Công‌ ‌xã‌ ‌Paris‌ ‌đầu‌ ‌tiên‌ ‌và‌ ‌mỹ‌ ‌thuật‌ ‌Tân‌ ‌cổ‌ ‌điển:‌ ‌Nghệ‌ ‌thuật‌ ‌và‌ ‌chính‌ ‌trị‌ ‌

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự xuất hiện của Phong trào Khai sáng (Lumières) đã sử dụng sự phát triển của khoa học thực chứng và thúc đẩy các tư tưởng khai sáng khác nhau, vô Thần luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng để làm suy yếu tín ngưỡng của con người đối với Thần, khiến con người chú trọng hiện thực, ngày càng rời xa Thần.

Nói về Công xã Paris, nhiều người sẽ nghĩ đến năm 1871 qua vụ thảm sát đẫm máu của một chính quyền ngắn ngủi. Nhưng ai đã từng nghiên cứu lịch sử đều biết rằng, trong lịch sử nước Pháp thực tế đã từng có hai lần "Công xã Paris" (Commune de Paris). Cuối thế kỷ XVIII, Công xã Paris đầu tiên xuất hiện trong Đại cách mạng Pháp, Công xã Paris năm 1871 thực sự kế thừa tên gọi Công xã Paris trong Đại cách mạng và mở rộng cơ cấu tổ chức cũng như phương thức bạo lực.

Số lượng lớn dữ liệu lịch sử hiện có và nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy, sau hai lần Công xã Paris đều xuất hiện tổ chức giáo phái bí mật Illuminati (còn được dịch là "Quang chiếu bang"), và Hội Tam điểm (Freemasonry). Đồng thời, Công xã Paris năm 1792 và Công xã Paris năm 1871 rất giống nhau từ tên tổ chức, cương lĩnh hành động cho đến áp dụng cụ thể những thủ đoạn đẫm máu. Có thể thấy rằng, tuy cách nhau hàng chục năm nhưng chúng quần thể có tính chất giống nhau và làm ra những việc tương tự nhau.

Một số lý thuyết cộng sản hiện có đã quen với việc định nghĩa Cách mạng Pháp là một “cuộc cách mạng tư sản”. Trên thực tế, cái gọi là sự phân chia “giai cấp tư sản” và “giai cấp vô sản”, tự bản thân nó chỉ là một khẩu hiệu chính trị do cộng sản lập ra và miễn cưỡng gán ghép cho mục đích giết người đối lập. Trong những người giàu có và quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có ai là không liên quan đến "giai cấp vô sản"? Cộng sản đã cưỡng ép chia đám đông thành nhiều cái gọi là "giai cấp" đối lập nhau, hơn nữa còn chủ trương "đấu tranh giai cấp" để lừa gạt khiến một nhóm này giết một nhóm khác, rồi lấy cái tên mỹ miều là "Đại cách mạng" để 'ngư ông đắc lợi'. Chúng ta phải biết rằng ý tứ của "cách mạng" có thể được hiểu là "cắt bỏ mạng sống", hay nói một cách thông tục thì chính là "giết người". Vậy thì "cuộc cách mạng vĩ đại" chính là "cuộc đại thảm sát", đây cũng là một sự thật trong lịch sử.

Trong thời kỳ Cách mạng Pháp, nghệ thuật vừa vặn nằm dưới làn sóng Tân cổ điển (Néo-classicisme) đang dâng trào, sự can thiệp của những thứ tà ác cùng nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài đã đặt trào lưu nghệ thuật này vào trạng thái phức tạp. Trường phái Hiện thực (Réalisme) được các họa sĩ Công xã Paris ngưỡng mộ vào năm 1871, và những thứ được Liên Xô Cộng sản sau này kế thừa, từ phong cách kỹ xảo đến nội dung thể hiện, đều tràn ngập nhân tố tà ác, đều là những thứ cặn bã cần vứt bỏ.

