Cuộc chiến Chính - Tà 80 năm qua, rốt cuộc ông Trump phải đối đầu với thách thức thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm 2020 của Mỹ không chỉ trở thành tâm điểm của nước Mỹ, mà còn là tâm điểm của cả thế giới. Ngay cả ở Trung Quốc, sự kiện này cũng được quan tâm hơn bất kể chủ đề nào khác, với hơn 6,4 tỷ lượt người theo dõi trên Weibo.

Một người hâm mộ người Anh đã treo một biểu ngữ lớn trên công viên Goodson ở phía bên kia đại dương: "Toàn thế giới đều biết ông Trump đã chiến thắng! Tuy nhiên, Associated Press (AP), The New York Times, CNN và các hãng truyền thông khác đã đưa tin về chiến thắng của ông Biden".

Cả nước Mỹ và thế giới đều biết về gian lận bầu cử. Tại sao cái gọi là truyền thông dòng chính lại không biết? Cũng như thế giới biết đến bê bối "ổ cứng" của Biden, các hãng truyền thông dòng chính giả vờ không hiểu?

Tổng thống Trump đã đụng chạm đến lợi ích của ai? Tại sao những "hãng truyền thông dòng chính" có uy tín cao này lại tấn công ông Trump một cách quá khích như vậy, thậm chí không sợ tự hủy hoại hình tượng của mình mà tạo ra tin tức giả?

"Thủy triều đỏ" xâm nhập phương Tây từ những năm 1930

Từ những năm 1930, các tác phẩm chuyên ngành của hai nhà báo Mỹ đã có ảnh hưởng sâu rộng đến nước Mỹ, một là “Ten Days that Shook the World” (10 ngày chấn động thế giới) của John Reed và hai là "Red Stars over China" (Những ngôi sao đỏ soi chiếu Trung Quốc) của Edgar Snow.

“Ten Days that Shook the World” (10 ngày chấn động thế giới) của John Reed và hai là "Red Stars over China" (Những ngôi sao đỏ soi chiếu Trung Quốc) của Edgar Snow.
“Ten Days that Shook the World” (10 ngày chấn động thế giới) của John Reed và hai là "Red Stars over China" (Những ngôi sao đỏ soi chiếu Trung Quốc) của Edgar Snow. (Tổng hợp)

Nhà báo Reed là một trong ba người Mỹ được chôn cất tại Nghĩa trang Cách mạng Điện Kremlin. Bản thân ông là một nhà hoạt động cộng sản. Lời kể của ông về cuộc đảo chính tháng Mười đã coi Cách mạng Cộng sản Liên Xô là một sự kiện hồi sinh. Còn nhà báo Snow là bạn đồng hành của chủ nghĩa cộng sản. Cuộc trò chuyện của Mao Trạch Đông và nhà báo Snow trong hang động ở miền bắc Thiểm Tây đã miêu tả Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như một hình ảnh "cởi mở, minh bạch, và khai sáng".

Hoa Kỳ được lập quốc dựa trên niềm tin tín ngưỡng và được biết đến với cái tên "thành phố trên đỉnh núi", là "quốc gia của Thượng Đế". Vì vậy, trên đồng tiền đô La Mỹ có in dòng chữ "In God we trust" (Chúng tôi tin vào Chúa) chính là hàm nghĩa như thế. Chính phủ truyền thống của Hoa Kỳ đảm nhiệm vai trò như một "người gác đêm", người bảo vệ trật tự xã hội, chứ không phải lợi dụng quyền lực giành lấy lợi ích. Điều này có cùng nội hàm "thay Trời hành Đạo" và "Thuận Thiên nhi hành" trong văn hóa phương Đông truyền thống.

Năm 1929, phương Tây trải qua cuộc suy thoái kinh tế chưa từng có trong một thế kỷ, các nhà máy phải đóng cửa và người dân thất nghiệp. Các cuộc cách mạng cộng sản xảy ra ở Liên Xô và Trung Quốc đã được các nhà báo phương Tây ‘đóng gói’ đã trở thành một đơn thuốc mới để thay đổi thế giới.

