Đại Đạo trị quốc (Phần 7 - Kỳ 2): Đạo gia trị quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đạo gia trị quốc là 'làm phép trừ', không ngừng trừ bỏ các loại dục vọng và tư tâm hình thành hậu thiên, không ngừng vứt bỏ các loại biện pháp và trí xảo do con người tạo ra để trở về với Đại Đạo chí giản chí dị. Trong quá trình này, nhân loại sẽ dần dần vứt bỏ tất cả những gánh nặng và áp lực bên ngoài, sống càng ngày càng thoải mái, càng ngày càng đơn giản, hạnh phúc, vui vẻ, tự tại...

Xem lại:
Đại Đạo trị quốc (Phần 7 - kỳ 1): Đạo gia trị quốc
Đại Đạo trị quốc (Phần 8 - kỳ 1): Nho gia trị quốc

Lão Tử nói: "Vì không tranh nên thiên hạ không có ai tranh với họ". Theo lý tương sinh tương khắc, nếu khiến nhân tố chính trở về trong Đạo, không hình ảnh, không vết tích, đạt đến vô vi nhi hành, thì nhân tố phụ cũng tự nhiên giải thể, không còn tồn tại. Nếu dùng biện pháp do con người tạo nên để giải quyết, thì như thêm dầu vào lửa, cho dù dùng mọi thủ đoạn cũng không có tác dụng, chỉ khiến tình hình càng ngày càng xấu đi, khiến lưỡng cực của nhân tố chính phụ càng ngày càng phân hóa nghiêm trọng, càng ngày càng cực đoan và đối lập. Lý tương sinh tương khắc giống như một cạm bẫy lớn to bằng trời, hết thảy chấp trước và những vật hữu vi đều không thể nào thoát ra nổi, sau khi bị rơi vào trong đó thì càng giãy giụa càng bị thắt chặt, càng giãy càng chặt, cuối cùng bị thắt chết tươi. Duy nhất là lùi trở ra, trở về trong Đạo, hóa thành vô hình thì mới có thể nhảy ra được, đó chính là trí huệ của đại Đạo.

Lão Tử nói: "Cấm kỵ càng nhiều thì bách tính càng bần cùng; thủ đoạn càng nhiều thì quốc gia càng hỗn loạn; tâm cơ trí xảo càng nhiều thì tà đạo càng thịnh hành; pháp luật chế độ càng nhiều càng hà khắc thì đạo tặc xuất hiện càng nhiều. Từ đó có thể thấy, thực hành vô vi nhi trị mới là chính Đạo trị quốc". (33)

Lý tương sinh tương khắc giống như một cạm bẫy lớn, hết thảy đều không thể nào thoát ra nổi. Duy nhất là lùi trở ra, trở về trong Đạo, hóa thành vô hình thì mới có thể nhảy ra được. (Ảnh: shutterstock.com)
Lý tương sinh tương khắc giống như một cạm bẫy lớn, hết thảy đều không thể nào thoát ra nổi. Duy nhất là lùi trở ra, trở về trong Đạo, hóa thành vô hình thì mới có thể nhảy ra được. (Ảnh: shutterstock.com)

Còn tiền đề của thực hành vô vi nhi trị là dẫn dắt bách tính, khiến họ trở về trong Đạo, nếu không thì không thể nào đạt được vô vi nhi trị. Vậy dẫn dắt như thế nào để bách tính trở về với Đạo? Nếu dựa vào biện pháp do con người tạo ra thì chỉ có thể giải quyết được vấn đề bề mặt, trong lý tương sinh tương khắc sẽ càng giãy càng thắt chặt, làm cho không thể nào trở về với Đại Đạo được. Do đó Đạo gia trị quốc, không dùng thuật cũng không dùng khí, bởi vì bất kỳ thuật và khí nào đều là tốn công vô ích, đều sẽ khiến thiên hạ lún sâu vào lý tương sinh tương khắc, càng giãy càng thắt chặt.

Thế là Lão Tử nói: "Không tôn sùng người hiền năng thì bách tính không tranh đoạt danh lợi; không coi những vật hiếm có là quý thì bách tính không vì nó mà trộm cắp; không có sự vật khêu gợi dục vọng của con người thì lòng người trong thiên hạ không bị nhiễu loạn. Do đó Thánh nhân trị quốc sẽ làm thanh tĩnh tâm linh của bách tính, khiến bách tính ăn no mặc ấm, sẽ tiêu giảm dục vọng của bách tính, khiến bách tính thân thể mạnh khỏe. Làm cho bách tính thường ở trong trạng thái không biết tâm cơ xảo trá, vô dục vô cầu, khiến những biện pháp cơ trí xảo trá không được áp dụng, vạn sự vạn vật vô cầu nhi tự đắc, thì thiên hạ không gì là không được trị sửa tốt".

