Đại Đạo trị quốc (Phần-8 - kỳ 1): Nho gia trị quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Văn hóa truyền thống Á Đông khởi nguồn từ Đạo gia, là văn hóa Đạo truyền được kiến lập trên cơ sở Đạo gia. Thời kỳ Đông Chu, bách gia lên tiếng, thực tế ngoài Đại Đạo do Lão Tử truyền ra, tư tưởng của bách gia chư tử khác đều lấy từ Đạo gia; hoặc từ tư tưởng Đạo gia phân tách ra một bộ phận nhỏ thành riêng một gia phái; hoặc trộm tư tưởng Đạo gia, rồi trộn thêm những thứ khác nữa thành một gia phái; hoặc đứng trên cơ điểm của mình rồi tà ngộ, lý giải lệch lạc tư tưởng Đạo gia thành một gia phái...

Xem lại:
Đại Đạo trị quốc (Phần 7 - kỳ 2): Đạo gia trị quốc
Đại Đạo trị quốc (Phần 8 - kỳ 2): Nho gia trị quốc

Cuối thời kỳ Xuân Thu, Khổng Tử chỉnh lý, tổng kết giáo hóa văn minh từ thời Nghiêu Thuấn và Chu Dịch có từ văn minh tiền sử, kiến lập nên học thuyết Nho gia. Học thuyết Nho gia là bộ phận nhập thế làm người được tách ra từ văn hóa Đạo gia. Cũng có nghĩa là, trong văn hóa Đạo truyền thời kỳ đầu, hai bộ phận xuất thế tu Tiên và nhập thế làm người là nhất thể. Đến thời Khổng Tử, chính là đem bộ phận nhập thế làm người của Đạo gia tách riêng ra, trở thành gia phái Nho gia riêng. Đến thời Hán Vũ Đế, Nho gia được thúc đẩy toàn diện trong thiên hạ, đã ảnh hưởng đến các nước Á Đông suốt 2000 năm. Do đó Nho gia là dựa vào Đạo gia, có thể coi là bộ phận tầng thấp của Đạo gia, lấy tư tưởng Đạo gia làm cốt lõi và cơ sở, được gọi là "Ngoại Nho nội Đạo".

Như đã nói ở bài trước, Nho gia chủ trương vương đạo, thi hành nhân nghĩa, dùng lễ nhạc trị sửa thiên hạ. Nho gia trị quốc, chủ yếu lựa chọn thuật là lễ và nhạc. Lễ nghĩa là lễ nghĩa; nhạc nghĩa là nhạc vũ. Về nhạc, có thể tham khảo loạt bài "Nhạc vũ Tiên tông", bài viết này không luận thuật thêm, mà chủ yếu đàm luận về chủ trương lễ trị của Nho gia.

Khổng Tử nói: Khi Đại Đạo được thi hành, và thời đại các quân vương kiệt xuất thời Tam Đại là Hạ Thương Chu, tuy ta không được sống thời đó, nhưng có những ghi chép lịch sử để lại. Thời Đại Đạo được thi hành, thiên hạ đều là của chung, bách tính không có tư tâm. Thời đó chọn những người có đạo đức và tài năng quản lý sự việc của thiên hạ, ai nấy coi trọng thành tín, thiên hạ hòa thuận. Con người thời đó không chỉ coi người thân của mình là người thân, mà còn coi người trong toàn thiên hạ là người thân; không chỉ coi con cái mình là con cái, mà còn coi con cái của người khác như con cái mình. Bởi vậy thời đó, người già đều an nhàn vui hưởng những năm cuối đời, tráng niên đều dốc hết khả năng của mình, trẻ em đều trưởng thành lành mạnh, khỏe khoắn, người cô quả, cô đơn, độc thân và người bệnh đều được toàn xã hội chăm sóc. Thời đó, mọi người không muốn để của cải lãng phí trên mặt đất, nhưng cũng sẽ không lấy làm của riêng. Mọi người chỉ lo không được bỏ công sức, nhưng ai nấy đều không dốc sức vì mình. Thời kỳ đó, bách tính thuần phác thiện lương, tâm cơ, trí xảo đều không được sử dụng, thiên hạ không có trộm cướp, nhà nhà không cần khóa cửa... Loại trạng thái xã hội này gọi là Đại Đồng.