Chính sách mới Roosevelt của Hoa Kỳ được lấy cảm hứng từ nền kinh tế kế hoạch của Liên Xô, so với xã hội truyền thống "vô vi nhi trị" trước đây, chính phủ Hoa Kỳ dấn thân vào con đường chính phủ lớn và chủ nghĩa can thiệp. Nhà tư tưởng bảo thủ Dinesh D'Souza, đã chỉ ra trong cuốn sách Lời nói dối lớn (The Big Lie) của mình: "Chính sách mới Roosevelt về cơ bản đã gióng lên hồi chuông báo báo tử cho hệ thống thị trường tự do ở Hoa Kỳ".

"Chính sách mới Roosevelt về cơ bản đã gióng lên hồi chuông báo báo tử cho hệ thống thị trường tự do ở Hoa Kỳ".
"Chính sách mới Roosevelt về cơ bản đã gióng lên hồi chuông báo báo tử cho hệ thống thị trường tự do ở Hoa Kỳ". (Tổng hợp)

Năm 1963, Tổng thống Lyndon Johnson phát động phong trào "Tuyên chiến chống đói nghèo" "Xã hội vĩ đại". Và cương lĩnh của “Xã hội vĩ đại” cũng gần giống như Cương lĩnh Mới của Đảng Cộng sản Hoa Kỳ (A New Program of the Community Party USA).

Cũng chính vào những năm 1960, cùng Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc diễn ra, “làn gió cộng sản” cũng lan sang phương Tây, phong trào hippie đường phố, phản truyền thống, phản quyền uy, phản đạo đức, tình dục, ma túy và nhạc rock, đủ mọi thứ.

Sau khi cuộc cách mạng đường phố của những người trẻ tuổi vào những năm 1960 bị thất bại, một số người trong số họ đã vào các trường đại học, viện nghiên cứu, hoàn thành chương trình học tiến sĩ và thạc sĩ, và dần dần bước vào giới chủ lưu của xã hội Mỹ. Giới giáo dục, truyền thông, chính trị, công nghiệp dùng chiêu bài “chủ nghĩa tiến bộ”, "chủ nghĩa duy lý" đã thâm nhập vào xã hội Mỹ với quan niệm gien (gen) xã hội chủ nghĩa chôn vùi trong đó. Một cuộc cách mạng phi bạo lực kéo dài hàng thập kỷ, còn được gọi là "cuộc trường chinh trong thể chế". Các biến tướng của chủ nghĩa Marx thâm nhập vào tổ chức xã hội Hoa Kỳ và có khả năng tự sinh sôi, phát triển.

Sau những năm 1970 và 1980, một số lượng lớn người Mỹ chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản đã bước vào xã hội chủ lưu. Các hãng truyền thông lớn, trường cao đẳng đại học, và Hollywood trong xã hội Mỹ hầu hết đã trở thành căn cứ địa của cánh tả. Khi Tổng thống Reagan còn tại vị, trong chính giới mới chỉ có một chút hơi hướng cánh tả, nhưng sau những năm 1990, đã chủ yếu một lần nữa chuyển hướng sang cánh tả và đạt đến đỉnh điểm trong những năm gần đây.

Sau khi cuộc cách mạng đường phố của những người trẻ tuổi vào những năm 1960 bị thất bại, một số người trong số họ đã vào các trường đại học, viện nghiên cứu và dần dần bước vào giới chủ lưu của xã hội Mỹ.
Sau khi cuộc cách mạng đường phố của những người trẻ tuổi vào những năm 1960 bị thất bại, một số người trong số họ đã vào các trường đại học, viện nghiên cứu và dần dần bước vào giới chủ lưu của xã hội Mỹ. (Getty)

Chủ nghĩa xã hội tiến dần từng bước vào Hoa Kỳ, và đã tới mức trắng trợn. Những người trẻ tuổi trong trường đại học đã công khai tuyên bố họ nghĩ rằng chủ nghĩa xã hội là tốt.

