạo nhược thoái" (Tiến bước trong Đạo như là lùi bước) mà Lão Tử đã nói.

Để thoát khỏi số mệnh đi đến hủy diệt này, sinh mệnh ắt phải trở về, ắt phải quay về, không thể bước tiếp theo xu thế này nữa.
Để thoát khỏi số mệnh đi đến hủy diệt này, sinh mệnh ắt phải trở về, ắt phải quay về, không thể bước tiếp theo xu thế này nữa. (Ảnh: Public Domain)

Do đó Lão Tử không đề xướng Nhân Nghĩa, không giảng trí xảo, hiếu từ, trung trinh... không đề xướng hết thảy những thứ hữu vi hậu thiên. Đó là bởi vì những thứ hữu hình này giống những con đập được xây dựng hậu thiên, tuy ngăn chặn được sự suy bại ở bề ngoài sinh mệnh ở một mức độ nhất định, nhưng đồng thời nó cũng hình thành từng tầng gián cách, trở ngại sự trở về của bản chất sinh mệnh. Muốn trở về với Đại Đạo, thì ắt phải quay trở về, ắt phải xả bỏ hết thảy những thứ hữu hình do con người tạo ra - những thứ hình thành hậu thiên - vứt bỏ sạch sẽ, đạt đến trạng thái thuần chân vô tà "trở về với trẻ thơ", thì khi đó mới có thể trở về với Đại Đạo.

Sau khi trở về với Đại Đạo, không biết thành tín, nhưng lời nói của con người là tín, không nói mà tín; không có hiếu từ, nhưng nhà nhà đều hòa mục, thiên hạ mỹ mãn; không có nhân nghĩa, nhưng người người đều tôn kính và thương yêu lẫn nhau, không có xa cách... Trở về với Đại Đạo, thiên hạ không còn cái ác, nên cũng không biết đến có cái thiện, nhưng người người sinh ra đã là chí thiện. Lúc này thiện không được gọi là thiện, bởi vì không có ác, do đó cái thiện này vô hình, vô danh, nếu cố đặt tên thì có thể gọi là: "Vô vi".

Nội hàm chân chính của vô vi không phải là cái gì cũng không làm, mà là những hành vi sau khi trừ bỏ hết thảy nhân tố hậu thiên do con người cố ý làm ra, là chỉ hành vi tự nhiên, thuần chân, vô tà sau khi sinh mệnh quay trở về với Đạo, không có tư dục, không có chấp trước. Do đó Lão Tử cũng nói: "Đạo thường vô vi nhi vô bất vi" (Đạo vĩnh viễn thuận theo tự nhiên, không tác động gì, nhưng không gì là không do Đạo thực hiện), và "Dĩ phụ vạn vật chi tự nhiên nhi bất cảm vi" (tuân theo đặc tính tự nhiên của vạn vật mà không can thiệp).

Nội hàm chân chính của vô vi không phải là cái gì cũng không làm, mà là những hành vi sau khi trừ bỏ hết thảy nhân tố hậu thiên do con người cố ý làm ra, là chỉ hành vi tự nhiên, thuần chân, vô tà. (Ảnh: Public Domain)
Nội hàm của vô vi không phải là cái gì cũng không làm, mà là hành vi sau khi trừ bỏ hết nhân tố hậu thiên, chỉ còn hành vi tự nhiên, thuần chân, vô tà. (Ảnh: Public Domain)

Thiện là một mỹ đức, nhưng con người khi đề xướng mỹ đức thì nó liền có hình dáng vết tích, có cái tên Thiện, do đó đồng thời ắt sinh ra Ác, đây là do lý tương sinh tương khắc quyết định. Giống như một vật thể, nếu nói nó "ở trên", thì tất nhiên có tồn tại vật thể "ở dưới" của nó, nếu không thì không có cách nào nói được rằng nó "ở trên". Nếu không tồn tại vật thể ở dưới của nó thì khái niệm "ở trên" cũng đồng thời biến mất. Khi đó tuy vật thể đó vẫn ở đó, nhưng không thể nói nó "ở trên" được nữa.

