Cổ nhân sống như thế nào để vượt qua những kiếp nạn của dịch bệnh?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Rất nhiều đại dịch từng diễn ra trong lịch sử Đông Tây kim cổ đã gây ra hậu quả thảm khốc, khiến con người run sợ. Tuy nhiên, trong những đợt dịch bệnh hoành hành đó vẫn có những người "may mắn" bình an vô sự...

Người hiếu thuận, nhân ái không bị lây nhiễm dịch bệnh

Thời triều Nguyên, vùng Tề Hà, Đức Châu có người tên là Tì Nhữ Đạo. Sau khi cha anh qua đời, Nhữ Đạo ở nhà chịu tang. Anh cũng là người nổi tiếng hiếu thuận. Mẫu thân anh là Cao thị quản lý gia đình hết sức nghiêm khắc. Tì Nhữ Đạo ở nhà phụng dưỡng mẹ, thái độ rất cung kính. Một lần, Cao thị bảo người nhà đi ra ngoài, rồi lấy ra một số vàng bạc châu báu đưa cho Tì Nhữ Đạo và nói: "Con vốn luôn hết mực hiếu thuận, bản thân cũng không có tích lũy gì, nếu mẹ không còn nữa thì những thứ này chưa chắc đã là của con. Bây giờ con cầm lấy, không được để những anh em khác biết".

Nhữ Đạo nghe mẹ nói vậy liền khóc mà rằng: "Cha mẹ gian khổ tạo dựng gia nghiệp, ngày nay nhà cửa ruộng vườn, trâu bò dê đã rất nhiều rồi. Nhữ Đạo chỉ hận là không làm thế nào để báo đáp được đại ân của cha mẹ. Con sao có thể nhận đồ tặng như thế này, như vậy chẳng phải càng tăng thêm tội bất hiếu đó sao?". Nói rồi Nhữ Đạo kiên quyết từ chối không nhận.

Không lâu sau, mẫu thân anh qua đời. Tì Nhữ Đạo vô cùng đau buồn, trong thời gian chịu tang 3 năm, anh không hề ăn thịt, uống rượu.

Tì Nhữ Đạo hiếu thuận với cha mẹ, và cũng rất thương yêu anh em. Sau khi mẹ qua đời, hai người em dự tính chia nhà, Nhữ Đạo liền đem ruộng tốt nhà đẹp nhường cho các em. Hai người em sau này mất sớm, Nhữ Đạo liền nuôi dưỡng con cái của hai em giống như con cái mình. Làng xóm có gia đình Lưu Hiển nghèo khổ không biết lấy gì để sống, Nhữ Đạo liền chia ruộng đất của mình cho họ để họ có đất cày cấy sinh sống.

Làng xóm có gia đình Lưu Hiển nghèo khổ không biết lấy gì để sống, Nhữ Đạo liền chia ruộng đất của mình cho họ để họ có đất cày cấy sinh sống.
Làng xóm có gia đình Lưu Hiển nghèo khổ không biết lấy gì để sống, Nhữ Đạo liền chia ruộng đất của mình cho họ để họ có đất cày cấy sinh sống. (Ảnh tiêu chuẩn cộng đồng)

Một năm nọ, ở địa phương xảy ra một đại dịch. Lại nghe nói có người ăn dưa toát mồ hôi rồi khỏi bệnh. Tì Nhữ Đạo nghe vậy liền mua rất nhiều dưa và gạo, đem đến từng nhà tặng cho mọi người. Có người khuyên anh rằng: "Dịch bệnh đang lây lan, ông chớ vào nhà người bệnh".

Nhữ Đạo hoàn toàn không để ý đến, vẫn cứ đi khắp nơi quan tâm đến nỗi khổ và bệnh tật của người dân. Nếu như có người qua đời, anh còn tặng quan tài để họ được an táng, dân làng đều vô cùng cảm tạ. Điều khiến mọi người kinh ngạc là, mặc dù luôn tiếp xúc với những người bị dịch bệnh như vậy nhưng Tì Nhữ Đạo cũng không hề bị lây nhiễm.