Chủ nghĩa Tân cổ điển được đề cập trong bài viết này không phải là do thế lực tà ác sinh ra, mà đã bị thế lực tà ác tác động ảnh hưởng và lợi dụng trong quá trình phát triển. Vì vậy, nó không thể đem so sánh và đối đãi ngang bằng với loại hình nghệ thuật thuần túy Chủ nghĩa Cộng sản - cái gọi là “Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” (Socialist realism). Nhưng chính vì vậy, để tránh bị ô nhiễm bởi tà ác trong việc nghiên cứu và tìm hiểu nghệ thuật Tân cổ điển thì việc tìm hiểu các vấn đề cụ thể là vô cùng quan trọng. Mặc dù nói đến các loại nhân tố rắc rối phức tạp, nhưng lịch sử là như vậy, các trường phái nghệ thuật và nghệ thuật gia trong lịch sử cũng không là đen thì ắt sẽ trắng, rất nhiều điều cần từng bước làm rõ đầu đuôi.

tân cổ điển
Những thứ được Liên Xô Cộng sản sau này kế thừa, từ phong cách kỹ xảo đến nội dung thể hiện, đều tràn ngập nhân tố tà ác, đều là những thứ cặn bã cần vứt bỏ. (Ảnh: Wikipedia)

Tóm tắt bối cảnh sinh ra nghệ thuật phong cách Tân cổ điển

Vào cuối thế kỷ XVI, để kìm hãm những cải cách tôn giáo ngày càng mạnh mẽ vào thời điểm đó, Giáo hội Công giáo khuyến khích các nghệ sĩ thể hiện cảm xúc thần thánh trong các tác phẩm của họ khi miêu tả các chủ đề tôn giáo, từ đó khơi dậy lòng khao khát hướng tới Thiên đường của các tín đồ, bởi vậy đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của phong cách Baroque vào thế kỷ XVII. Có thể thấy điều đó từ một số bức họa ở trần nhà thờ hoặc các tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự tự tại trong thế giới của Thiên Chúa, kết cấu tràn ngập sự sinh động, khung cảnh linh thiêng tráng lệ và nguy nga, lối trang trí tinh tế duyên dáng và sang trọng, màu sắc ánh sáng sâu sắc cuốn hút. Các yếu tố nghệ thuật này khiến cho người ta cảm thấy thế giới Thiên quốc hiện ra nguy nga tráng lệ, từ đó biểu đạt tấm lòng thành kính và ca tụng của con người đối với Thần.

Đương nhiên, các phong cách biểu hiện và chủ đề nghệ thuật rất đa dạng. Đặc biệt là trong thế giới con người, bình thản lý tính chính là trạng thái chuẩn mực, điểm này thể hiện nhiều hơn trong phong cách Chủ nghĩa Cổ điển (Classicisme) song song với Baroque trong lịch sử mỹ thuật. Chủ nghĩa Cổ điển là lấy nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại làm hình mẫu, tôn trọng lý tính, tuân theo quy phạm, tìm kiếm chân lý trong nghệ thuật trang nhã và hài hòa.

Tóm tắt bối cảnh sinh ra nghệ thuật phong cách Tân cổ điển
Bức tranh cổ điển "Sự tôn thờ của những người chăn cừu" (The Adoration of the Shepherds) [Ảnh: họa sĩ người Pháp Charles Le Brun (1689), Bộ sưu tập Louvre]

Tuy nhiên, sự xuất hiện của Phong trào Khai sáng (Lumières) đã sử dụng sự phát triển của khoa học thực chứng và thúc đẩy các tư tưởng khai sáng khác nhau, vô Thần luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng để làm suy yếu tín ngưỡng của con người đối với Thần, khiến con người bị ảnh hưởng bởi nó mà ngày càng xa rời Thần, chú trọng hiện thực. Đến thế kỷ 18, là thời kỳ phong cách Rococo, vốn kế thừa phong cách Baroque, thì các tác phẩm nghệ thuật cho thấy đã phát triển theo hai phương diện.

Trong nghệ thuật tôn giáo, các nghệ sĩ tiếp tục thể hiện sự thần thánh và huy hoàng của Thiên quốc. Về hình thức nghệ thuật, ngoài việc kế thừa phong cách Baroque trước đó, ngoài phong cách tráng lệ, còn chú trọng các thủ pháp kỹ nghệ nhẹ nhàng tinh xảo và các yếu tố sáng tạo trang trí phong phú, tinh tế.

