Con người ta khi về già không sợ thiếu tiền, chỉ sợ 3 điều này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi về già người ta sợ nhất điều gì? Có lẽ, không phải sợ không có tiền, không có bạn già, không có con, mà là sợ ba điều nhỏ sau đây.

Năm tháng vội vã vô tình, trôi qua... trôi qua... bỗng chốc đã đến tuổi lão niên. Khi về già, người ta sẽ nghĩ thoáng rất nhiều chuyện, sẽ coi nhẹ rất nhiều đạo lý đối nhân xử thế, cảm thấy hẳn là nên sống nhàn hạ mỗi ngày ở hiện tại.

Ông Trương đã sống một mình ở quê nhà trong huyện thành nhiều năm nay, con cháu đều đang làm ăn bên ngoài, bận rộn chuyện mưu sinh.

Mặc dù hàng tháng các con đều gửi tiền sinh hoạt về cho ông Trương, nhưng trong lòng ông vẫn cảm thấy trống trải.

Bởi vì ông lúc còn trẻ làm việc nhà nông, lao động rèn luyện không ít, khi trung niên lại kiên trì mỗi ngày ra ngoài tản bộ, các việc vặt trong nhà như giặt giũ nấu cơm quét rác mỗi ngày cũng đều làm, cho nên thân thể ông Trương được bảo dưỡng rất tốt. Nay ở tuổi 80, ông vẫn có thể tự mình chăm sóc bản thân, sinh hoạt hàng ngày coi như không có vấn đề gì.

Đương nhiên, ông Trương mấy năm gần đây cũng phải trải qua mấy lần vào viện vì bệnh tim, nhưng so với những người cao tuổi khác thì tuổi già của ông vẫn coi như đầy đủ hạnh phúc. Bởi vì con cháu về phương diện kinh tế chưa từng bạc đãi ông, mấy lần ông nằm viện cũng đều hết lòng chăm sóc.

Nhưng ông già Trương không phải là không có lo lắng về tuổi già của mình. Ông nói rằng, mỗi ngày ông đều muốn ra ngoài tản bộ, dẫu trời mưa cũng phải chậm rãi đi ra ngoài mua đồ ăn, chân người già một ngày mà không đi thì không được, nó sẽ trở nên cứng ngắc.

Dù là về chế độ ăn uống hay là thói quen sinh hoạt, ông Trương vẫn luôn yêu cầu nghiêm khắc bản thân mình.

Nhưng mà chính như trong "Hoàng đế nội kinh" nói tới: "Giận tổn thương can, vui quá hại tâm, lo nghĩ tổn thương tỳ, bi thương hại phế, sợ tổn thương thận"; "Tức giận thì khí tăng lên, vui thì khí chậm, buồn phiền thì khí tiêu, cực khổ thì khí hao tổn, lo nghĩ thì khí kết" ("Nộ thương can, hỉ thương tâm, tư thương tỳ, bi thương phế, khủng thương thận"; "Nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí tiêu, kinh tắc khí loạn, lao tắc khí háo, tư tắc khí kết").

Sức khỏe lúc tuổi già cũng liên quan mật thiết đến cảm xúc của bản thân người cao tuổi.

Hoàng Hôn, Cây, Bóng, Cô Đơn, Tâm Trạng Buổi Tối
Sức khỏe lúc tuổi già cũng liên quan mật thiết đến cảm xúc của bản thân người cao tuổi. (Ảnh: Pixabay)

Ông Trương được con trai đón về sống cùng, kết quả chưa ở được bao lâu thì nảy sinh mâu thuẫn với con dâu.

Bởi vì thói quen sinh hoạt khác biệt, tính cách không hợp nhau, con dâu lại có cá tính tương đối mạnh mẽ, khiến cho ông Trương luôn trong trạng thái vô cùng tức giận, tâm trạng thấp thỏm, sau đó là đau tức ngực, chóng mặt, đi lại khó khăn...

Chỉ sau một đêm, ông lão Trương dường như biến thành một người khác. Nhiều người từng nói lão Trương trông trẻ hơn nhiều so với tuổi thật, nhưng lúc này ông như đột nhiên già đi, cũng không còn khí lực.

Về sau, chính con trai của ông Trương đã đề xuất để ông trở về quê nhà tiếp tục sống một mình, con cái thường xuyên về thăm, các cháu nội ngoại cũng thường xuyên gọi điện thăm hỏi. Từ đó lão Trương khôi phục lại trạng thái tinh thần như ngày xưa.

Từ câu chuyện của ông lão Trương, khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ, khi về già người ta sợ nhất điều gì?

Có lẽ, không phải sợ không có tiền, không có bạn già, không có con, mà là sợ ba điều nhỏ sau đây:

Khi về già, sợ nhất là sinh ra hiềm khích với con cái

Như trường hợp ông lão Trương, nhiều người nói rằng, ông lão đông con như vậy, vì sao lúc tuổi già lại muốn sống một mình? Câu trả lời của ông lão Trường từ trước đến nay đều luôn giống nhau: Tôi thích ở một mình, ở một mình thoải mái tự tại.

Quả thật, đối với không ít người đã quen sống một mình, khi về già đột nhiên sống chung một mái nhà với con cái, đều cảm thấy không quen.

Cả một đời đã quen mình làm chủ, kết quả phải nhìn vào sắc mặt của con trai con dâu, đặc biệt đối với những người già có lòng tự trọng cao mà nói, là một chuyện rất khó.

Cũ, Cặp Vợ Chồng, Người, Người Lạ, Grunge, Cổ Điển
Ảnh: Pixabay

Khi về già, người ta sợ nhất là không thể tự lo cho bản thân

Con người không thể ngăn cản sự già yếu đi của sinh mệnh, ngược lại, chúng ta phải bình tĩnh đối mặt với tuổi già sức yếu.

Cũng có nhiều người cao tuổi nói rằng, mình không sợ chết, chỉ sợ “sống dở chết dở”, nói cách khác họ sợ sau này không thể tự đảm đương cuộc sống sinh hoạt của mình.

Khi về già, sợ nhất là con cái không nhớ thương

Ông lão Trương nói, đến cái tuổi này, nói thật mình cái gì cũng không sợ, điều duy nhất còn sợ là con cháu không nhớ thương đến, sợ rằng nửa tháng trời không có ai gọi điện hỏi han, sợ mình một ngày nào đó đột ngột rời đi mà không ai biết...

Đây cũng là một nỗi “khủng hoảng” trong lòng của rất nhiều người già sống một mình. Dù sao thì thế sự vô thường, huống hồ đã sống đến tuổi này rồi, rời đi có thể là chuyện bất cứ lúc nào.

Thời gian như bóng câu ngoài cửa sổ, trăm năm trôi qua lúc nào không hay. Người sống trên đời, tuổi nhỏ học hành, trung niên thành gia sinh con dưỡng cái, phấn đấu sự nghiệp, cho đến lúc già, hoàn thành trách nhiệm một đời này, nếu như con cái không nhớ thương, chỉ còn lại một mình lẻ loi đơn bóng.

Không có cha mẹ nào không yêu con cái của mình, càng không có ông lão bà lão nào không hy vọng con cháu mình hạnh phúc tốt đẹp. Chỉ là ngẫm lại rằng, bao nhiêu năm qua, chúng ta đã báo đáp cho cha mẹ được những gì?

Quỳnh Chi
Theo Vision Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Con người ta khi về già không sợ thiếu tiền, chỉ sợ 3 điều này