Đạo Trời đền đáp người cần cù (Thiên Đạo thù cần), vốn là chuẩn tắc phù hợp với lẽ thường của nhân luân. Tuy nhiên, trong con mắt những người vô Thần, con người sinh ra là như nhau, người giàu và người nghèo phải bình quân, người giàu có thì nhất định là giành giật của cải người khác. Chính cái gọi là khái niệm "hiện đại" này đã làm làn sóng chủ nghĩa xã hội càng ngày nghiêm trọng.

Trong gần một thế kỷ qua, Hoa Kỳ đã trở thành trung tâm kinh tế và văn hóa của thế giới, nhất cử nhất động của nó đều ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới. Cho đến nay, bất chấp ‘hồng ma’ (chỉ ĐCSTQ) hoành hành, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia ít tập trung quyền lực vào nhà nước nhất trên thế giới, và vẫn là trụ cột của trật tự thế giới. Tuy nhiên, nếu chiếm vị trí chủ đạo đất nước là người ủng hộ chủ nghĩa bình quân, phúc lợi cao, đánh thuế cao, tập trung quyền lực cao, cho phép phá thai, "đồng tính luyến ái" và chuyển giới... Xã hội đó sẽ thế nào?

Vào thế kỷ 16, nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus đã tiên đoán: “Đến lúc đó Marx sẽ thống trị thế giới, nói là để con người sống một cuộc sống hạnh phúc”. Xã hội phúc lợi hiện nay chẳng đúng là chủ nghĩa cộng sản được thực hiện ở các nước tư bản phát triển sao? Chẳng qua chỉ là không dùng bạo lực mà thôi.

Vào thế kỷ 16, nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus đã tiên đoán: “Đến lúc đó Marx sẽ thống trị thế giới, nói là để con người sống một cuộc sống hạnh phúc”.
Vào thế kỷ 16, nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus đã tiên đoán: “Đến lúc đó Marx sẽ thống trị thế giới, nói là để con người sống một cuộc sống hạnh phúc”. (Wikipedia)

Thách thức ông Trump phải đối mặt: Tiếp tục Cuộc chiến Chính - Tà kéo dài gần một thế kỷ

Cựu Tổng thống Mỹ Reagan từng nói: "Chúng ta luôn cho rằng xã hội quá phức tạp, không thể dựa vào tự trị được, chính quyền do giới tinh anh nắm giữ tốt hơn chính quyền của dân, do dân và vì dân. Nhưng khi mỗi người chúng ta không thể quản lý được bản thân thì ai sẽ có đủ năng lực quản lý được người khác đây?"

Nhiều người bảo thủ lo lắng cho tương lai của Hoa Kỳ, vì họ đã thấy rằng từ những năm 1930, Hoa Kỳ đã bị xói mòn bởi làn sóng đỏ của chủ nghĩa cộng sản dưới tấm áo choàng của “chủ nghĩa tự do”. Ai có thể thu dọn một thứ cặn bã nặng nề như vậy?

Tổng thống Trump đứng lên và nói: "Chúng tôi tôn thờ Chúa, không tôn thờ chính phủ".

Kèn hiệu lệnh phục hưng truyền thống và tát cạn đầm lầy của Tổng thống Trump đã khiến giai tầng quyền lực và các nhóm lợi ích sợ hãi. Vốn dĩ, các chính trị gia, các đại gia công nghệ, các tập đoàn đa quốc gia và giới truyền thông đã quá quen với sự ký kết ngầm về quyền lực và lợi ích, tạo thành một sự cân bằng vi diệu nhưng có phần vụng về.

Kể từ khi ông Trump tuyên bố tranh cử tổng thống vào ngày 16/6/2015, giới truyền thông Mỹ bắt đầu liên tục công kích ông.