Thời kỳ đó, bách tính thuần phác thiện lương, tâm cơ, trí xảo đều không được sử dụng, thiên hạ không có trộm cướp, nhà nhà không cần khóa cửa... Loại trạng thái xã hội này gọi là Đại Đồng.
Thời kỳ đó, bách tính thuần phác thiện lương, tâm cơ, trí xảo đều không được sử dụng, thiên hạ không có trộm cướp, nhà nhà không cần khóa cửa... (Miền công cộng)

Ngày nay, Đại Đạo đã bị phế bỏ mất rồi, thiên hạ đã thành tư hữu của một gia tộc, người thiên hạ đều chỉ vì gia đình của mình, chỉ thân cận với người thân của mình, chỉ yêu thương bảo vệ con cái mình, của cải chỉ sợ không quy về sở hữu của mình, chỉ sợ mình phải bỏ công sức. Thiên tử, chư hầu coi việc truyền thừa cha cho con, anh cho em là chế độ lễ nghi; ngoài tường thành còn đào những con sông bảo vệ thành, làm biện pháp phòng ngự; coi lễ nghĩa là Đại Pháp căn bản trị sửa thiên hạ, dùng để quy phạm quan hệ vua tôi, khiến quan hệ cha con thân mật, anh em hòa mục, vợ chồng hài hòa; dùng lễ nghĩa xây dựng ra các loại chế độ, dùng để phân chia ruộng và hộ tịch, dùng để tôn sùng những người dũng cảm thông minh, trợ giúp quân vương kiến công lập nghiệp. Vì vậy các loại tâm cơ trí xảo bắt đầu thịnh hành, chiến loạn cũng từ đó mà nổi lên. Hạ Vũ, Thương Thang, Chu Văn Công, Vũ Vương, Thành Vương, Chu Công, chính là những người xuất sắc sinh ra trong tình hình này, họ không ai là không cẩn thận tuân theo lễ nghĩa, dùng lễ để trị sửa thiên hạ... Loại hình thái xã hội này gọi là "Tiểu khang".(39) Xã hội "Đại đồng" mà Khổng Tử mong muốn thực ra là tương đương với trạng thái xã hội vô vi nhi trị của Đạo gia. Xã hội "Tiểu khang" chính là trạng thái xã hội Vương Đạo trị quốc mà Nho gia tôn sùng và thúc đẩy. Từ Đại đồng đến Tiểu khang, Khổng Tử đã luận thuật sự chuyển biến giữa Đạo gia trị thế và Nho gia trị thế, tức quá trình hình thành "ngoại Nho nội Đạo".

Đạo gia trị quốc không có thuật, khí, chỉ có Đạo, hết thảy Đại Đạo vô hình. Nho gia trị quốc, thì chủ yếu dựa vào thuật lễ nhạc. Đó có phải là nói rằng thời kỳ vô vi nhị trị mà Đạo gia giảng là không có lễ nhạc? Không phải như thế, theo ghi chép, vào thời kỳ Tam Hoàng đã có lễ nhạc rồi, nhưng thời đó hoàn toàn không dùng lễ nhạc để trị quốc, mà chỉ là sản phẩm phụ trong quá trình trị quốc mà thôi.

Đạo gia trị quốc không có thuật, khí, chỉ có Đạo, hết thảy Đại Đạo vô hình. Nho gia trị quốc, thì chủ yếu dựa vào thuật lễ nhạc.
Đạo gia trị quốc không có thuật, khí, chỉ có Đạo, hết thảy Đại Đạo vô hình. Nho gia trị quốc, thì chủ yếu dựa vào thuật lễ nhạc. (Miền công cộng)

Lấy ví dụ, một em bé mẫu giáo, bé sẽ biết xòe tay ra đếm ngón tay làm toán, đối với bé mà nói, chỉ có dựa vào phương pháp này mới có thể làm được toán. Nhưng đối một giáo sư toán mà nói, ông quyết sẽ không ấu trĩ xòe tay ra để làm toán, mà trong tâm đã rõ rồi, liền nói ra ngay. Điều này không phải là nói giáo sư toán không biết phương pháp đếm ngón tay, mà là ông hoàn toàn không cần dùng đến, nếu ép ông dùng thì trái lại sẽ trở thành ấu trĩ nực cười. Thời kỳ vô vi nhi trị của Đạo gia không cần mượn đến bất kỳ thuật khí gì, cũng là đạo lý này.