Vì vậy thiện là mỹ đức do con người kiến lập ra, ắt phải đồng thời tồn tại với ác. Muốn hoàn toàn trừ bỏ nhân tố ác, ắt phải khiến thiện hóa thành thiện vô vi, ẩn vào trong Đạo. Ở trong Đạo, thực hiện theo bản tính tự nhiên, lúc này thiện ẩn hình dạng, dấu vết, hóa thành thiện vô vi. Vì nó vô hình vô danh nên nhảy ra khỏi lý tương sinh tương khắc, khiến ác không có chỗ sinh, lợi cho vạn vật mà không có một điều hại nào, do đó trở thành thuần thiện, chí thiện.

Lão Tử nói: Đức lớn nhất không hình ảnh không dấu vết, nếu muốn hình dung nó thì đó là hoàn toàn trở về với Đạo. (29)

Lão Tử nói: "Đức cao nhất vô hình vô danh, nuôi dưỡng vạn vật mà không cần nói, không bao giờ có ý triển hiện đức hạnh, khiến cho người ta cảm giác nó không tồn tại, đó là đức chân chính. Đức bậc thấp thì có hình có danh, tuy lúc nào cũng hiển hiện rõ đức hạnh, biểu hiện ra là không thất đức, nhưng đó không phải đức chân chính". (30)

Lão Tử nói: "Đức cao nhất vô hình vô danh, nuôi dưỡng vạn vật mà không cần nói, không bao giờ có ý triển hiện đức hạnh, khiến cho người ta cảm giác nó không tồn tại, đó là đức chân chính." (Ảnh: hk.epochtimes.com)
Lão Tử nói: "Đức cao nhất vô hình vô danh, nuôi dưỡng vạn vật mà không cần nói, không bao giờ có ý triển hiện đức hạnh, khiến cho người ta cảm giác nó không tồn tại, đó là đức chân chính." (Ảnh: hk.epochtimes.com)

Đức cao nhất mà Lão Tử nói ở đây là chỉ đức vô vi trở về với Đạo, nó không lẫn bất kỳ nhân tố hậu thiên nào, không mang bất kỳ dấu vết con người tạo tác nào, do đó nó vô hình không dấu vết, vô danh, vì vậy không có chỗ nào sinh ác. Vì không có nơi sinh ác nên trở thành chân đức, chí đức, thuần đức, đức cao nhất.

Còn cái đức hậu thiên do con người đề xướng kiến lập nên, bởi vì kiến lập nên danh và hình của nó, là vật hữu hình đi vào hình thức do con người tạo ra, do đó bị hãm trong cái lý tương sinh tương khắc, vì thế đồng thời tồn tại chính - phụ trong cùng một thể, đồng thời sinh ra ác. Hai cái này không ngừng dựa lẫn nhau, tương sinh tương khắc trong sự phân hóa lưỡng cực. Do đó đức hữu hình do con người kiến lập, tuy ngăn chặn sự suy bại của nhân loại ở một trình độ nhất định, nhưng nó cũng hình thành một trở ngại hữu hình, ngăn cản sinh mệnh trở về với Đại Đạo. Do đó muốn triệt để tiêu trừ ác thì nhất định trước tiên phải trừ bỏ cái đức hữu hình, khiến đức quay về với Đạo, hóa thành vô hình, khiến ác không có chỗ mà sinh ra.

Vì vậy Lão Tử nói: "Vứt bỏ thông minh tài trí, bách tính mới có thể có được lợi ích gấp trăm lần; vứt bỏ nhân nghĩa, bách tính mới có thể thực sự trở về với thiên tính hiếu từ; vứt bỏ cơ xảo và lợi ích thì thiên hạ sẽ không có trộm cướp. Những thứ vứt bỏ này đều là những thứ hư giả xảo ngôn trang sức do con người tạo ra, không đáng dùng để trị quốc. Khiến bách tính trở về với bản chất thuần phác và thiên tính vô tà, giảm thiểu tư tâm, dục vọng, tránh xa những lời hư giả trang sức đó thì tất cả mối lo lắng cũng sẽ được trừ tận gốc" (31)

Theo Lý Đạo Chân - Visiontimes
Trung Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Đại Đạo trị quốc (Phần 7 - Kỳ 1): Đạo gia trị quốc