Cuộc thi Piano Quốc tế NTD: Có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn dịch bệnh hiện tại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong tình huống hỗn loạn, cuộc sống khó khăn và mọi người đều bị cách ly ở nhà, âm nhạc cổ điển truyền thống có thể đóng vai trò xoa dịu tâm hồn của chúng ta. Đặc biệt là âm nhạc hay sẽ giúp nâng cao tinh thần, mang đến cho người ta an hòa, dũng khí và hy vọng.

Do tình hình COVID-19 toàn cầu và các quy định nghiêm ngặt về di chuyển, hội họp công cộng, cả 3 vòng thi (Sơ khảo, Bán kết, Chung kết và Lễ trao giải) sẽ được tổ chức TRỰC TUYẾN. Hạn chót để nộp hồ sơ tham dự là ngày 10/9/2021.

Là một trong ba cuộc thi nghệ thuật lớn trên phạm vi toàn cầu của Đài truyền hình NTD, mục đích của Cuộc thi Piano Quốc tế là quảng bá nghệ thuật chính thống thuần chân, thuần thiện và thuần mỹ, đồng thời tái tạo lại huy hoàng của âm nhạc piano thời kỳ Baroque, thời kỳ Cổ điển và thời kỳ Lãng mạn.

Trong tình huống đại dịch đang lây lan như hiện nay, cuộc thi piano này có ý nghĩa như thế nào? Epoch Times đã có một buổi phỏng vấn về vấn đề này với Chủ tịch hội đồng giám khảo của cuộc thi – Giáo sư Diêu Bí Cơ của Khoa Âm nhạc Đại học Phi Thiên.

Cuộc thi Piano của NTD
Giáo sư Diêu Bí Cơ, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo của Cuộc thi Piano Quốc tế NTD và là giáo sư Khoa âm nhạc của Đại học Phi Thiên, đã nhận lời phỏng vấn độc quyền với Epoch Times. (Ảnh: Epoch Times)

Trong thời điểm đại dịch, ý nghĩa của cuộc thi càng đặc biệt phi thường

Kể từ cuối tháng 11/2019, virus Trung Cộng (virus Vũ Hán, COVID-19) đã bắt đầu hoành hành trên thế giới, làm ảnh hưởng và thay đổi cuộc sống hàng ngày của mọi người. Giáo sư Diêu Bí Cơ nói rằng trong thời điểm như thế này, ý nghĩa của cuộc thi càng trở nên phi thường.

“Trong tình huống hỗn loạn, cuộc sống khó khăn và mọi người đều bị cách ly ở nhà, âm nhạc cổ điển truyền thống có thể đóng vai trò xoa dịu tâm hồn của chúng ta. Đặc biệt là âm nhạc hay sẽ giúp nâng cao tinh thần, mang đến cho người ta an hòa, dũng khí và hy vọng.”

“Cuộc thi Piano Quốc tế NTD ban đầu được thiết kế để thúc đẩy và phục hưng âm nhạc cổ điển phương Tây, nhưng nó đã đóng một vai trò khác trong giai đoạn đặc biệt này. Nó khiến người ta suy ngẫm về ý nghĩa thực sự của cuộc sống, và lấy lại hy vọng sống, để người ta có dũng khí tìm ra lối thoát cho những bối rối của họ.”

Giáo sư Diêu Bí Cơ giải thích rằng, phần dũng khí đó đã nằm trong nền âm nhạc và nghệ thuật truyền thống vốn có của nhân loại, “Chúng tôi dùng chính âm nhạc phổ quát để bày tỏ lòng thành kính đối với món quà đẹp nhất và thuần khiết nhất này mà Thần đã ban cho chúng ta, và để cảm ơn Thần linh vì sự bao dung và cứu rỗi của Ngài.”

Ở phương Tây, âm nhạc xuất hiện sớm nhất ở trong tôn giáo, lễ kỷ niệm và lễ tế. Họ chơi âm nhạc là để dâng tặng cho các vị Thần, để bày tỏ sự tôn kính của con người đối với Thần. Âm nhạc đã trải qua các thời kỳ Trung cổ, Phục hưng, Baroque, Cổ điển và Lãng mạn, phát triển từ thanh nhạc và nhạc đơn âm đến nhạc đa âm, sau đó là sự xuất hiện của nhạc khí và nhạc giao hưởng. Trong suốt quá trình đó, sự phong phú và hoàn hảo của âm nhạc đã luôn liên quan mật thiết đến việc bày tỏ lòng tôn kính đối với các vị Thần.