Người xả thân chăm sóc người khác thì dịch bệnh không xâm phạm

Triều Tấn có một người tên là Dũ Duyện. Một năm nọ, quê anh xảy ra dịch bệnh, anh trai cả đã nhiễm bệnh mà chết, người anh thứ hai cũng nhiễm bệnh và trong tình trạng bệnh tình nguy cấp. Do tình hình dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng, cha mẹ và các em của Dũ Duyện dự định chạy trốn sang vùng khác lánh nạn. Riêng Dũ Duyện không muốn đi, anh tình nguyện ở lại chăm sóc anh hai. Mấy chục ngày sau, tình hình dịch bệnh trong làng dần dần được khống chế. Mọi người trở về, thấy Dũ Duyện vẫn tận tình chăm sóc anh hai, bệnh anh hai cũng đã đỡ được phân nửa, còn bản thân Dũ Duyện vẫn hoàn toàn mạnh khỏe, không hề bị lây nhiễm, mọi người đều lấy làm lạ lắm.

Các bậc phụ lão trong làng biết chuyện này thì cảm thán rằng: "Đứa trẻ này giữ được những điều mà người khác không thể giữ được, làm được những việc mà người khác không thể làm, quả đúng là 'sau đông hàn khắc nghiệt mới biết tùng bách là loài cuối cùng còn xanh tốt' ".

Chủ động ôm người chết vì dịch bệnh mà không lây nhiễm

Trong thời gian từ năm 541 đến 591, Đế quốc La Mã cổ đại đã xảy ra 4 lần dịch bệnh đáng sợ. Nhà sử học của Giáo hội Iva Griels - người từng đích thân trải qua 4 lần đại dịch này, đã ghi chép lại những hình ảnh mà dịch bệnh gây ra, trong đó có nội dung như sau:

"Có những người, bắt đầu từ phần đầu, mắt xung huyết, mặt sưng phồng, sau đó là cổ họng đau rát, rồi sau đó, những người này biến mất vĩnh viễn ra khỏi quần thể con người. Có những người nội tạng chảy nước ra. Có những người viêm tuyến hạch bẹn, mủ chảy nhoe nhoét, và vì thế bị sốt cao. Những người này sẽ chết trong vòng 2, 3 ngày".

Khắp nơi đều là "vì không có người chôn cất nên thi thể trên phố nứt toác, thối nát ra". Khắp nơi đều có những "trường hợp mẫu" là người ngã gục, chết trên đường phố, khiến tất cả những người chứng kiến đều cảm thấy vô cùng kinh hoàng và khiếp sợ. Những người này bụng trương phồng, từ trong cái miệng há hốc kia phun ra từng chập nước lẫn mủ. Mắt họ đỏ sọng, tay giơ lên cao. Thi thể chồng chất lên thi thể, thối rữa ở góc phố, trên đường phố, trong cổng, hành lang đình viện và trong cả nhà thờ...

Ở Constantinople, số người chết nhiều vô kể. Chính quyền không tìm được đất mai táng nữa: "Do không có cáng khiêng và cũng không có người đào mộ, họ đành phải chất đống thi thể trên đường phố, toàn bộ thành phố bốc lên mùi xác chết... Có lúc, khi mọi người đang nhìn nhau trò chuyện, bỗng họ bắt đầu lắc lư, sau đó ngã gục trên phố hoặc trong nhà. Khi một người tay cầm dụng cụ, ngồi ở đó làm đồ thủ công mỹ nghệ, anh ta có thể gục ngã đổ sang một bên, linh hồn thoát xác".

Nhưng cũng có những người mà dịch bệnh lại tránh xa họ. Iva Griels viết rằng: "Con đường lây nhiễm bệnh của mỗi người lại khác nhau, hoàn toàn không thể miêu tả trạng thái từng người được... Cũng có những người thậm chí sống giữa những người nhiễm bệnh, không chỉ là ở cùng với người nhiễm bệnh, mà còn có tiếp xúc với những người chết vì dịch bệnh, nhưng họ hoàn toàn không bị lây nhiễm. Còn có những người do tất cả con cái và người thân đã chết nên đã chủ động ôm người chết với để chết theo, nhưng dường như dịch bệnh không muốn để họ muốn gì được nấy. Mặc dù đau khổ và tự hành hạ mình như thế, nhưng họ vẫn hoàn toàn mạnh khỏe như xưa".