Kể từ khi ông Trump tuyên bố tranh cử tổng thống vào ngày 16/6/2015, giới truyền thông Mỹ bắt đầu liên tục công kích ông.
Kể từ khi ông Trump tuyên bố tranh cử tổng thống vào ngày 16/6/2015, giới truyền thông Mỹ bắt đầu liên tục công kích ông. (Getty)

Thực tế, đối với nhiều chuyên gia chính trị, việc ông Trump đắc cử gần như là một kỳ tích.

Vào tháng 1 năm 2017, trong tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Trump đã nói: "Tôi sẽ làm rung chuyển quyền lực ở cả hai phía của con đường dẫn đến chính trị, bởi vì tôi không bị mua chuộc. Tôi muốn đưa nước Mỹ trở lại, làm cho nó vĩ đại và thịnh vượng trở lại". Việc này đã đâm sâu vào tầng lớp lợi ích, và tổ chức quyền lực với hy vọng thúc đẩy chủ nghĩa xã hội và thực hiện tập trung quyền lực.

Tổng thống Trump không thẳng thắn nói: "Chúng tôi từ chối chủ nghĩa xã hội. Không chọn 'đúng đắn về chính trị'".

Khi vào Nhà Trắng, Tổng thống Trump chỉ nói sự thật và không có thói quen kiểu cách. Điều này khác xa với các quy tắc trước đây của Nhà Trắng. Trước đây, các đời Tổng thống Mỹ và các chính trị gia khác thường bị giới truyền thông chế ước hoặc kiềm chế, nên ít nhiều đều cho báo chí chút “thể diện”, hai bên cùng vui vẻ, gọi là “quan hệ công chúng”. Nhưng ông Trump không tin cái tà, và trực tiếp gọi những hãng truyền thông lớn là “tin tức giả”.

Cựu Chủ tịch Hạ viện, Newt Gingrich, nói thẳng: "Donald Trump đại diện cho ngày tận thế của họ (các truyền thông tin giả)".

Tổng thống Trump không tin cái tà, và trực tiếp gọi những hãng truyền thông lớn là “tin tức giả”. "Donald Trump đại diện cho ngày tận thế của họ (các truyền thông tin giả)".
Tổng thống Trump không tin cái tà, và trực tiếp gọi những hãng truyền thông lớn là “tin tức giả”. "Donald Trump đại diện cho ngày tận thế của họ (các truyền thông tin giả)". (Getty)

Tuy nhiên, tình huống ông Trump phải đối diện không hề đơn giản. Nhiều tin tức giả mạo có "thật giả lẫn lộn", chúng có sức mê hoặc và khá thuyết phục đối với người bình thường. Do đó, nó càng khuyến khích nhiều người hiểu lầm và phản cảm với ông Trump.

Năm đầu tiên Tổng thống Trump lên nắm quyền, chính cái gọi là cáo buộc "thông đồng với Nga", theo một nghiên cứu được thực hiện bởi "Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông" của Hoa Kỳ, vào năm 2017, ba hãng truyền hình hàng đầu ở Hoa Kỳ (ABC, CBS, NBC) đã có các bản tin vào giờ vàng buổi tối về ông Trump lên tới 3430 tin, với tổng thời lượng gần 100 giờ, chiếm 1/3 tổng số tin tức.

Trong một vụ bê bối thương mại và chính trị khác của Đảng Dân chủ, vụ bê bối “mỏ uranium”, mặc dù đã có bằng chứng và điều tra, nhưng Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông đã phát hiện ra rằng từ tháng 1 đến cuối tháng 10 năm 2017, chỉ có hãng truyền thông CBS từng thảo luận trong 69 giây ngắn ngủi tại chương trình “Face the Nation”; đối với ABC và NBC không đưa bất kỳ thông tin nào, hoàn toàn bỏ qua vụ việc.