Trong nghệ thuật thế tục thì mô tả sự hào nhoáng của nhân thế và cảm xúc tinh tế lãng mạn. So với các tác phẩm của tiền nhân, các chủ đề thế tục thời này hầu hết thể hiện cuộc sống vui vẻ của xã hội thượng lưu, truy cầu cầu tình yêu và các nội dung khác, hoặc sử dụng các chủ đề thần thoại làm ẩn dụ để thể hiện niềm vui cuộc sống. Bởi vì phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của xã hội lúc bấy giờ, Học viện Hội họa và Điêu khắc Hoàng gia Pháp (Académie royale de peinture et de sculpture), nơi luôn được biết đến với truyền thống cổ điển, đã có một số viện trưởng và một số lượng lớn giáo viên là các nghệ sĩ sáng tạo theo phong cách Rococo, trong đó có François Boucher, họa sĩ tiêu biểu của phong cách này, từng là viện trưởng từ năm 1765 đến năm 1768.

Đối với một loại phong cách nghệ thuật, có người thích, như vậy tự nhiên là có người không thích. Một số người trong thế giới nghệ thuật có gu cổ điển hơn đang cảm thấy mệt mỏi với những đồ trang trí phức tạp và tầm thường cũng như xu hướng xa hoa hưởng lạc theo phong cách Rococo, và họ tìm cách phát triển phong cách cổ điển nguyên bản. Đồng thời, khi phong trào Khai sáng thúc đẩy mạnh mẽ việc phổ biến chủ nghĩa duy lý, xu hướng này dần dần bắt đầu ảnh hưởng đến nhiều người hơn. Các chuyên gia, đại diện là Johann Joachim Winckelmann (nhà khảo cổ học và sử học nghệ thuật người Phổ), đã thực hiện các chuyến đi thực tế đến tàn tích của các thành phố cổ đại Pompeii và Herculaneum, một lần nữa khơi dậy niềm đam mê đối với nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại. Với sự thực hành cụ thể của các họa sĩ nổi tiếng như Joseph-Marie Vien ở Pháp và Pompeo Batoni ở Ý, phong cách Tân cổ điển dần được hình thành.

Tóm tắt bối cảnh sinh ra nghệ thuật phong cách Tân cổ điển 3
Chân dung họa sĩ người Pháp nổi tiếng Joseph-Marie Vien theo phong cách tân cổ điển (Ảnh: Bức tranh của họa sĩ Pháp Joseph Duplessis 1784, Bộ sưu tập Louvre)

Winkelman hy vọng sẽ tái tạo lại nền văn hóa và nghệ thuật Hy Lạp cổ đại với một nền văn hóa lý tưởng. Nhưng những tác phẩm điêu khắc và đồ tạo tác kiến ​​trúc cổ đại mà ông và một số nhà khảo cổ học khác nhìn thấy thực sự chỉ còn sót lại sau một thời gian lịch sử dài đằng đẵng. Ngày nay, thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ hiện đại, người ta đã phát hiện ra rằng các công trình kiến ​​trúc và tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại đều thực sự được người dân thời đó vẽ bằng nhiều màu sắc phong phú, tuy nhiên do quá trình bào mòn và phong hóa của các chất liệu màu trong hơn 2.000 năm, nên về cơ bản chúng đã mất đi màu sắc. Do đó, phong cách hài hòa, ngắn gọn, đơn nhất và không màu sắc do thời gian gây ra không phải là diện mạo chân chính của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại nguyên bản đầy màu sắc. Nhưng Winkelmann, người đã hiểu lầm điểm này đã đề xuất rằng lý tưởng của nghệ thuật Tân cổ điển phải là "sự đơn thuần cao quý và trang nghiêm vĩ đại" (Edle Einfalt und stille Größe). Từ những nét mộc mạc, rõ ràng và trang trọng được thể hiện trong nhiều tác phẩm nghệ thuật tiếp theo của thể loại này, người ta có thể đánh giá được cảm thụ trực quan mà lý tưởng nghệ thuật này mang lại cho con người trong thực tiễn.