Thời Đại Đạo thi hành, mọi người làm theo bản tính tự nhiên trong Đạo, mỗi lời nói, hành vi đều xuất phát từ trong Đạo "tòng tâm sở dục nhi bất du củ" (làm theo gì mà trong tâm muốn mà không vượt ra ngoài Đạo). Lễ thì ở tầng diện xoay quanh cái lõi Đạo nghĩa, là thuật sinh ra ở bên ngoài Đạo, là kết quả của hành vi và yêu cầu cụ thể khi đem Đạo đối ứng ra tầng bề ngoài, sau đó tiến hành mô thức hóa.

Thời Đại Đạo thi hành, mọi người làm theo bản tính tự nhiên trong Đạo, mỗi lời nói, hành vi đều xuất phát từ trong Đạo
Thời Đại Đạo thi hành, mọi người làm theo bản tính tự nhiên trong Đạo, mỗi lời nói, hành vi đều xuất phát từ trong Đạo. (Miền công cộng)

Cũng có thể nói rằng Đạo là tâm Pháp trực tiếp nhằm vào nhân tâm; lễ là một loại chuẩn tắc hành vi bề ngoài của nhân loại. Biểu hiện bề ngoài và tư tưởng nội tâm của con người là liên quan mật thiết với nhau, từ căn bản mà nói, nhân tâm quyết định biểu hiện hành vi bề ngoài của con người, mỗi lời nói hành vi của con người đều phát xuất từ nội tâm, chịu sự khống chế nội tại. Do đó thời kỳ Đại Đạo thi hành, bách tính đều ở trong Đạo, tâm linh đều đồng hóa với Đại Đạo, thuần chính vô tà, mỗi lời nói hành vi đều phát xuất từ nội tâm, xuất phát từ Đại Đạo, làm tất cả những gì mà tâm mong muốn mà không lệch ra ngoài Đạo. Nhân loại mà nội tại rời xa Đại Đạo thì biểu hiện hành vi bề ngoài cũng sẽ lệch khỏi trạng thái hoàn mỹ hài hòa vốn có trong Đạo. Lúc này, trạng thái tốt đẹp hạnh phúc của thiên hạ đã bị phá vỡ, các loại chiến tranh, tai họa bắt đầu xuất hiện. Để giải quyết các loại vấn đề bên ngoài sau khi nhân tâm lệch chuẩn, xa rời Đại Đạo, thế là lễ bắt đầu hưng thịnh, dùng để quy phạm, ước thúc hành vi và phương thức xử sự bên ngoài của con người.

Nhân loại rời xa Đại Đạo thì biểu hiện cũng sẽ lệch khỏi trạng thái vốn có trong Đạo. Lúc này, trạng thái của thiên hạ đã bị phá vỡ, các loại chiến tranh, tai họa bắt đầu xuất hiện.
Nhân loại rời xa Đại Đạo thì biểu hiện cũng sẽ lệch khỏi trạng thái vốn có trong Đạo. Lúc này, trạng thái của thiên hạ đã bị phá vỡ, các loại chiến tranh, tai họa bắt đầu xuất hiện. (Miền công cộng)

Lễ là chuẩn mực tiêu chuẩn hành vi và hành xử bên ngoài cần có khi nhân loại tham chiếu trong Đạo, mô thức hóa, quy phạm hóa những tiêu chuẩn hành vi, xử sự bên ngoài này, từ đó hình thành các loại chế độ lễ nghi. Cốt lõi của lễ là Đạo ẩn chứa phía sau, Đạo là linh hồn của lễ.

