Chuyên gia tâm lý: Dạy trẻ nói 'cảm ơn' rất tốt, nhưng đừng dạy con 'giao tiếp giả tạo'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi dạy dỗ con cái, chúng ta luôn nói với con rằng: "Con hãy là một đứa trẻ ngoan và lễ phép", phải biết nói lời "cảm ơn" với người khác. Tuy nhiên, nếu nói “cảm ơn” một cách giả tạo, dù trẻ sẽ được xem là “con ngoan” nhưng cũng sẽ bộc lộ một số vấn đề nhỏ trong quá trình trưởng thành của trẻ.

Bởi vì nhiều đứa trẻ nói “cảm ơn” không phải vì chúng thực sự muốn nói mà vì chúng bị cha mẹ ép buộc. Ngoài ra còn cố ý "giả vờ" lịch sự để được người khác khen ngợi. Nói cách khác, những trẻ thường xuyên nói "cảm ơn", rất có khả năng là trẻ đang ép bản thân làm những điều mà chúng không muốn. Dần dần và chúng sẽ cảm thấy rất kìm nén. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ không hiểu được nỗi khổ trong lòng của con trẻ.

Đừng để những đứa trẻ thường nói "cảm ơn" đang "giao tiếp giả tạo"

Con trai của bạn tôi năm nay 5 tuổi, là một đứa trẻ rất ngoan và lễ phép. Ví dụ, nếu đưa cho bé một chiếc khăn giấy, bé sẽ ngay lập tức nói "cảm ơn". Tôi giúp cháu giữ cửa và mua đồ ăn nhẹ, cháu cũng sẽ nói cảm ơn. Việc lịch sự đối với người lạ thì không sao, nhưng tôi quen gia đình bé đã 5 năm rồi, còn khách sáo với tôi quá, tôi thấy có chút không đúng. Còn bạn của tôi, cách đây một thời gian, cũng thấy có điều gì đó không ổn ở đứa trẻ, bởi vì một “cậu bé ngoan” mà ai cũng thích như vậy nhưng lại có ít bạn ở trường.

(Getty Images)
(Nguồn: Getty Images)

Theo lời giáo viên, đứa trẻ rất lễ phép, ai giúp đỡ cháu một chút, thậm chí ngay cả không hẳn là giúp, cháu đều sẽ nói “Cảm ơn” và “Phiền bạn quá”. Sau đó, khi giao lưu thì cháu không chủ động nói chuyện, còn hơi rụt rè và tự ti, và cũng rất bi quan. Bạn tôi vội đưa con đi khám chuyên khoa tâm lý, bác sĩ cho biết cháu bị trầm cảm nhