Còn một "Trung Quốc mộng" nữa: Phản công Đại Lục, phục hưng Trung Hoa

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Giấc mộng Trung Quốc" (Trung Quốc Mộng) do Tập Cận Bình đề ra vào năm 2012, với lời giải thích: "thực hiện thành tựu phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa". Đến nay, toàn thế giới đã biết rõ bản chất của"giấc mộng" này, không gì ngoài dùng danh nghĩa "phục hưng Trung Hoa" làm cái áo khoác che đây tham vọng "bá chủ thế giới" của Tập Cận Bình và ĐCSTQ.

Quốc - Cộng hợp tác: Dẫn sói vào nhà

Thói thường, kẻ ngụy quân tử thì phải tỏ ra là quân tử, kẻ tà ác thì phải biểu hiện ra ngụy thiện, kẻ không chính danh thì phải dùng chiêu bài 'chính danh. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sở dĩ có thể lừa dối được người dân Trung Quốc, và toàn thế giới là bởi vì họ đạt đến đỉnh cao của thủ thuật lừa bịp, dối trá, tô son trát phấn, đánh bóng bản thân, dùng các khái niệm, định nghĩa của cổ nhân, của người khác để làm bình phong, vỏ bọc đánh bóng cho bản chất thâm độc hiểm ác, lừa lọc, vô nhân tính của họ. Khẩu hiệu "Phục hưng Trung Hoa" cũng là một ví dụ như vậy, được Tập Cận Bình trộm ý tưởng của một nhân vật nổi tiếng lịch sử cận đại.

Năm 1949, Chính phủ Dân Quốc chiến bại lui về cố thủ đảo Đài Loan. Từ đó cả "Giấc mộng Trung Quốc" lớn nhất trong suốt cuộc đời Tưởng Giới Thạch và nhiều nhân sĩ, người dân Đài Loan là "Phản công Đại Lục, phục hưng Trung Hoa". Tuy nhiên tâm nguyện của Tưởng Giới Thạch cho đến tận giây phút cuối đời (năm 1975) vẫn chưa được thực hiện, và giấc mộng lớn của nhiều người Đài Loan đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Về nhân vật Tưởng Giới Thạch, người hậu thế đã có đánh giá rất nhiều về công và tội của ông, nhưng nhìn tổng quan từ góc độ lịch sử, giữa lúc dân tộc Trung Hoa đứng trước sinh tử diệt vong trước thảm họa ĐCSTQ bằng các cuộc vận động liên tiếp nhằm tiêu diệt toàn bộ văn hóa, tinh thần, và tâm hồn của người dân Trung Quốc, thì Tưởng Giới Thạch dốc toàn tâm toàn sức đi ngược trào lưu đó, bảo vệ giữ gìn văn hóa truyền thống Trung Hoa, phục hưng Trung Hoa, khiến Đài Loan gìn giữ và phát triển được mỹ đức và văn hóa truyền thống, bảo vệ linh hồn dân tộc Trung Hoa, thì công lao ấy cũng không hề nhỏ và không thể xóa nhòa.

bảo vệ giữ gìn văn hóa truyền thống Trung Hoa, phục hưng Trung Hoa, khiến Đài Loan gìn giữ và phát triển được mỹ đức và văn hóa truyền thống
Tưởng Giới Thạch bảo vệ giữ gìn văn hóa truyền thống Trung Hoa, phục hưng Trung Hoa, khiến Đài Loan gìn giữ và phát triển được mỹ đức và văn hóa truyền thống. (Ảnh NTD Việt Nam tổng hợp)

11 giờ 50 phút đêm ngày 5 tháng 4 năm 1975, các bác sĩ tuyên bố Tưởng Giới Thạch từ trần. Đêm đó trời xuất hiện dị tượng, gió mây đột biến sấm chớp mưa to gió lớn "sấm sét lôi đình, đùng đùng đoàng đoàng, sấm sét rất lâu, mãi sau khi Tưởng Giới Thạch trút hơi thở cuối cùng, rồi đến khi trời sáng mới hết gió mưa sấm sét".

Cả nước Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) cử hành quốc tang. Ngày 16 tháng 4 năm 1975, thi hài Tưởng Giới Thạch được đưa đến sảnh đường chính của Từ Hồ Hành Quán, người dân hai bên đường quỳ xuống khóc lóc đau thương.

Một nhân vật lớn trên chính trường đã kết thúc ở đây, trước khi nhắm mắt buông tay, Tưởng Giới Thạch viết dòng chữ cuối cùng để lại là: "Coi việc quốc gia hưng vong là trách nhiệm của bản thân, không để ý gì đến chuyện sống chết cá nhân".