Thời triều nhà Chu đã chế định ra chế độ lễ nghi vô cùng hoàn thiện, và chia làm Ngũ lễ, gồm: Cát lễ (tên gọi chung cho các loại lễ cúng tế) như tế Thiên Địa Thần linh, Nhật nguyệt tinh thần, Sơn xuyên hà nhạc, Tổ tiên Xã tắc ...); Hung lễ (tên gọi chung các loại lễ dùng cho tai họa, thương vong, bao gồm tang lễ, hoang lễ, điệu lễ, tuất lễ, quái lễ...); Quân lễ (gọi chung cho tất cả các hoạt động lễ nghi các phương diện liên quan đến quân sự, như thân chinh, khiển tướng, thụ hàng, khải toàn, đại xạ...); Tân lễ (gọi chung cho các hoạt động lễ nghi ngoại giao giữa các nước và chiêu đãi tân khách như triều sính lễ, sĩ tương kiến lễ...); Gia lễ (gọi chung cho các lễ nghi điều hòa quan hệ giữa con người với con người, câu thông giao lưu tình cảm... như lễ đăng cơ sách phong, lễ ẩm thực, lễ hôn nhân gia quan, lễ tân xạ, lễ hưởng yến, lễ thần phần, lễ chúc mừng...)

"Lễ ký - Lễ vận" có viết: "Lễ là do cổ Thánh tiên vương thuận thừa Thiên Đạo mà kiến lập nên, dùng để trị sửa nhân tình thế sự... Lễ ắt phải được kiến lập trên cơ sở Thiên Đạo, nó thuận ứng với đức của đất, tham khảo kiểm nghiệm với quỷ Thần, sau đó quán triệt vào trong các lễ như tang lễ, tế lễ, xạ lễ, hương ẩm tửu lễ, quan lễ, hôn lễ, cẩn lễ, sính lễ... Thánh nhân dùng tang lễ để trị sửa thiên hạ, thiên hạ có thể được quy chính". (40)

"Thái Công lục thao" viết: "Lễ chỉ là trang sức và điểm xuyết bên ngoài của Thiên Đạo" (41)

Lễ là chuẩn mực tiêu chuẩn hành vi và hành xử bên ngoài cần có khi nhân loại tham chiếu trong Đạo, mô thức hóa, quy phạm hóa những tiêu chuẩn hành vi, xử sự bên ngoài này, từ đó hình thành các loại chế độ lễ nghi.
Lễ là chuẩn mực tiêu chuẩn hành vi và hành xử bên ngoài cần có khi nhân loại tham chiếu trong Đạo, mô thức hóa, quy phạm hóa những tiêu chuẩn hành vi, xử sự bên ngoài này, từ đó hình thành các loại chế độ lễ nghi. (Miền công cộng)

Câu nói trên lại lần nữa làm rõ mối quan hệ giữa lễ và Đạo. Ví dụ: Nếu Đạo là tướng đẹp hoàn hảo tiên thiên của con người, thì lễ chính là trang điểm, trang sức hậu thiên. Nếu con người bẩm sinh tươi đẹp hoàn mỹ, giống như "Nước trong mọc đóa sen, tự nhiên không cần trang sức", hoàn toàn không cần trang điểm tô son trát phấn, trái lại càng trang điểm càng xấu xí. Khi con người sinh ra có khiếm khuyết, tướng mạo không đủ hoàn mỹ thì mới cần trang điểm, mà người đó cũng lấy hình tượng hoàn mỹ làm tiêu chuẩn, thông qua phương pháp bên ngoài do con người tạo ra để che bớt, bù đắp những bất cập của tướng mạo, khiến họ hoàn mỹ hơn.

Cốt lõi của lễ không phải là lễ tiết và hình thức bề ngoài rườm rà, mà là nghĩa mà nó triển hiện. Kinh điển Nho gia "Lễ ký" chính là luận thuật nghĩa hàm chứa đằng sau lễ, đó là gốc rễ mà lễ kiến lập. Mà gốc rễ của nghĩa lại là Đạo, nghĩa là sự bảo vệ và tuân thủ đối với Đạo, do đó cốt lõi mà lễ triển hiện ra chính là Đạo.

