Cuộc sống về đêm của người xưa diễn ra như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Buổi tối, người hiện đại có thể dùng điện chiếu sáng, xem ti vi, lên mạng, hoặc đi xem phim, đi thăm bạn bè, hoặc trò chuyện, nhắn tin với bạn bè, người thân trên chiếc điện thoại thông minh... Người xưa không có điện, thường dùng đèn dầu thắp sáng, ngoài đường cũng không có đèn đường, chỉ là màn đêm đen kịt. Vậy người xưa làm gì ban đêm?

  1. Ngủ

Đêm là thời gian dành cho nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Có được giấc ngủ ngon lành thì con người mới khoan khoái dễ chịu, tràn đầy tinh thần và năng lượng để khởi đầu một ngày mới. Thế nên người xưa nói: "Ăn được ngủ được là Tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo":

"Đêm xuân một giấc mơ màng
Tỉnh khi oanh đã hót vang quanh nhà
Gió mưa một trận đêm qua
Làm cho hoa rụng biết là nhường bao".
(Xuân Hiểu - Mạnh Hạo Nhiên).

  1. Ngồi nhàn rỗi

Đôi khi nhàn rỗi ngồi một mình, thưởng thức quang cảnh buổi đêm thanh tĩnh, tinh khiết, tìm về với bản tính tự nhiên của con người, về với cội nguồn sinh mệnh cũng là một thú vui tao nhã của cổ nhân:

"Người nhàn trông cánh quế rơi
Ðêm xuân vắng vẻ núi đồi lặng yên
Chim rừng chợt thấy trăng lên
Giật mình kinh sợ kêu bên khe này".
(Điểu minh giản - Vương Duy).

Đôi khi nhàn rỗi ngồi một mình, thưởng thức quang cảnh buổi đêm thanh tĩnh, tinh khiết, tìm về với bản tính tự nhiên của con người, về với cội nguồn sinh mệnh cũng là một thú vui tao nhã của cổ nhân
Đôi khi nhàn rỗi ngồi một mình, thưởng thức quang cảnh buổi đêm thanh tĩnh, tinh khiết, tìm về với bản tính tự nhiên của con người cũng là một thú vui tao nhã của cổ nhân. (Ảnh: Pexels).
  1. Uống rượu

Đêm đông lạnh giá, bên bếp lửa hồng ngồi cùng bạn tâm đầu ý hợp là cũng cảm thấy hạnh phúc rồi, có thêm chén rượu nồng thì cuộc sống quả là thi vị:

"Rượu ngon vừa cất sủi tăm
Hỏa lò đất đỏ đã hâm nóng rồi
Tối trời tuyết vẻ muốn rơi
Mời ông một chén uống chơi ấm lòng"
(Vấn Lưu Thập Cửu - Bạch Cư Dị).

  1. Chơi cờ

Người ta nói, cuộc đời cũng như cuộc cờ. Thế cuộc xoay vần, thành bại, được mất, cũng như ván cờ, hết ván này lại bày ván mới. Thế nên chơi cờ không chỉ tiêu khiển mà còn có thể trau dồi triết lý nhân sinh:

"Quan sát cuộc cờ vây
Chơi theo phép dụng binh
Bàn cờ chỉ ba thước
Chiến đấu chốn sa trường"
(Vi kỳ phú - Mã Dung).

cuộc đời cũng như cuộc cờ. Thế cuộc xoay vần, thành bại, được mất, cũng như ván cờ, hết ván này lại bày ván mới. Thế nên chơi cờ không chỉ tiêu khiển mà còn có thể trau dồi triết lý nhân sinh
Cuộc đời cũng như cuộc cờ. Thế cuộc xoay vần, thành bại, được mất, cũng như ván cờ, hết ván này lại bày ván mới. Thế nên chơi cờ không chỉ tiêu khiển mà còn có thể trau dồi triết lý nhân sinh. (Ảnh: Wikipedia).
  1. Gặp bạn

Thời nào thì con người vẫn cần phải có bạn bè, gặp gỡ sẻ chia, ý hợp tâm đầu, còn gì thú vị hơn:

"Nhàn cư tịch mịch thú sao
Đường cỏ rẽ lối dẫn vào vườn hoang
Bờ ao chim ngủ biết chăng
Tăng nhân gõ cửa dưới trăng nhẹ nhàng".
(Đề Lý Ngưng U Châu - Giả Đảo).