Tháng 10 năm 1949, cuộc chiến Quốc - Cộng kéo dài 4 năm kết thúc, Chính phủ Quốc Dân bại trận lui về cố thủ Đài Loan. "Nhật ký Tưởng Giới Thạch" do Viện nghiên cứu Hoover, Đại học Stanford công bố cho thấy, trong cả năm 1949, Tưởng Giới Thạch đều tự trách tội bản thân.

Giáo sư Quách Đại Quân (Tai Chun Kuo) của Viện nghiên cứu Hoover cho biết: "Tưởng Giới Thạch đã viết rất nhiều trong nhật ký vào năm 1949, dường như ngày nào cũng đều tự kiểm điểm phản tỉnh mình. Ông luôn luôn nghĩ rằng tại sao, tại sao chúng ta lại thất bại. Thậm chí ông còn nghĩ đến tự sát để tạ tội với quốc dân".

Ngày 10 tháng 10 năm 1928, Chính phủ Dân Quốc tuyên bố thống nhất Trung Quốc và đổi quốc kỳ từ "cờ ngũ sắc" thành "cờ đỏ mặt trời trắng bầu trời xanh". Đến năm 1937 thì xảy ra chiến tranh chống quân Nhật, Nam Kinh thất thủ. Khoảng thời gian này được giới học giả và chính trị phương Tây gọi là "10 năm hoàng kim".

Cựu Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc Quách Bá Thôn đã từng nói rằng: "Tổng thống Tưởng Giới Thạch cho rằng đã kháng chiến thì phải kháng chiến đến cùng, do đó trong thời gian kháng chiến, năm Dân Quốc thứ 27 (1938), Uông Tinh Vệ nói Trung Quốc sắp diệt vong rồi, phải kháng chiến, nhưng kết quả là ông ta đầu hàng. Mao Trạch Đông nói đúng, ông ta nói "ta kháng Nhật là để phát triển thế lực của ta, mục tiêu của ta là lật đổ chính quyền của Tưởng Giới Thạch". Mao đâu có kháng chiến, hoàn toàn không".

Mao Trạch Đông nói đúng, ông ta nói "ta kháng Nhật là để phát triển thế lực của ta, mục tiêu của ta là lật đổ chính quyền của Tưởng Giới Thạch".
Mao Trạch Đông nói đúng, ông ta nói "ta kháng Nhật là để phát triển thế lực của ta, mục tiêu của ta là lật đổ chính quyền của Tưởng Giới Thạch". (Ảnh: Wikipedia)

Chính phủ Quốc Dân kháng chiến chống Nhật 8 năm, đến ngày 15 tháng 8 Nhật bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Lúc đó không ai có thể ngờ rằng năm 1949 Tưởng Giới Thạch phải rút về cố thủ Đài Loan. "Mỹ danh" kháng chiến chống Nhật cũng bị Mao Trạch Đông quy về công lao ĐCSTQ một cách trắng trợn và dối trá.

Thất bại lui về Đài Loan, tâm nguyện lớn nhất suốt cuộc đời còn lại của Tưởng Giới Thạch chính là "Phản công Đại Lục". Trong những năm từ những thập niên 60 đến 70 thế kỷ 20, để chống lại "Đại cách mạng Văn hóa" mà Mao Trạch Đông tiến hành ở Đại Lục, thì ở Đài Loan Tưởng Giới Thạch thúc đẩy "Phong trào Phục hưng Văn hóa Trung Hoa".

Cựu Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã từng nói: "Quốc phụ của chúng ta (tức Tôn Trung Sơn) cả đời dốc sức cho cách mạng quốc dân, vốn là muốn cứu văn hóa Trung Hoa từ gốc rễ, để tái tạo một nước Trung Quốc mới trang nghiêm và hoa lệ. Thế nên Quốc phụ nói: 'Trung Quốc có một tư tưởng chính thống, từ thời các vua Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thương, Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công đến Khổng Tử. Tư tưởng của tôi chính là kế thừa tư tưởng đạo đức chính thống này, để hoằng dương phát triển rực rỡ".

"Chúng ta dám nói rằng, văn hóa Trung Hoa là không kẻ nào có thể hủy diệt được. Người cuối cùng tiêu diệt được tên giặc Mao và ĐCSTQ ắt phải biểu hiện ra văn hóa Trung Hoa của chúng ta, biểu hiện ra đại nghĩa chính khí của tính cách và năng lực độc lập dân tộc".

Trái ngược với việc Mao Trạch Đông "phê phán Đạo của Khổng Mạnh", phá hủy "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín" đã ăn rễ sâu trong lòng người dân, Đài Loan may mắn đã bảo lưu được tư tưởng đạo đức chính thống, trở thành nơi hoàn chỉnh nhất kế thừa văn hóa Trung Hoa trên toàn thế giới.