Lão Tử cũng nói: "Dựa vào sức người gắng gượng làm thì cuối cùng sẽ thất bại, giữ khư khư không buông bỏ thì cuối cùng sẽ mất. Vì vậy Thánh nhân trở về với Đại Đạo, vô vi nhi trị, do đó sẽ không thất bại; vạn sự không kể công, không tư hữu, do đó sẽ không bị mất". (34)

Lão Tử cũng nói: "Dựa vào sức người gắng gượng làm thì cuối cùng sẽ thất bại, giữ khư khư không buông bỏ thì cuối cùng sẽ mất."
Lão Tử cũng nói: "Dựa vào sức người gắng gượng làm thì cuối cùng sẽ thất bại, giữ khư khư không buông bỏ thì cuối cùng sẽ mất." (Ảnh: needpix.com)

"Thời cổ đại, người giỏi việc dùng Đạo trị quốc không phải là khiến bách tính tinh khôn trí xảo, mà là khiến bách tính đơn thuần đôn hậu. Bách tính sở dĩ khó trị sửa là vì họ có quá nhiều tâm cơ và trí xảo. Do đó, dùng tâm cơ trí xảo trị quốc thì chính là giặc họa hoạn quốc gia; không dùng tâm cơ trí xảo trị quốc thì chính là phúc của quốc gia". (35)

Do đó Đạo gia trị quốc là làm phép trừ, không ngừng quay trở về, hoàn toàn trái ngược với quá trình rơi rớt suy bại của nhân loại, không ngừng tiêu trừ những nhân tố ô nhiễm hình thành hậu thiên như: tư tâm, dục vọng, chấp trước, tà niệm... làm cho con người phản bổn quy chân, trở về với bản tính tiên thiên thuần chân vô tà của sinh mệnh. Lúc này việc trị sửa thiên hạ đạt được đến trạng thái "vô vi nhi vô bất vi", hết thảy đều trong Đạo mà tòng tâm sở dục, hoàn mỹ lại hài hòa.

Vì vậy Lão Tử nói: "Học vấn là dựa vào không ngừng tích lũy, tri thức mỗi ngày cần tăng thêm; còn tu Đạo chủ yếu là dựa vào hao tổn tư tâm, dục vọng, chấp trước... mỗi ngày cần giảm thiểu đi, cần hao tổn rồi lại hao tổn tiếp, đến cuối cùng hoàn toàn là vô dục vô cầu, đạt đến vô vi. Sau khi đạt đến vô vi, thì có thể mượn sức mạnh của Đại Đạo, ở trong Đạo mà làm, tòng tâm sở dục, vô sở bất vi, hết thảy sự tình đều ở trong Đạo tự nhiên mà thành, đạt đến hoàn mỹ hài hòa. Trị sửa thiên hạ nên thi hành vô vi nhi trị, chớ lấy việc quấy nhiễu bách tính làm mục đích, quấy nhiễu bách tính thì không thể trị sửa thiên hạ được". (36)

"Học vấn là quá trình tích lũy tri thức mỗi ngày cần tăng thêm; còn tu Đạo là dựa vào giảm thiểu tư tâm, dục vọng, chấp trước... mỗi ngày, đến cuối cùng hoàn toàn là vô dục vô cầu, đạt đến vô vi.
"Học vấn là quá trình tích lũy tri thức mỗi ngày cần tăng thêm; còn tu Đạo là dựa vào giảm thiểu tư tâm, dục vọng, chấp trước... mỗi ngày, đến cuối cùng hoàn toàn là vô dục vô cầu, đạt đến vô vi." (Ảnh: Shutterstock)

Do đó Lão Tử nói: "Quân vương đạt đến cảnh giới trị quốc chí cao thì bách tính trong thiên hạ hoàn toàn không biết đến sự tồn tại của ông; quân vương ở cảnh giới thấp hơn (thứ hai) thì bách tính trong thiên hạ đều thân cận và ca tụng ông; quân vương ở cảnh giới thấp hơn nữa (thứ 3) thì bách tính trong thiên hạ đều e sợ ông; quân vương ở cảnh giới thấp nhất thì bách tính trong thiên hạ đều khinh miệt và nhục mạ ông. Nếu không đủ thành tín sẽ sinh ra không tín nhiệm. Trời không nói mà thủ tín, quân vương tốt khi trị quốc thì ung dung tự tại, thực hành giáo hóa không lời, rất hiếm khi đưa ra mệnh lệnh, sự tình sau khi thành công rồi, bách tính đều nói, đó là tự nhiên mà thành". (37)

Đó chính là vô vi nhi trị, là sự triển hiện chân thực của dân phong dân đức, thiên hạ hạnh phúc, hài hòa, vô ưu vô lự, quân vương giống như hoàn toàn không tồn tại.