  1. Ngắm trăng

Ánh trăng từ ngàn xưa đã bầu bạn cùng con người. Ngắm trăng có nhiều sắc thái tâm trạng, thường một mình ngắm trăng luôn gợi lên một nỗi niềm tâm tư sâu lắng hoặc nỗi nhớ mênh mang:

"Ánh trăng sáng trước giường
Ngỡ mặt đất mờ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương".
(Tĩnh dạ tư - Lý Bạch).

Ánh trăng từ ngàn xưa đã bầu bạn cùng con người. Ngắm trăng có nhiều sắc thái tâm trạng, thường một mình ngắm trăng luôn gợi lên một nỗi niềm tâm tư sâu lắng hoặc nỗi nhớ mênh mang
Ánh trăng từ ngàn xưa đã bầu bạn cùng con người. Ngắm trăng có nhiều sắc thái tâm trạng, thường một mình ngắm trăng luôn gợi lên một nỗi niềm tâm tư sâu lắng hoặc nỗi nhớ mênh mang. (Ảnh: Pexels).
  1. Dệt vải

Với người phụ nữ xưa thì công việc chính là nuôi dạy con cái, dệt vải vá may. Phụ tử tảo tần sớm hôm cũng chỉ vì hạnh phúc gia đình, vì sự nghiệp của chồng và tương lai của con cái:

"Mười ba biết dệt lụa
Mười bốn học cắt may
Mười lăm gảy không hầu
Mười sáu đọc Thi, Thư
Mười bảy về làm vợ
Tâm sầu khổ ai bi
Chàng thân làm phủ lại
Thủ tiết lòng bất di
Gà gáy ngồi dệt vải
Đêm đêm vẫn miệt mài"
(Khổng tước Đông Nam phi - Từ Lăng).

  1. Giặt giũ

Các cô gái thôn quê siêng năng bận rộn công việc cả ngày, tối đến là khoảng thời gian thảnh thơi, ra sông suối giặt quần áo và trò chuyện với nhau:

"Rừng thông trăng tỏ lung linh sáng
Ghềnh đá suối trong chảy lững lờ
Khóm trúc xôn xao lời gái giặt
Hồ sen lay động chiếc thuyền xa".
(Sơn cư thu minh - Vương Duy).

Các cô gái thôn quê siêng năng bận rộn công việc cả ngày, tối đến là khoảng thời gian thảnh thơi, ra sông suối giặt quần áo và trò chuyện với nhau
Các cô gái thôn quê siêng năng bận rộn công việc cả ngày, tối đến là khoảng thời gian thảnh thơi, ra sông suối giặt quần áo và trò chuyện với nhau. (Ảnh: Shutterstock).
  1. Đánh trận

Đêm tối mịt mùng, vạn vật nghỉ ngơi nhưng trong thời chiến cuộc vẫn có những người gian nan vất vả, xông pha mũi tên ngọn giáo chốn sa trường:

"Trăng mờ nhạn vút cao
Chúa giặc tối bôn đào
Ruổi ngựa toan rượt đuổi
Tuyết bám đầy cung đao".
(Họa Trương Bộc Xạ tái hạ khúc - Kỳ 3 - Lư Luân).

  1. Đi săn

Đi săn vừa là thú chơi, vừa rèn luyện lòng dũng cảm, các kỹ năng sử dụng binh khí, xác định phương hướng, đi săn vào buổi đêm cũng là một khung cảnh sinh hoạt thường thấy của người xưa:

"Rừng tối gió thổi cỏ lao xao
Tướng quân uy vũ lắp tên vào
Bình minh tìm thấy đuôi lông vũ
Mắc kẹt ở trên vách đá cao"
(Họa Trương Bộc Xạ tái hạ khúc - Kỳ 2 - Lư Luân).