Giáo sư Diêu Bí Cơ cho biết, đây là điều mà Cuộc thi Piano Quốc tế NTD hy vọng sẽ đạt được, họ cũng hy vọng sẽ mang lại lợi ích cho nhiều người hơn nữa thông qua các nền tảng đa ngôn ngữ, “Đặc biệt là những người trong ngành âm nhạc và các nhạc sĩ cổ điển, họ có thể khích lệ và động viên cho tất cả mọi người trên thế giới thông qua cuộc thi piano này.”

“Điều quan trọng nhất là trong tâm chúng ta cần có thiện niệm, có lòng biết ơn Thần linh thì ngày mai của chúng ta mới có hy vọng. Chỉ riêng từ điểm này, ý nghĩa của cuộc thi piano quốc tế năm nay đã là vô cùng quan trọng.”

Tại sao chỉ chọn các tác phẩm từ ba thời kỳ này?

Ngoài các bản nhạc được chỉ định đặc biệt, Cuộc thi Piano Quốc tế NTD yêu cầu các bài dự thi phải giới hạn trong các tác phẩm thuộc ba thời kỳ: Baroque, Cổ điển và Lãng mạn.

Giáo sư Diêu Bí Cơ nói rằng những tác phẩm trong giai đoạn lịch sử từ năm 1600 đến 1900 này có thể đại biểu cho âm nhạc cổ điển phương Tây thuần túy nhất. “Âm nhạc của ba thời kỳ này là nghệ thuật piano tiêu biểu nhất, chính thống nhất và truyền thống nhất, chúng được lịch sử tôi luyện và sàng lọc mà lưu truyền cho đến ngày nay. Có thể nói là trường tồn mãi mãi.”

Hơn nữa, “Lý luận, nhạc lý, giai điệu, cấu trúc hòa âm, đối âm, cường độ và tiết tấu đều được quy chuẩn thống nhất. Ngay cả việc chế tạo, cải tiến, sử dụng nhạc cụ, tổ chức dàn nhạc, hệ thống đào tạo nhạc sĩ và đào tạo kỹ năng biểu diễn đều là Thần truyền cấp cho con người.”

“Dựa theo truyền thống này thì mới có thể bảo đảm rằng sẽ không có thiên vị. Vì vậy, mục đích của cuộc thi piano của chúng tôi là để quay lại truyền thống này, những người thực sự tài năng sẽ có cơ hội,” giáo sư Diêu Bí Cơ nói.

Âm nhạc đã bắt đầu biến dị sau năm 1900, lý do là vì sao? Bởi vì người ta không còn tuân theo các quy tắc truyền thống, tự mình một kiểu, “Không có giai điệu và nhịp phách, cấu trúc hòa âm không hài hòa, cân bằng âm nhạc không được chú trọng, không có âm điệu chặt chẽ, làm mất đi tính vui tươi hòa nhã, hoàn toàn trở thành một loại tiếng ồn hỗn tạp.”

“Âm nhạc hiện đại về cơ bản là ồn ào, huyên náo và đầy ma lực. Nó không giống như âm nhạc cổ điển có thể mang lại cho mọi người sự yên bình, vui vẻ và có thể nâng cao tinh thần. Vì vậy chúng tôi không lựa chọn loại nhạc biến bị này, chúng tôi mong muốn đưa con người trở lại con đường truyền thống.”

Giáo sư Diêu Bí Cơ cho biết, “Cao độ và hòa âm của nhiều bản nhạc piano hiện đại hoàn toàn không theo quy tắc và không thống nhất, vậy nên nghe rất khó chịu. Chưa kể chơi đã khó, ghi nhớ nhạc phổ còn khó hơn, là một thứ kỳ quái làm loạn nhân tâm và vượt quá khả năng chịu đựng của con người.”

Cô bổ sung thêm rằng âm nhạc piano truyền thống rất coi trọng kỹ thuật, “Tại sao chúng tôi cần nhấn mạnh vào kỹ năng cao siêu? Bởi vì đàn piano thực chất chỉ là công cụ, là dùng để thể hiện âm nhạc. Nhưng nếu chỉ có kỹ thuật cao mà không có nội hàm của âm nhạc thì cũng mất đi vẻ đẹp, sự hài hòa, cân đối và hợp lý của âm nhạc truyền thống, nó cũng không phải là nét đẹp truyền thống.”