Lão Tử nói: "Trị quốc như nấu canh", nếu thực sự hiểu rõ những đạo lý này của Lão Tử, thế thì trị sửa tốt quốc gia cũng không có gì khó, nhưng có ai thực sự có được trí huệ này, có thể thực sự làm được vậy?

Quân vương tốt khi trị quốc thì ung dung tự tại, thực hành giáo hóa không lời, rất hiếm khi đưa ra mệnh lệnh, sự tình sau khi thành công rồi, bách tính đều nói, đó là tự nhiên mà thành.
Quân vương tốt khi trị quốc thì ung dung tự tại, thực hành giáo hóa không lời, rất hiếm khi đưa ra mệnh lệnh, sự tình sau khi thành công rồi, bách tính đều nói, đó là tự nhiên mà thành. (Ảnh: Epoch Times)

Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử đã đưa ra mô hình trị quốc lý tưởng "nước nhỏ dân ít", đó cũng chính là miêu tả cuộc sống của bách tính trong việc vô vi nhi trị. Trong trạng thái cuộc sống lý tưởng của nước nhỏ dân ít này, quốc gia đều rất nhỏ, thậm chí chỉ bằng một làng thôi, giữa các quốc gia có thể bên này nhìn sang bên kia, tiếng gà gáy chó sủa ở nước láng giềng đều có thể nghe được. Bách tính "ngon miệng với thức ăn của mình, thấy đẹp với y phục của mình, yên ổn với cuộc sống của mình, vui vẻ với phong tục của mình", cuộc sống không có suy tư lo lắng, vui vẻ giàu có, không có việc tấn công lòng người, đấu trí, người này lừa người kia; không có lừa bịp cướp đoạt, tranh đấu tổn hại; vì vậy các cơ cấu quân đội, chính phủ đều không có chỗ sử dụng, có thể vứt bỏ không dùng đến. Mọi người sống giàu có, không cần bôn ba mệt nhọc nơi đất khách quê người vì sinh kế hoặc vì dục vọng danh lợi, do đó các công cụ giao thông như xe, thuyền dường như không có tác dụng gì; mọi người vui vẻ an nhiên, ung dung tự đắc, sống cuộc sống cực giản đơn nhưng lại cực hạnh phúc, khiến cho rất nhiều dụng cụ mà con người tạo ra không có chỗ sử dụng, những tư liệu sinh hoạt đó đều trở thành đồ thừa thãi, thành gánh nặng, đều có thể vứt bỏ, thậm chí có thể đơn giản đến mức quay về trạng thái thắt nút dây để ghi nhớ sự việc. Trong quốc gia lý tưởng này, tuy nước láng giềng trông thấy nhau, nghe thấy tiếng gà gáy chó sủa của nhau, nhưng không ai muốn phá hoại cuộc sống hài hòa lại yên tĩnh này, vì vậy người người an cư lạc nghiệp, giữa bách tính và các nước láng giềng "đến lúc già, lúc chết cũng không qua lại với nhau", khiến mỗi một quốc gia nhỏ bé đều trở thành những "Thế ngoại đào nguyên" ngăn cách với thế tục... (38)

Tình này cảnh này dường như cũng xuất hiện trong Kinh Thánh và Kinh Phật, cũng đã xuất hiện ở trong các trước tác về "Hoa Tư Thần Quốc", "Toại Minh Quốc", "Thế ngoại đào viên" của Đào Uyên Minh... cũng đã xuất hiện vào thời Tam Hoàng, vào thời Ngũ Đế.