Đi săn vừa là thú chơi, vừa rèn luyện lòng dũng cảm, các kỹ năng sử dụng binh khí, xác định phương hướng, đi săn vào buổi đêm cũng là một khung cảnh sinh hoạt thường thấy của người xưa
Đi săn vừa là thú chơi, vừa rèn luyện lòng dũng cảm, các kỹ năng sử dụng binh khí, xác định phương hướng, đi săn vào buổi đêm cũng là một khung cảnh sinh hoạt thường thấy của người xưa. (Ảnh: Shutterstock).
  1. Lên lầu

Leo cao nhìn xa, lên lầu ngắm cảnh đất trời, thưởng thức gió mát trăng thanh... là thú vui tao nhã của các bậc tao nhân mặc khách khi xưa. Tuy nhiên cũng có người lên lầu là để ngóng trông người thân thương ở phương trời xa, gửi gắm nỗi niềm nhung nhớ, mối sầu bi ly biệt:

"Trơ mình lặng bước tây lâu
Trăng vòng câu
Tịch mịch ngô đồng viện thẳm
Khoá thanh thâu
Cắt chẳng nổi
Gỡ càng rối
Mối ly sầu
Cảm thấy một riêng mùi vị
Vởn tâm đầu...
(Tương kiến hoan - Vô ngôn độc thướng Tây lâu - Lý Dục).

***

"Xuân hoa thu nguyệt thời nào hết
Chuyện xưa nhiều hay ít
Đêm qua gác nhỏ lại gió xuân
Cố quốc chẳng dám hồi tưởng dưới trăng ngần
Hiên son thềm ngọc còn nguyên vậy
Hồng nhan đã đổi thay"...
(Ngu mỹ nhân - Xuân hoa thu nguyệt hà thời liễu - Lý Dục).

***

"Gác nhỏ lạnh
Đêm dài màn rèm thả thấp
Hận gió mưa
Hiu hắt vô tình
Vò nát hoa trắng như ngọc"...
(Đa lệ - Vịnh bạch cúc - Lý Thanh Chiếu).

  1. Nghe khúc nhạc

Người chơi đàn thổi sáo có cái thú riêng, gửi tình trong khúc nhạc. Nhưng người nghe đàn hát, nghe tiếng sáo thường có những rung cảm sâu lắng bởi đồng cảm, đồng điệu:

"Non xanh khuất khuất nước mang mang
Thu muộn Giang Nam cỏ úa vàng
Hăm bốn cầu soi đêm nguyệt sáng
Tiêu đâu người ngọc thổi đưa sang?"
(Ký Dương Châu Hàn Xước phán quan - Đỗ Mục).

Chơi nhạc cũng là một trong những thú vui tao nhã của người xưa khi màn đêm buông xuống.
Chơi nhạc cũng là một trong những thú vui tao nhã của người xưa khi màn đêm buông xuống. (Ảnh: Shutterstock).
  1. Đọc sách

Người xưa cho rằng: "Khí chất con người là do Trời sinh, vốn khó thay đổi, chỉ đọc sách mới có thể thay đổi được khí chất". Đọc sách xưa có nhiều nét khác biệt ngày nay, người xưa cho rằng: "Người đọc sách chỉ có hai việc, một là việc thăng tiến đạo đức, việc nữa là tu luyện thành tựu sự nghiệp":

"Tóc mai sương tuyết răng thưa
Chong đèn đọc sách vẫn chưa thấy già
Thời gian ngưng đọng mình ta
Nhân gian danh lợi rời xa lâu rồi".
(Thu dạ độc thư hữu cảm - Lục Du).

  1. Uống trà

Còn những văn nhân tài tử, tao nhân mặc khách có thú thưởng thức thanh tao thì sao? Họ có thể uống trà. Và tất nhiên, thưởng thức trà ngon thì không thể thiếu bạn hiền, lúc ấy mối giao cảm tinh thần lại càng thêm phần thăng hoa, như lời của Đức Khổng Tử trong Luận ngữ: Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ” , tức là: “Có bằng hữu từ phương xa tới chơi, chẳng vui lắm sao?”

“Tuyết tan thanh ngọt suối nước trong,
Trà bếp bày ra chuẩn bị xong,
Sự đời bỗng chốc tâm chẳng gợn,
Trăm năm chẳng uổng cũng chẳng mong”

Những sinh hoạt về đêm của người xưa, quả là tinh tế, đặc sắc, đa dạng và phong phú. Nếu so sánh thì có thể thấy, cuộc sống về đêm của người xưa, tuy không có ánh sáng hoa lệ chói chang, không ồn ã, náo nhiệt như người hiện đại..., nhưng về chất lượng cuộc sống và cảnh giới tinh thần thì rõ ràng là cao hơn rất nhiều.

Hoàng Mai
(Theo aboluowang.com).



BÀI CHỌN LỌC

Cuộc sống về đêm của người xưa diễn ra như thế nào?