Tưởng Giới Thạch thực hiện "Chủ nghĩa Tam Dân" của Tôn Trung Sơn: Dân sinh, Dân quyền, Dân tộc, đó cũng là đặt nền tảng vững chắc cho con đường dân chủ của Đài Loan sau này.

Ngày nay chỉ cách nhau qua eo biển Đài Loan nhưng lại phát triển hai thể chế xã hội và giá trị quan hoàn toàn khác biệt.

Ngày nay Đài Loan và Trung Quốc đại lục lại phát triển hai thể chế xã hội và giá trị quan hoàn toàn khác biệt.
Ngày nay Đài Loan và Trung Quốc đại lục lại phát triển hai thể chế xã hội và giá trị quan hoàn toàn khác biệt. (NTD Việt Nam tổng hợp)

Tuyên bố thành lập Nhà nước Liên bang Trung Quốc mới

Ngày 03 tháng 06 năm 2020, một số dân địa phương và nhà báo ở New York ngạc nhiên trên bầu trời xuất hiện các biểu ngữ "Chúc mừng Liên bang Trung Quốc mới". Những biểu ngữ này được các máy bay trực thăng bay vòng quanh tượng Nữ thần Tự do.

Sau đó, đúng ngày kỷ niệm 31 năm cuộc thảm sát Thiên An Môn, một clip được lan truyền trên mạng, cựu cầu thủ bóng đá nổi tiếng Trung Quốc Hác Hải Đông ngày 4 tháng 6 đọc bản tuyên ngôn thành lập “Nhà nước Liên bang Trung Quốc mới”, khiến cộng đồng mạng không khỏi chấn động.

Trong phần mở đầu của "Tuyên ngôn Tân Liên bang Trung Quốc", Hác Hải Đông tuyên bố rằng ĐCSTQ tàn sát sinh viên ở Thiên An Môn, đàn áp Tân Cương, Tây Tạng, người theo các tôn giáo và tín ngưỡng, ngoài ra còn “sử dụng virus Corona [Vũ Hán] để tiến hành một cuộc tấn công sinh hóa vào thế giới, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và sự sống của con người. Tội ác của nó tới cực điểm, thiên lý không dung!".

"Xóa bỏ ĐCSTQ là cần thiết để phá vỡ xiềng xích nô lệ cho người dân Trung Quốc và thực sự đạt được hòa bình thế giới. Một Tân Liên Bang Trung Quốc không có ĐCSTQ là sự cần thiết cho sự thịnh vượng của toàn thể nhân dân và thế giới".

Xóa bỏ ĐCSTQ
Hác Hải Đông và vợ trả lời phỏng vấn truyền thông. (Ảnh chụp màn hình video)

Tuyên bố cũng cho biết, Liên bang Trung Quốc mới gồm Trung Quốc, Macau, Hong Kong và Tây Tạng, với ba bộ phận sau hưởng tự trị, chỉ để chính phủ liên bang lo về quốc phòng. Riêng về Đài Loan, họ đề nghị duy trì tình trạng hiện thời, tôn trọng khác biệt và để nhân dân hai bên eo biển Đài Loan quyền quyết định tương lai. Có lẽ giấc mộng "Phản công Đại Lục, phục hưng Trung Hoa" của Tưởng Giới Thạch cũng sắp được thực hiện.

Trong dự ngôn Thôi bi đồ của Lưu Bá Ôn có viết: “Chỉ đợi khi gà vàng gáy, trời sáng cổng Trời mở, năm Tị vượt qua đầu năm Dần và năm Sửu, gà vàng thức tỉnh gọi là trời sáng, gà vàng đứng hai chân trên toàn bộ đại lục Trung Hoa, người tha hương trở về Đại Lục, Thần Châu xuất hiện Thần chân thực".

Ý nghĩa đoạn dự ngôn này là: Sau tháng 12 năm 2025, bắt đầu năm 2026, gà vàng sẽ thức tỉnh. Bản đồ Trung Quốc hình con gà, gọi là gà vàng. Đảo Hải Nam và Đài Loan là 2 chân gà. Dưới sự thống trị của ĐCSTQ, Đài Loan không thể trở về, thế nên gà vàng luôn đứng 1 chân, gọi là gà vàng một chân. Đến năm sau 2025, đại kiếp nạn của nhân loại kết thúc, kẻ ác bị đào thải sạch, bắt đầu năm 2026 âm lịch thì Đài Loan sẽ thống nhất với Đại Lục, gà vàng đứng 2 chân thức tỉnh dậy.

Trung Dung



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Còn một "Trung Quốc mộng" nữa: Phản công Đại Lục, phục hưng Trung Hoa