Trong quốc gia lý tưởng này, tuy nước láng giềng trông thấy nhau, nghe thấy tiếng gà gáy chó sủa của nhau, nhưng không ai muốn phá hoại cuộc sống hài hòa lại yên tĩnh này
Trong quốc gia lý tưởng này, tuy nước láng giềng trông thấy nhau, nghe thấy tiếng gà gáy chó sủa của nhau, nhưng không ai muốn phá hoại cuộc sống hài hòa lại yên tĩnh này. (Ảnh: Miền công cộng)

Trong tâm khảm rất nhiều người đều chứa giấc mộng "đào nguyên', mong ước cuộc sống tươi đẹp, yên ổn, thanh tĩnh, đơn giản lại hạnh phúc như "thế ngoại đào nguyên" đó. Còn Đạo trị quốc của Lão Tử đã dựng lại giấc mộng này, và liên kết rõ ràng rành mạch với thế giới hiện thực, chỉ rõ con đường để đạt được. Mấy nghìn năm nay, có vô số người chán ghét danh lợi tình thù và chiến tranh, lừa dối không ngừng ở thế gian... và đã lựa chọn quay trở về với mảnh vườn trong tâm, lặng lẽ gây dựng "đào hoa nguyên" của riêng mình. Điều này đã thành tựu nên văn hóa ẩn sĩ rực rỡ trong lịch sử các nước Á Đông, trở thành nơi phó thác tinh thần của vô số con người trong hồng trần hỗn loạn và trong khổ nạn, nó gìn giữ phần yên tĩnh và an hòa cuối cùng trong tâm hồn con người, nó diễn dịch sự lý giải và truy cầu chân chính đối với hạnh phúc ở trong sâu thẳm tâm hồn nhân loại. Đó chính là dấu ấn của vô vi nhi trị trong tâm nhân loại.

Cùng với sự suy bại của đạo đức nhân loại, căn cứ theo phép tắc "phép tràn", khi phép tắc tầng nội tại của nhân loại không đủ ước thúc nhân loại thì cần kiến lập một tầng phép tắc bên ngoài để ước thúc hành vi bên ngoài của con người. Phép tắc tầng nội tại càng yếu thì phép tắc tầng bên ngoài sẽ phải càng mạnh mẽ tương phản, hoàn cảnh bên ngoài của nhân loại càng thay đổi phức tạp, cực đoan thì áp lực và sự trói buộc bên ngoài cưỡng chế lên con người cũng sẽ càng nặng.

Đạo gia trị quốc, lựa chọn là quay trở về, không ngừng gia cường, quay trở về phép tắc tầng nội tại, và tiêu giảm, vứt bỏ phép tắc tầng bên ngoài, khiến nhân loại "phản bổn quy chân", trở về với bản tính thuần chân tiên thiên, trở về với Đạo. Đạo gia trị quốc là làm phép trừ, không ngừng trừ bỏ các loại dục vọng và tư tâm hình thành hậu thiên, không ngừng vứt bỏ các loại biện pháp và trí xảo do con người tạo ra, trở về với Đại Đạo chí giản chí dị. Trong quá trình này, nhân loại sẽ dần dần vứt bỏ tất cả những gánh nặng và áp lực bên ngoài, sống càng ngày càng thoải mái, càng ngày càng đơn giản, hạnh phúc, vui vẻ, tự tại.

Trong quá trình trừ bỏ dục vọng và chấp trước, nhân loại sẽ dần dần vứt bỏ tất cả những gánh nặng và áp lực bên ngoài, sống ngày càng thoải mái, ngày càng đơn giản, hạnh phúc, tự tại.
Trong quá trình trừ bỏ dục vọng và chấp trước, nhân loại sẽ dần dần vứt bỏ tất cả những gánh nặng và áp lực bên ngoài, sống ngày càng thoải mái, ngày càng đơn giản, hạnh phúc, tự tại. (Ảnh: Miền công cộng)

Phương thức trị quốc của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thì hoàn toàn ngược lại, nó hoàn toàn đi theo con đường trái ngược với Đạo gia trị quốc. Nó không ngừng làm bại hoại đạo đức lương tri của nhân loại, phá hủy chính tín của nhân loại, khiến phép tắc tầng nội tại hoàn toàn bị phá hủy. Sau đó nó không ngừng tăng cường phép tắc tầng bên ngoài, thông qua bộ máy nhà nước lớn mạnh và nặng nề để thực hành độc tài và chuyên chế, thông qua thủ đoạn bạo lực và khủng bố nhân tính để nô dịch hóa, thuần phục bách tính, để khống chế tất cả tư tưởng, lời nói và hành vi của con người, khiến bách tính trở thành công cụ và cỗ máy không có nhân tính. Nó một mực nhấn mạnh vào truy cầu vật chất bên ngoài, cho rằng vật chất có thể quyết định tất cả, sức sản xuất quyết định tất cả, từ đó phóng túng sự tự ước thúc và dục vọng của nhân loại, điên cuồng hủy diệt đạo đức truyền thống, khiến sự truy cầu nhục dục và vật chất bên ngoài trở thành cột trụ tinh thần duy nhất của bách tính, khiến tâm hồn yếu ớt và trống rỗng của bách tính hoàn toàn gửi gắm vào việc hưởng thụ vật chất bên ngoài để tồn tại. Tất cả những gì nó làm đều là khiến cho sinh mệnh càng ngày càng xa rời bản tính tiên thiên, bước tới con đường một đi không trở lại của sự tự hủy diệt.

Tuy ĐCSTQ cực lực nhấn mạnh việc truy cầu vật chất bên ngoài, cho rằng sức sản xuất quyết định tất cả; nhưng thực tế, sức sản xuất của tất cả các nước cộng sản đều thấp kém, nó không thể đem lại cuộc sống giàu có cho bách tính được.

Phương thức trị quốc của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thì hoàn toàn ngược lại, nó hoàn toàn đi theo con đường trái ngược với Đạo gia trị quốc.
Phương thức trị quốc của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thì hoàn toàn ngược lại, nó hoàn toàn đi theo con đường trái ngược với Đạo gia trị quốc. (Ảnh: Epoch Times)

Hãy nhìn xem thành quả trị quốc của ĐCSTQ, chỉ mấy chục năm ngắn ngủi đã biến một quốc gia nổi tiếng thế giới về lễ nghĩa trở thành nơi như xã hội cầm thú: "chê cười người nghèo chứ không chê cười kỹ nữ", "tất cả đều xem đồng tiền là trọng". Người Trung Quốc hiện nay vì lợi ích mà không từ bất kỳ thủ đoạn nào, lừa gạt hãm hại, cướp, giết, hiếp... không tội ác nào mà không làm. Sữa nhiễm độc, dầu ăn tái chế từ rãnh nước thải, thức ăn gia súc chứa sudan - một chất gây ung thư, biến đổi gen, vaccine độc, trứng nhân tạo, gạo làm bằng nhựa, dùng chất kích thích tạo nạc cho vật nuôi, các xưởng sản xuất đồ giả, rau phun chất kích thích... khói bụi, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất đai, cưỡng chế di dời, các công trình rút ruột kém chất lượng, dâm ô trẻ nhỏ, cưỡng dâm học sinh, mổ cướp nội tạng người tu luyện... Đây rõ ràng chính là địa ngục nhân gian. Người Trung Quốc đáng thương, ngoài từng phút từng giây đề phòng những người xung quanh gây tổn hại ra, đồng thời còn phải chịu áp lực sinh tồn cao, thu nhập thấp, cạnh tranh không lành mạnh, giá nhà cao, tâm lý cố mua sắm cho bằng chị bằng em, chi phí y tế giáo dục đắt đỏ v.v. Mỗi người giống như là đang phải cõng mấy trái núi, sống thở không ra hơi, dẫn đến các bệnh về tinh thần, tâm lý và tự sát thịnh hành chưa từng thấy. Hiện nay người Trung Quốc có một cảm thụ phổ biến là sống vô vị, không có niềm vui, không biết hạnh phúc có mùi vị thế nào, vô cảm chạy theo số đông truy cầu tranh đấu, ai nấy đều thấy mệt, mệt đến mức không nói hết được nỗi khổ, thậm chí cảm thấy sống không bằng kiếp con vật, nhưng không thể dừng lại được, một khi dừng lại thì dường như sẽ bị xã hội như như một cuồng nộ cán chết dưới bánh xe của nó. Đây lẽ nào là cuộc sống hạnh phúc mà nhân loại tìm kiếm và mong đợi?

Bởi vì con đường ĐCSTQ đi hoàn toàn là trái ngược với chính Đạo, do đó Thiên đường nhân gian mà nó dốc sức tâng bốc, thực tế chính là địa ngục nhân gian, nó chỉ lấy chiêu bài Thiên đường nhân gian để làm quảng cáo mà thôi.

Nhân loại đã rời xa Đạo quá lâu và quá xa rồi, cần quay đầu lại, vì nhân loại đã đi đến tận cùng rồi, nếu không quay lại nữa thì điều chờ đợi phía trước chính là thảm họa và kết thúc.

