Cuộc đối thoại giữa Hoàng Đế và Kỳ Bá để lại chân ngôn dưỡng sinh vạn cổ cho hậu thế

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hoàng Đế hỏi Thiên sư rằng: Trò nghe nói người thượng cổ, đến trăm tuổi mà động tác không suy yếu. Người ngày nay, tuổi mới 50 mà động tác đã suy yếu, là thời thế khác biệt hay là con người đã mất (phương pháp dưỡng sinh của người xưa)?

Sách "Hoàng Đế nội kinh" thiên "Tố vấn" mở đầu bằng câu: "Tích tại Hoàng Đế, sinh nhi Thần linh, nhược nhi năng ngôn, ấu nhi tuẫn tề, trưởng nhi đôn mẫn, thành nhi đăng thiên".

(Tạm dịch: "Xưa Hoàng Đế khi sinh ra đã thông minh như Thần, từ nhỏ đã giỏi ăn nói, tuổi ấu thơ đã rất thông minh, lĩnh ngộ nhanh với mọi vật xung quanh, lớn lên thì đôn hậu lại chăm chỉ cố gắng, tuổi trưởng thành lên ngôi thiên tử").

Từ bề mặt thì thấy đây là lời ca ngợi Hoàng Đế là người xuất chúng. Nhưng nếu nghiên cứu sâu thêm thì thực tế nó cũng chỉ ra một đời người cần phải đi như thế nào, quá trình đời người sau khi đi hết nên trở về đâu. Sau đây là một chút lý giải nông cạn.

Hoàng đế.
Hoàng đế. (Ảnh: Wikipedia)

Sinh nhi Thần linh: Một người vừa ra đời là đã mang Thần linh của bản thân rồi. Con người không chỉ là một cục thịt, ắt phải có nguyên Thần. Biểu hiện của nguyên Thần có lẽ chính là "Ở trên trời là Thần, ở trong thân thể là linh".

Nhược nhi năng ngôn: Khi còn nhỏ đã biết nói, giỏi nói năng.

Ấu nhi tuẫn tề: Tuổi ấu thơ sinh hoạt nghỉ ngơi nên thuận ứng với trời đất, tuần hoàn tự nhiên.

Trưởng nhi đôn mẫn: Thân tâm trưởng thành khỏe mạnh, đạt đến đức tính đôn hậu, cơ thể và tâm trí nhanh nhạy.

Thành nhi đăng Thiên: Cả đời thuận ứng Thiên Đạo, cuối cùng phản bổn quy chân, trở về Trời.

Sau đó Hoàng Đế và Thiên sư Kỳ Bá hỏi đáp, qua đó ít nhiều hé lộ phương pháp dưỡng sinh cụ thể cho thế nhân:

Hỏi đáp giữa Hoàng Đế và Thiên sư Kỳ Bá

Hoàng Đế hỏi Thiên sư rằng: Trò nghe nói người thượng cổ, đến trăm tuổi mà động tác không suy yếu. Người ngày nay, tuổi mới 50 mà động tác đã suy yếu, là thời thế khác biệt hay là con người đã mất (phương pháp dưỡng sinh của người xưa)?

Kỳ Bá trả lời rằng: Người thượng cổ đều là người biết Đạo, thuận theo âm dương, hòa với thuật số, ăn uống có tiết chế, sinh hoạt có quy luật, không vọng tưởng, không làm việc lao lực, do đó hình và Thần đều đầy đủ mà sống hết tuổi Trời, ngoài trăm tuổi mới ra đi. Con người ngày nay không như thế, lấy rượu làm canh, vọng tưởng không theo quy luật, say rượu nhập phòng, vì dục vọng mà vắt kiệt tinh lực, hao tán hết chân khí, không biết giữ cho đầy, không chế ngự được tinh thần, chỉ mong muốn giải trí vui vẻ cái tâm, trái ngược với niềm vui sống, sinh hoạt không tiết chế, do đó tuổi 50 mà đã suy yếu rồi.

Người xưa đều là người biết Đạo, ăn uống có tiết chế, sinh hoạt có quy luật, không vọng tưởng, không làm việc lao lực, do đó hình và Thần đều đầy đủ mà sống hết tuổi Trời.
Người xưa đều là người biết Đạo, ăn uống có tiết chế, sinh hoạt có quy luật, không vọng tưởng, không làm việc lao lực, do đó hình và Thần đều đầy đủ mà sống hết tuổi Trời. (Ảnh: Public Domain)

Kê Khang thời Tam Quốc giảng giải về dưỡng sinh

Kê Khang là một trong Trúc Lâm Thất Hiền. Kê Khang nói: Dưỡng sinh có 5 cái khó:

  1. Danh lợi không bỏ là cái khó thứ nhất
  2. Hỉ nộ không trừ là cái khó thứ hai
  3. Thanh sắc không bỏ là cái khó thứ ba.
  4. Mùi vị không đoạn tuyệt là cái khó thứ tư.
  5. Tinh thần lo nghĩ tinh khí hao tán là cái khó thứ năm.

Năm điều trên còn trong lòng thì dẫu mong muốn trường thọ, miệng nói lời chân ngôn, nhai tinh hoa, hít thở thái dương, thì vẫn là hành vi cũ, không thể trường sinh trường thọ.

Năm điều đó đều không có trong lòng thì tín thuận ngày càng tăng, đạo đức ngày càng hoàn thiện, không cầu thiện mà lại có phúc, không cầu thọ mà lại trường sinh. Đây chính là cốt lõi của phép dưỡng sinh. Còn người đầy lòng nhân nghĩa, hoặc người không có lo nghĩ mệt nhọc gì thì là người thứ hai (xếp sau 5 điều trên).

Năm điều đó đều không có trong lòng thì tín thuận ngày càng tăng, đạo đức ngày càng hoàn thiện, không cầu thiện mà lại có phúc, không cầu thọ mà lại trường sinh.
Năm điều đó đều không có trong lòng thì tín thuận ngày càng tăng, đạo đức ngày càng hoàn thiện, không cầu thiện mà lại có phúc, không cầu thọ mà lại trường sinh. (Ảnh: Public Domain)

Chỉ có nghe theo lời dạy của Thánh nhân thì con người mới có hạnh phúc

Con người thời hiện đại đã vứt bỏ lời dạy của Thánh nhân, theo đuổi lợi ích, hại người lợi mình, tham quyền ham tiền, để thỏa mãn dục vọng và trục lợi cá nhân mà có thể sẵn sàng giết người hại mệnh... không điều ác gì mà không làm. Chính những hành vi xấu xa của con người đã tạo thành hỗn loạn, tai họa dịch bệnh lan khắp thế giới.

Con người muốn khỏe mạnh, hạnh phúc, duy chỉ có nghe theo lời dạy bảo của Thánh nhân, khôi phục đạo đức truyền thống thì nhân loại mới có hy vọng.

Trung Dung
Theo Sound of Hope

Tham khảo:
- "Hoàng Đế nội kinh - Tố vấn"
- "Bị cấp thiên kim yếu phương - Dưỡng sinh phương" của Tôn Tư Mạc



BÀI CHỌN LỌC

Cuộc đối thoại giữa Hoàng Đế và Kỳ Bá để lại chân ngôn dưỡng sinh vạn cổ cho hậu thế