Vào tháng 9 năm 2018, New York Times đã đăng một bài bình luận chưa từng có của một quan chức cấp cao của Nhà Trắng, người tự xưng là "ẩn danh", chỉ trích Tổng thống Trump vì đã gây ra sự chia rẽ đất nước. Các bài báo "ẩn danh" thường làm giảm uy tín của giới truyền thông, nhưng các hãng truyền thông dòng chính lại thích làm như vậy.

Ví dụ nổi bật nhất là vụ luận tội Tổng thống Trump, kết thúc như một trò hề (bắt đầu vào ngày 24 tháng 9 năm 2019 và Thượng viện Liên bang đã phán quyết ông Trump vô tội vào ngày 5 tháng 2 năm 2020).

Bắt đầu vào ngày 24 tháng 9 năm 2019 và Thượng viện Liên bang đã phán quyết ông Trump vô tội vào ngày 5 tháng 2 năm 2020. (Getty)
Bắt đầu vào ngày 24 tháng 9 năm 2019 và Thượng viện Liên bang đã phán quyết ông Trump vô tội vào ngày 5 tháng 2 năm 2020. (Getty)

Ngoài ra, với những tin tức nhỏ nhặt thông thường, các hãng truyền thông được gọi là dòng chính, đã sử dụng rất nhiều chiêu trò ‘cắt đầu bỏ đuôi” để bêu xấu ông Trump. Trong cuộc tổng tuyển cử này, lý do có người muốn thay đổi và vứt bỏ phiếu bầu là vì có những người không biết sự thật, bị tin tức giả làm cho ‘thù hận’ ông Trump. Điều này có gợi lên cảm giác như trong thời Cách mạng Văn hóa, đầu tiên đăng báo, chụp mũ, chỉ trích và diễu hành trên đường phố?

Có thể thấy, với quy mô gian lận trong cuộc bầu cử lần này, lực lượng chống ông Trump đã tập hợp lại lớn chưa từng có và thực hiện một loạt các hoạt động. Lực lượng chống ông Trump, từ một số tiểu bang (tiểu bang Hoa Kỳ có quyền lực lớn và có thể kiểm tra và cân bằng quyền lực liên bang), một số cơ quan chính phủ liên bang, hầu hết các hãng truyền thông dòng chính và 3 nền tảng xã hội chính (Facebook, Twitter, Youtube), Antifa và nhiều tổ chức cánh tả khác, các tổ chức xã hội chủ nghĩa và lực lượng ĐCSTQ, đã phối hợp cao độ, sự cố "bê bối ổ cứng" kinh thiên động địa bị bỏ qua, cuộc bầu cử chưa kết thúc truyền thông đi đầu loan báo chiến thắng của ông Biden...

Tuy nhiên, tư duy của Trump rất rõ ràng và phân minh, lực lượng chính nghĩa đang tập hợp lại để giúp cuộc chiến giữa thiện và ác.

Chính nghĩa và công lý

Vào ngày 13 tháng 11, trong trận chiến khốc liệt của cuộc "tổng tuyển cử", chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố rằng họ sẽ lật đổ bức tường lửa của ĐCSTQ và cấm Hoa Kỳ đầu tư vào các doanh nghiệp công nghiệp quân sự của ĐCSTQ.

Vào ngày 13 tháng 11, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố rằng họ sẽ lật đổ bức tường lửa của ĐCSTQ và cấm Hoa Kỳ đầu tư vào các doanh nghiệp công nghiệp quân sự của ĐCSTQ.
Vào ngày 13 tháng 11, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố rằng họ sẽ lật đổ bức tường lửa của ĐCSTQ và cấm Hoa Kỳ đầu tư vào các doanh nghiệp công nghiệp quân sự của ĐCSTQ. (Wikipedia)