Jules Elie Delaunay (1828-1891), Pháp, Peste à Rome, bị dịch hạch, 1869. (Lịch sự của Trung tâm Phục hưng Nghệ thuật)
Jules Elie Delaunay (1828-1891), Pháp, Peste à Rome, bị dịch hạch, 1869. (Ảnh: Lịch sự của Trung tâm Phục hưng Nghệ thuật)

Tại sao vẫn có những người không bị dịch bệnh xâm phạm?

Tại sao những người này không bị dịch bệnh xâm phạm? Một câu chuyện xảy ra vào đời Tống có thể cho lời giải đáp. Quản Sư Nhân, người Tấn Vân, Chiết Giang, từng giữ chức quan Đồng tri Khu mật viện sự. Thuở ông còn đang đi học đã gặp một chuyện như sau.

Một năm nọ, vào ngày Mùng một Tết, Quản Sư Nhân dậy sớm xuất hành, bỗng nhiên gặp mấy con quỷ thân hình cao lớn, mặt mũi hung tợn. Quản Sư Nhân liền quát lớn hỏi chúng đến đây làm gì. Con quỷ lớn nói: "Chúng tôi là quỷ dịch bệnh, vào ngày đầu tiên của năm mới sẽ gieo rắc dịch bệnh cho nhân gian".

Quản Sư Nhân hỏi: "Nhà ta có bị không?"

Quỷ dịch bệnh nói: "Không bị".

Quản Sư Nhân rất lấy làm lạ, bèn hỏi tại sao lại được miễn dịch? Quỷ dịch bệnh nói:

"Những người có thể tránh được dịch bệnh thì hoặc là tổ tiên 3 đời tích đức hành thiện, hoặc là gia môn sẽ hưng vượng phát đạt, hoặc là xưa nay chưa từng ăn thịt trâu bò. Chỉ cần ai đó có một điều trong 3 điều trên, thì chúng tôi không được vào nhà họ, do đó nhà đó sẽ không có dịch bệnh".

Gia đình Quản Sư Nhân là 3 đời tích đức, hơn nữa thấy người khác làm việc ác việc xấu thì ông đều ngăn lại, thấy người khác làm việc thiện thì ông đều khen ngợi biểu dương. Thế nên quỷ dịch bệnh tự nhiên không dám xâm phạm. Quả nhiên năm đó dịch bệnh hoành hành, cả nhà Quản Sư Nhân đều bình an vô sự.

Đạo sĩ Nam Tống - Lộ Thời Trung khi luận thuật về nguyên nhân dịch bệnh có nói: "Nhưng ngày nay thời mạt thế, thời đại kiêu bạc, nhân tâm bị phá hoại, ngũ tình [hỉ, nộ, ai, lạc, oán] loạn tạp". Vì vậy Ôn Thần - Thần dịch bệnh đến nhà nào cũng đều có mục đích cả.

Ngoài ra, John, tác giả của Thánh Kinh truyện cũng đã từng nói:

"Dùng cây bút của chúng ta để con cháu đời sau biết một bộ phận nhỏ những sự kiện không đếm xuể mà Thượng Đế trừng phạt chúng ta, điều đó không sai. Có lẽ trong những năm tháng còn lại của thế giới sau này, con cháu đời sau của chúng ta sẽ cảm thấy kinh hoàng, khiếp sợ khi thấy chúng ta chịu tai họa đáng sợ vì những tội lỗi của chúng ta, và có thể vì những trừng phạt mà những người bất hạnh chúng ta đã từng phải chịu khiến con cháu chúng ta trở nên sáng suốt hơn, từ đó có thể giải cứu chúng khỏi khỏi sự phẫn nộ của Thượng Đế và khổ nạn trong tương lai".

Cũng có nghĩa là, nguyên nhân gốc rễ của dịch bệnh xảy ra là do nhân tâm bại hoại, đạo đức tụt dốc. Chỉ có trọng đức hành thiện thì mới có cơ hội bình an vượt qua kiếp nạn.

Trung Dung

Theo Lưu Hiểu - epochtimes

Tài liệu tham khảo

- Nguyên sử - quyển 197

- Di kiên chí

- Trảm ôn đoạn dịch phẩm

- Tấn thư



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Cổ nhân sống như thế nào để vượt qua những kiếp nạn của dịch bệnh?