Theo Lý Đạo Chân - Visiontimes
Trung Hòa biên dịch

Chú thích:

(25) Thiên hạ giai tri mĩ chi mỹ, tư ác dĩ. Giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện dĩ. Hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương doanh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy. Hằng dã. Thị dĩ Thánh nhân xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo; vạn vật tác nhi phất thủy, sinh nhi phất hữu, vi nhi phất thị, công thành nhi bất cư. Phù duy phất cư, thị dĩ bất khứ.

(26) Minh Đạo nhược muội, tiến Đạo nhược thoái, di Đạo nhược lỗi; thượng đức nhược cốc, quảng đức nhược bất túc, kiến đức nhược thâu, chất chân nhược du; đại bạch nhược nhục, đại phương vô ngung, đại khí vãn thành, đại âm hy thanh, đại tượng vô hình. Đạo ẩn vô danh.

(27) Đại Đạo phế, hữu nhân nghĩa; trí tuệ xuất, hữu đại ngụy; lục thân bất hòa, hữu hiếu từ; quốc gia hỗn loạn, hữu trung thần.

(28) Cố thất Đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ. Phù lễ giả, trung tín chi bạc, nhi loạn chi thủ.

(29) Khổng đức chi dung, duy Đạo thị tòng.

(30) Thượng đức bất đức, thị dĩ hữu đức; hạ đức bất thất đức, thị dĩ vô đức.

(31) Tuyệt Thánh khí trí, dân lợi bách bội; tuyệt nhân khí nghĩa, dân phục hiếu từ; tuyệt xảo khí lợi, đạo tặc vô hữu. Thử tam giả dĩ vi văn bất túc, cố lệnh hữu sở thuộc; kiến tố bão phác, thiểu tư quả dục; tuyệt học vô ưu.

(32) Dĩ chính trị quốc, dĩ kỳ dụng binh, dĩ vô sự thủ thiên hạ. Ngô hà dĩ tri kỳ nhiên tai? Dĩ thử. Thiên hạ đa kỵ húy, nhi dân di bần; nhân đa lợi khí, quốc gia tư hôn; nhân đa kĩ xảo, kỳ vật tư khởi; pháp lệnh tư chương, đạo tặc đa hữu.

(33) Bất thượng hiền, sử dân bất tranh; bất quý nan đắc chi hóa, sử dân bất vi đạo; bất kiến khả dục, sử dân tâm bất loạn. Thị dĩ Thánh nhân chi trị, hư kỳ tâm, thực kỳ phúc, nhược kỳ chí, cường kỳ cốt. Thường sử dân vô tri vô dục. Sử phù trí giả bất cảm vi dã. Vi vô vi, tắc vô bất trị.

(34)Vi giả bại chi, chấp giả thất chi. Thị dĩ Thánh nhân vô vi cố vô bại, vô chấp cố vô thất.

(35) Cổ chi thiện vi Đạo giả, phi dĩ minh dân, tương dĩ ngu chi. Dân chi dân trị, dĩ kỳ trí đa. Cố dĩ trí trị quốc, quốc chi tặc; bất dĩ trí trị quốc, quốc chi phúc. Tri thử lưỡng giả, diệc kê thức. Thương tri kê thức, thị vị huyền đức. Huyền đức thâm hĩ, viễn hĩ, dữ vật phản hĩ, nhiên hậu nãi chí đại thuận.

(36) Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn, dĩ chí ư vô vi. Vô vi nhi vô bất vi, thủ thiên hạ thường dĩ vô sự; cập kỳ hữu sự, bất túc dĩ thủ thiên hạ.

(37) Thái thương, bất tri hữu chi; kỳ thứ, thân nhi dự chi; kỳ thứ, úy chi; kỳ thứ, vũ chi. Tín bất túc yên, hữu bất tín yên. Du hề, kỳ quý ngôn. Công thành sự toại, bách tính gia vị "ngã tự nhiên".

(38) Tiểu quốc quả dân. Sử hữu thập bá chi khí nhi bất dụng; sử dân trọng tử nhi bất viễn tỉ; tuy hữu chu dư, vô sở thừa chi; tuy hữu giáp binh, vô sở trần chi. Sử nhân phục kết thằng nhi dụng chi. Chí trị chi cực. Cam kỳ thực, mỹ kỳ phục, an kỳ cư, lạc kỳ tục, lân quốc tương vọng, kê khuyển chi thanh tương văn, dân chí lão tử bất tương vãng lai.



BÀI CHỌN LỌC

Đại Đạo trị quốc (Phần 7 - Kỳ 2): Đạo gia trị quốc