Việc ông Trump hô to từ chối chủ nghĩa xã hội tất nhiên không phù hợp với ĐCSTQ. Mặc dù ĐCSTQ “nằm ngoài” cuộc bầu cử Hoa Kỳ, nhưng ĐCSTQ là “cánh cổng sinh tử” để Hoa Kỳ và thế giới tiến và lùi. Ông Trump đã nhiều lần nói: Nếu ông Biden thắng, ĐCSTQ sẽ thắng. Lời nói rất rõ ràng, hơn nữa ĐCSTQ, với tư cách là thành trì của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới ngày nay, đã vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới vào khoảng năm 2010. ĐCSTQ không còn giấu giếm, đã tấn công khắp nơi, treo các quảng cáo về truyền thông của ĐCSTQ Tân Hoa Xã ở trung tâm Quảng trường Thời đại New York. Truyền thông dòng chính đã rơi vào họng súng bọc đường của ĐCSTQ. Nếu lực lượng ĐCSTQ và lực lượng xã hội chủ nghĩa đen tối của Hoa Kỳ được phép hội tụ, đó sẽ là khởi đầu cho chủ nghĩa vô Thần và đấu tranh giai cấp "thống nhất thiên hạ" của Marx.

Chống lại ĐCSTQ là một trong những thành tựu quan trọng nhất của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Chính quyền Tổng thống Trump là chính phủ Hoa Kỳ đã thực sự nhận ra dã tâm lang sói của ĐCSTQ trong nhiều thập kỷ:

  • Là chính phủ đầu tiên nói rằng Hoa Kỳ đã đánh giá sai về ĐCSTQ từ những năm 1930;
  • Là chính phủ đầu tiên nói lên sự khác biệt giữa ĐCSTQ và người dân Trung Quốc;
  • Là chính phủ đầu tiên nêu lên việc phá bỏ tường lửa của ĐCSTQ;
  • Là chính phủ đầu tiên xử phạt các quan chức cấp phó nhà nước của ĐCSTQ.
Chống lại ĐCSTQ là một trong những thành tựu quan trọng nhất của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
Chống lại ĐCSTQ là một trong những thành tựu quan trọng nhất của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. (Getty)

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra một số biện pháp đối phó với ĐCSTQ, chẳng hạn như chiến tranh thương mại, truy quét gián điệp công nghệ của ĐCSTQ, bao vây ngăn chặn Huawei, điều tra các kênh truyền thông của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ, đóng cửa Tổng lãnh sự quán ĐCSTQ ở Houston và đóng cửa các Viện Khổng Tử... Mặt khác, Tổng thống Trump tích cực bảo vệ quyền tự do của người dân Trung Quốc, ông đã ký “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong” để xử phạt các quan chức ở Trung Quốc và Hong Kong đã vi phạm nhân quyền và lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, liên minh chống cộng quốc tế dần hình thành, và ngày càng nhiều quốc gia dám nói "không" với ĐCSTQ. Cục diện chính trị thế giới đang thay đổi và chính nghĩa đang trỗi dậy.

Tóm lại, lý do khiến Tổng thống Trump gặp phải sự phản kháng lớn trong thời gian cầm quyền là vì ông đã dám bảo vệ truyền thống và chống lại cái ác. Đây không phải là một cuộc tranh chấp đảng phái, mà sâu xa hơn là sự lựa chọn đạo đức — quay trở lại truyền thống và duy trì chính nghĩa, hoặc đi chệch khỏi truyền thống và gia nhập vào đội ngũ của cái ác.

Hồng ma điên cuồng trong gần một thế kỷ, đã từng bất khả chiến bại, Liên Xô hùng mạnh đến mức nào, nhưng lại bị sụp đổ mà không có bất kỳ sự báo trước nào; Bức tường Berlin vững chắc đến đâu, nhưng chỉ trong một đêm nó đã sụp đổ.

Khi cái ác điên cuồng nhất, cũng là lúc ‘bĩ cực thái lai’.

Minh An
Theo Vị Danh - secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Cuộc chiến Chính - Tà 80 năm qua, rốt cuộc ông Trump phải đối đầu với thách thức thế nào?