Bản nhạc chỉ định của cuộc thi: Dùng piano để biểu diễn âm nhạc truyền thống của Trung Quốc

Kể từ mùa 4 của Cuộc thi Piano Quốc tế NTD, tất cả các nghệ sĩ piano lọt vào vòng bán kết đều được yêu cầu biểu diễn một bản nhạc được chỉ định đặc biệt, đó là phần thi dùng đàn piano để diễn giải giai điệu và nội hàm của âm nhạc phương Đông. Giáo sư Diêu Bí Cơ cho biết, các cuộc thi piano lớn trên thế giới đều có các bản nhạc được chỉ định, nhưng chúng về cơ bản đều mang phong cách hiện đại. Các bản nhạc được chỉ định của Cuộc thi Piano Quốc tế NTD là dựa trên giai điệu của âm nhạc truyền thống Trung Hoa, dùng nhạc cụ phương Tây là đàn piano để thể hiện nội hàm của âm nhạc, kết hợp các yếu tố của âm nhạc truyền thống Trung Hoa với các yếu tố của âm nhạc cổ điển phương Tây.

“Các bản nhạc được chỉ định đặc biệt này là điểm nhấn của Cuộc thi Piano Quốc tế NTD, nó cũng là một trong những điểm đáng chú ý nhất trong cuộc thi của chúng tôi. Chính là dùng cây đàn piano phương Tây, và chuẩn mực của âm nhạc cổ điển phương Tây để thể hiện đầy đủ hòa âm, âm giai ngũ cung, giai điệu phương Đông, văn hóa truyền thống Trung Hoa và ẩn ý sâu xa đằng sau của nó. Đó là những bản nhạc cảm động êm tai mà lại khoáng đạt, là sự kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc của phương Tây và của phương Đông.”

Giáo sư Diêu Bí Cơ nhấn mạnh rằng các bản nhạc được chỉ định là do ông D.F., Giám đốc Nghệ thuật của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun sáng tác, và đã được chuyển thể thành nhạc piano với sự cho phép của ông. Tất cả các thí sinh tham gia Cuộc thi Piano Quốc tế NTD đều sẽ nhận được bản nhạc chỉ định và phải ghi nhớ nó trong vòng 45 ngày để diễn tấu. Đây là bài kiểm tra về khả năng nhạc lý của nghệ sĩ piano, khả năng diễn giải chính xác và biểu diễn một bản nhạc hoàn toàn mới.

“Chưa bao giờ có một bản nhạc piano nào xứng đáng để bạn nâng niu và xem xét nghiêm túc đến vậy. Các bạn hãy đi xem biểu diễn của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun và Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun để hiểu rõ hơn về các bản nhạc được chỉ định này, như thế bạn sẽ có thể lý giải tốt hơn và thể hiện được sự hàm dưỡng cùng phẩm chất đạo đức của bản thân trong khi diễn tấu.”

Dùng nhạc cụ phương Tây là đàn piano để diễn giải giai điệu của âm nhạc phương Đông, như thế sẽ mang đến cho thí sinh cảm giác như thế nào? Trong hai mùa vừa qua, các thí sinh nhìn chung đều phản ánh rằng tinh thần của họ tốt hơn lên sau khi chơi các bản nhạc được chỉ định, “Tinh thần cảm thấy vui vẻ, giống như nó đã đạt đến trạng thái rất thuần tịnh và vô tư vô ngã.”

Giáo sư Diêu Bí Cơ nói rằng nội hàm truyền thống của 5000 năm văn minh Trung Hoa là rất sâu sắc. Trí tuệ của tiền nhân, các chuẩn mực đạo đức và tất cả ý nghĩa của việc tôn kính trời đất đều được bao hàm trong đó. “Âm sắc độc đáo, âm vực rõ ràng và hòa âm phong phú của đàn piano phương Tây, cộng thêm với kỹ năng tuyệt vời của người nghệ sĩ, sẽ có thể thể hiện ra một cách hoàn hảo cảnh giới và nội hàm của âm nhạc Trung Quốc.”

“Yêu cầu về kỹ năng biểu diễn piano cũng rất cao, toàn bộ tâm trí đều cần đặt vào diễn tấu, người và đàn hòa làm một. Vậy nên để chơi đàn piano đến mức hoàn hảo nhất, hay nhất, cảnh giới cao nhất thì bản thân người nghệ sĩ phải có tâm tính tốt, phẩm chất đạo đức cao và tâm thái hòa ái. Chỉ có kính ngưỡng và tôn kính Thần linh với cái tâm thuần tịnh nhất, thì bản nhạc người nghệ sĩ chơi mới là hay nhất. Giai điệu như vậy có thể thấm vào lòng người và lưu lại rất lâu, lay động người nghe và truyền cảm hứng cho họ.”

Tìm hiểu thêm về Cuộc thi tại: /cuoc-thi-piano-ntd/

Piano Quốc tế NTD



BÀI CHỌN LỌC

Cuộc thi Piano Quốc tế NTD: Có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn dịch bệnh hiện tại