Nghệ thuật và chính trị

Khi thế lực tà ác không trắng trợn xâm lấn và khống chế nghệ thuật của nhân loại, chúng ta đều có thể giữ thái độ khoan dung khi nhìn vào các trường phái và lưu phái xuất hiện trong quá trình phát triển của nghệ thuật, trong đó cũng bao gồm sự biểu hiện của các phong cách nghệ thuật đa dạng. Tuy nhiên, một khi những nhân tố tà ác bắt đầu tiếp quản nghệ thuật của nhân loại một cách có hệ thống, tuyên truyền cuộc cách mạng giết người, thì những thứ này về bản chất không còn giống với nghệ thuật bình thường nữa. Trong một thế cục hỗn loạn, cho dù là nghệ thuật gia hay là mọi người từ các ngành các nghề khác nhau đều có thể làm ra một số hành động điên cuồng, trên thực chất chính là do tư tưởng bị tà ác thao túng, khống chế.

Nội dung bài viết này tập trung vào thời kỳ lịch sử cuồng loạn của Cách mạng Pháp, do đó, một số tác phẩm, tư liệu lịch sử được liệt kê không tránh khỏi mang theo đặc điểm của thời kỳ này. Nhưng điều cần nhấn mạnh ở đây chính là, chúng ta cũng không cho rằng những người bị tà ác thao túng tư tưởng chính là ác ma, bởi rất nhiều trường hợp kỳ thực họ chỉ là những người bị tà ác lợi dụng. Bởi vì con người sống tại cõi mê nên cũng không dễ dàng, trong trào lưu và sóng gió của xã hội, nhiều khi là khó lòng tự chủ, thân bất do kỷ, nên dễ dàng bị tà ác lợi dụng.

Vì vậy, thường là tà ác lợi dụng những người bị mê hoặc người làm việc xấu, nhưng bản chất của con người không hẳn là xấu. Đồng thời, nghệ thuật thời kỳ này không đại diện cho toàn bộ nghệ thuật Tân cổ điển. Bởi trước và sau Cách mạng Pháp, cũng như ở Pháp và trên toàn thế giới trong cùng thời kỳ cũng có nhiều tác phẩm Tân cổ điển sâu sắc không chịu tác động của tà ác, chúng rất đáng để tham khảo và học hỏi.

Cụ thể cần nói đến, họa sĩ Tân cổ điển nổi tiếng nhất thời kỳ này là Jacques-Louis David. David là một trong những họa sĩ có ảnh hưởng lớn nhất ở châu Âu vào cuối thế kỷ 18 và 19. Tranh cãi về ông trong lịch sử cũng tương đối lớn, bao gồm việc đánh giá cao kỹ năng hội họa tuyệt vời của ông, và điều đáng buồn là nghệ thuật đã bị biến thành công cụ tuyên truyền cách mạng bạo lực.

Nghệ thuật và chính trị
Ảnh: David là một trong những họa sĩ có ảnh hưởng lớn nhất ở châu Âu vào đầu thế kỷ 18 và 19 (Ảnh: Bức chân dung tự họa của David vào khoảng năm 1794, Bộ sưu tập Louvre)

Ngay từ thuở sơ khai, nghệ thuật xuất hiện trong đền thờ với mục đích thể hiện các vị Thần, vì vậy, các nghệ sĩ với sứ mệnh ca ngợi các vị Thần và đề cao đạo đức luôn được đề cao. Cũng có thể thấy trong lịch sử nghệ thuật, những nghệ thuật gia trứ danh thời kỳ đầu luôn có mối liên hệ với tôn giáo, giáo hoàng, giám mục, hoàng đế, quý tộc… Có thể thấy địa vị xã hội và tầm nhìn của các nghệ sĩ là không hề thấp. Các chủ đề biểu hiện nghệ thuật ban đầu về cơ bản là các chủ đề tôn giáo, và sau đó là các chủ đề về vương quyền thế tục, cũng là xây dựng trên cơ sở ý luận “quân quyền Thần thụ" (quyền lực quân chủ do Thần ban cho), suy cho cùng vẫn là có mối quan hệ với Thần.