Nho gia giảng Đạo của người quân tử như nhân, nghĩa, trung, thứ, thành, tín, hiếu, liêm, trinh, tiếp và trung dung... đều là nghĩa của lễ, là cốt lõi và linh hồn của lễ.

Do đó ở thời kỳ Đại Đạo thi hành, hoàn toàn không cần thực hành lễ, lễ trở nên thừa. Nhưng đối với xã hội nhân loại đã rời xa khỏi Đại Đạo mà nói thì lễ là chuẩn tắc bắt buộc phải tuân theo, nó quy phạm hành vi và trạng thái bên ngoài của con người, là tiêu chuẩn để con người có thể làm người, nếu không thì xã hội nhân loại sẽ rơi rớt xuống như loài cầm thú.

Nho gia giảng Đạo của người quân tử như nhân, nghĩa, trung, thứ, thành, tín, hiếu, liêm, trinh, tiếp và trung dung... đều là nghĩa của lễ, là cốt lõi và linh hồn của lễ.
Nho gia giảng Đạo của người quân tử như nhân, nghĩa, trung, thứ, thành, tín, hiếu, liêm, trinh, tiếp và trung dung... đều là nghĩa của lễ, là cốt lõi và linh hồn của lễ. (Miền công cộng)

Đạo gia trị quốc là từ trong ra ngoài, họ nắm chặt căn bản, giữ vững tầng diện Đạo cốt lõi nhất, nội tại nhất, khiến bách tính đều trở về với Đạo, tự nhiên làm theo bản tính ở trong Đạo, không có bất kỳ sự ước thúc hình thức bên ngoài nào. Khi thiên hạ đều trở về trong Đạo, thì sẽ sinh ra ảnh hưởng từ trong ra ngoài, tất cả biểu hiện và hình thức bên ngoài đều không rời xa yêu cầu tiêu chuẩn của Đạo, thiên hạ sẽ ở trong trạng thái làm theo những điều mà tâm mong muốn mà không vượt ra ngoài Đạo, hết thảy đều hài hòa, hoàn mỹ ở trong trạng thái này.

Nho gia dùng lễ trị quốc, là thông qua lễ để quy phạm, ước thúc hành vi và trạng thái bên ngoài của bách tính, tạo ra ảnh hưởng, quy phạm hành vi đạo đức nhân loại từ ngoài vào trong, khiến cho bề ngoài phù hợp với tiêu chuẩn của Đạo. Hai phương pháp trên có sự khác nhau về phương hướng.

"Tả truyện - Trang Công 18 niên" có viết: "Danh và vị khác nhau thì lễ cũng khác nhau".

"Lễ ký - Nhạc ký" có viết: "Nhạc thống nhất cái tương đồng, lễ phân biệt cái khác biệt".

Ở đây nói ra một đặc điểm khác của lễ, đó là lễ khác nhau đối với người khác nhau, khác nhau đối với việc khác nhau, có đẳng cấp rõ ràng, có tôn ti trật tự.

"Lễ ký - Khúc lễ thượng" viết: "Lễ dùng để định thân sơ, giải quyết hiềm nghi, phân biệt đồng dị, làm rõ thị phi".

Nho gia thúc đẩy thi hành nhân nghĩa dưới chế độ lễ, coi trọng nhân ái, nhưng nhân ái của Nho gia ở trong lễ. Điều đó có nghĩa là nhân ái của Nho gia là phân đẳng cấp, trước tiên yêu thương người thân nhất của mình, sau đó yêu thương những người có quan hệ xa hơn, như: phụ tử huynh đệ, phu thê, bằng hữu, sau đó đến chúng sinh...

"Trung dung" viết: "Nhân ái đối với người thân cận, là căn cứ vào quan hệ thân sơ mà phân đẳng cấp, thứ tự. Tôn trọng đối với kẻ sĩ hiền năng, là căn cứ vào đức, tài, lộc, vị mà phân đẳng cấp, đó đều là lễ cấu thành". (43)

Theo Lý Đạo Chân - Visiontimes
Trung Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Đại Đạo trị quốc (Phần-8 - kỳ 1): Nho gia trị quốc