Chuyện kỳ dị ở pháp trường Bắc Kinh: Nửa đêm thi thể vào tiệm may trộm kim chỉ khâu đầu lâu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đúng lúc đang nghi ngờ, đột nhiên có tiếng la hét ngoài đường, người thợ may vội chạy ra xem, một nhóm người xung quanh pháp trường đang vây quanh xác chết hôm qua và đang bàn tán. Người thợ may chen vào đám đông để xem và sợ chết khiếp.

Xưa kia cổng chợ ở Thành Nam Bắc Kinh thuộc quận Tuyên Vũ, hiện giờ thuộc quận Tây Thành, gần hội quán Hồ Quảng và chùa Pháp Nguyên. Nơi đây nổi tiếng bởi đó là pháp trường chủ yếu vào cuối triều đại nhà Thanh. Trong quá khứ, người ta nói “đẩy ra Ngọ môn chém đầu”. Trên thực tế, các địa điểm hành quyết của triều đại nhà Minh và nhà Thanh thời đầu là ở khu lầu Tây Tứ, sau đó được chuyển đến Thái Thị Khẩu. Khu hành quyết nằm trên con đường hơi chếch về phía Tây Nam tại lối vào phía Nam của ngõ Thiết Môn ngày nay. Hàng năm vào mùa thu, chùa Đại Lý Tự, Đô Sát Viện, Hình Bộ và các quan cửu khanh cùng thẩm vấn các tù nhân, sau đó xử trảm họ trước ngày Đông chí. Đây được gọi là "Thu quyết" hay "Đi công tác lớn". Theo quan niệm dân gian, nơi có người chết sẽ có nhiều âm khí. Thái Thị Khẩu là “nơi hành quyết” thì càng không thiếu các loại sự kiện kỳ quái, dị thường.

菜市口
Thái Thị Khẩu (Ảnh Internet)

“Hậu thu vấn trảm” chính là sau mùa thu thống nhất hành quyết, chứ không như trong một số chương trình truyền hình nói chặt đầu là chặt đầu. Họ phải báo cáo với Hình Bộ, và Hình Bộ phát công văn qua lại thường mất vài tháng mới thống nhất hành quyết. Thời cổ đại việc chặt đầu được đặc biệt chú ý, đều chọn hành quyết vào lúc chính Ngọ, khi khí dương nhiều nhất. Các tử tù bị đẩy lên xe tù trước bình minh. Họ đi qua Tuyên Vũ Môn và đi qua đường phố Tuyên Ngoại đến Thái Thị Khẩu. Các tù nhân xếp thành hàng dài từ đông sang tây. Đao phủ cầm quỷ đầu đao cũng theo thứ tự đó mà trảm. Sau khi đầu bị chặt, chúng được treo hoặc cắm trên các cọc gỗ trên đường phố để thị chúng.

Túc Thuận, một trong “tám quan đại thần” cuối thời vua Hàm Phong (1861) của nhà Thanh, và ‘6 quân tử’ của Phong trào cải cách Mậu Tuất năm Quang Tự thứ 24 (1898) đều bị giết ở Thái Thị Khẩu. "Thái Thị Khẩu" dần trở thành đồng nghĩa với "pháp trường". Một mùa hè, chính quyền nhà Thanh bắt được loạn đảng và ngay lập tức xử tử tại Thái Thị Khẩu. Lần này quả thực không phải là “thu hậu vấn trảm”, và thời gian vấn trảm cũng không phải vào chính Ngọ, điều gây sốc hơn nữa là việc xảy ra sau khi chặt đầu cái gọi là loạn đảng .

Trong một tiệm may nhỏ cách Thái Thị Khẩu không xa, hai vợ chồng chuyên cắt khâu quần áo, công việc buôn bán của họ có doanh thu rất thấp, hầu như chỉ sống cầm cự qua ngày. Hôm đó trời âm u, nhìn không rõ, hai vợ chồng dọn dẹp cửa hàng, đóng cửa cài then, ăn tối xong thì dọn giường, kê gối, tắt đèn thổi lên giường nghỉ ngơi. Vào lúc nửa đêm, người thợ may chợt giật mình tỉnh giấc, lắng nghe âm thanh trong nhà. Ông chậm rãi ngẩng đầu lên và mở mắt ra nhìn. Ông vô cùng kinh hãi, có người đi lại trong nhà, lẽ nào là kẻ trộm không thành? Xét thấy vợ chồng đơn độc, người già sức yếu nên ông thợ may không dám manh động. Ông nằm xuống giường nghĩ ngợi: mình là thợ may nhỏ bé, trừ tấm vải với dao kéo ra, trong nhà không có vàng bạc, châu báu gì, chỉ có một hũ đựng nước và hai muỗng bột. Không có gì thì hắn sẽ đi thôi! Bóng đen bên trong căn phòng sau khi quay một vòng thì rời đi.