Giữa những dân chúng bình thường, những nghệ sĩ kiệt xuất luôn được tôn sùng. Ngay từ thời Trung cổ ở châu Âu, người ta vẫn luôn nghĩ rằng hội họa là ngành nghề không thể tưởng tượng nổi: một họa sĩ có thể biến một tờ giấy trắng hoặc một mảnh gỗ thành một tấm gương phản chiếu phong cảnh thiên nhiên hoặc chân dung của một người thật. Đặc biệt là khi các bức họa nhìn giống như thật, người ta lúc ấy sẽ cho rằng kỹ pháp của người nghệ sĩ thực ra là phép thuật do Thần ban tặng. Vì vậy, một họa sĩ có kỹ nghệ cao sẽ được coi là người được Thần chiếu cố, luôn được mọi người kính trọng và tin tưởng, đồng thời có quyền tự do sáng tác tương đối cao.

Nói cách khác, người nghệ sĩ có niềm kiêu hãnh riêng của mình, trong khuôn khổ lý thuyết nghệ thuật đã hoàn thiện, họ sẽ không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị và quyền lực mà nhượng bộ nghệ thuật. Lấy ví dụ về một nhà điêu khắc: Sau khi Napoléon lên nắm quyền, đã yêu cầu nhà điêu khắc Antonio Canova làm một bức tượng về ông ta. Canova đã làm cho Napoléon một bức tượng khỏa thân dựa theo phong cách điêu khắc của thời kỳ Hy Lạp hóa. Napoléon không muốn mọi người nhìn thấy bức tượng bản thân mình khỏa thân, vì vậy đề nghị nhà điêu khắc khắc thêm quần áo cho bức tượng, nhưng Canova không hài lòng và trả lời: "Giống như các nhà thơ, chúng tôi có tiếng nói riêng của mình. Nếu như một nhà thơ đem những câu nói và tiếng địa phương quen dùng của các tầng lớp thấp trong xã hội dẫn vào một bộ bi kịch, anh ta sẽ bị lên án là lẽ đương nhiên. Tương tự như vậy, các nhà điêu khắc chúng tôi không thể nào đặt các bức tượng của chúng tôi trong trang phục hiện đại mà không bị lên án như vậy". Cuối cùng, Napoléon, kẻ bất khả chiến bại trên chiến trường, buộc phải chấp nhận thực tế rằng bức tượng của mình khỏa thân.

David luôn bị chỉ trích vì ông đã công khai tuyên dương nghệ thuật để phục vụ chính trị cách mạng trong thời kỳ Cách mạng, và đây là điều mà hầu hết các nghệ sĩ không đánh giá cao. Khi các nhà sử học nghệ thuật nhận xét về David, họ thường đề cập đến điều gì đó khác ngoài nghệ thuật - nghĩa là ông ấy có ý thức rất mạnh đối với chính trị nhạy cảm và thời cơ. Khi Louis XVI vẫn còn nắm quyền, David cũng được chọn vào Học viện Hội họa và Điêu khắc Vương gia. Và khi ánh đèn sân khấu nghiêng về phe cách mạng, David đã quay sang phe cách mạng vào đúng thời điểm và đạt được vị thế chính trị nhất định.

Tại Công xã Paris, ông trở thành bạn thân của Maximilien de Robespierre, một thành viên của tân phái Jacobins, và được bầu làm đại biểu Quốc hội. Do nhu cầu chính trị, David đã bỏ phiếu cho việc hành quyết vua Louis XVI và đóng cửa Học viện Hội họa và Điêu khắc Vương gia. Trong thời kỳ “thống trị khủng bố” của Công xã Paris (Terreur, 1793-1794, Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi nó là “chế độ độc tài Jacobin”), David từng là ủy viên của ủy ban Comité de salut public, một tổ chức khủng bố, chuyên phụ trách tuyên truyền bạo lực cách mạng.

(Còn tiếp)

Quỳnh Chi
Theo Arnaud H. / Sound of Hope



BÀI CHỌN LỌC

Công‌ ‌xã‌ ‌Paris‌ ‌đầu‌ ‌tiên‌ ‌và‌ ‌mỹ‌ ‌thuật‌ ‌Tân‌ ‌cổ‌ ‌điển:‌ ‌Nghệ‌ ‌thuật‌ ‌và‌ ‌chính‌ ‌trị‌ ‌