官兵抓到了乱党
Các sĩ quan và binh lính hành quyết đảng phản loạn (ảnh trực tuyến)

Ngày hôm sau, hai vợ chồng dậy sớm dọn dẹp kim chỉ và chuẩn bị làm việc. Tuy nhiên, họ phát hiện chiếc giỏ đựng kim chỉ và những sợi chỉ đặt trên trong cái sọt lớn tối hôm qua đã không cánh mà bay, tìm cách nào cũng không thấy. Đúng lúc đang nghi ngờ, đột nhiên có tiếng la hét ngoài đường, người thợ may vội chạy ra xem, một nhóm người xung quanh pháp trường đang vây quanh xác chết hôm qua và đang bàn tán. Người thợ may chen vào đám đông để xem và sợ chết khiếp.

Ông chỉ nhìn thấy xác chết mà đầu với phần thân không biết do ai đang sử dụng kim chỉ để khâu chúng lại với nhau, trên cổ chằng chịt vết khâu vá. Chiếc giỏ kim chỉ mất tích nằm bên cạnh người chết, ông nhìn thấy bàn tay phải của người chết đang giữ chặt một cây kim thép với sợi chỉ đen, người thợ may ngất xỉu vì chóng mặt và sợ hãi. Mọi người nhìn và hiểu ra phần nào, liền phái người đưa người thợ may về nhà. Sau đó, ông thợ may mắc bệnh hiểm nghèo, sau khi khỏi bệnh, ông đưa vợ đi nơi khác kiếm sống.

鹤年堂
Hiệu thuốc lớn "Hạc niên đường" (Ảnh Internet)

Ở Thái Thị Khẩu, việc kỳ quái như thế này không chỉ có một,

phía tây không xa thủ đô có một hiệu thuốc lớn nổi tiếng "Hạc Niên Đường" chuyên độc quyền bán các loại hoàn tán cao đan, bào chế sâm nhung, thuốc uống tốt, thuốc dán đắp bên ngoài. Mỗi khi bắt đầu hành hình chém đầu, đêm khuya luôn có người gõ cửa mua thuốc “chấn thương bên ngoài”. Người tới mua không nói nhiều, ném các đồng tiền xuống, cầm gói thuốc rồi quay đầu rời đi, nhưng khi ra ngoài thì không thấy bóng hình. Sau khi trời sáng, cửa hàng kiểm tra lại các đồng xu, nhưng chúng đều là tiền âm phủ. Chủ tiệm thuốc sợ hãi, tiểu nhị ở đây nhát gan nhưng lại cũng không tránh được việc buổi đêm có người gõ cửa mua thuốc. Cửa hàng không còn cách nào khác ngoài việc chịu lỗ một chút mà tránh được tai họa, hàng đêm, họ để "thuốc trị vết thương do đao kiếm" đặt bên ngoài cửa hàng để “người mua thuốc” tùy ý mang đi, về lâu dài hiệu thuốc cũng được bình an vô sự.

菜市口
Thái Thị Khẩu (Ảnh Internet)

Với sự sụp đổ của nhà Thanh vào năm 1911, sau khi khu hành quyết được chuyển đi, khu vực này dần trở thành khu phố thương mại và đầu mối giao thông thịnh vượng nhất trên đại lộ Tuyên Ngoại. Lịch sử đã trôi qua và trở thành quá khứ, mọi thứ thay đổi theo thời gian, dù tên địa danh Thái Thị Khẩu vẫn còn đó nhưng giờ đây nơi đó toàn nhà cao tầng, đường rộng, tàu điện ngầm nối đuôi nhau và xe cộ tấp nập. Một chút bóng hình ngày xưa không còn tìm thấy nữa, chúng mãi mãi trở thành ký ức.

Minh An
Theo SOH



BÀI CHỌN LỌC

Chuyện kỳ dị ở pháp trường Bắc Kinh: Nửa đêm thi thể vào tiệm may trộm kim chỉ khâu đầu lâu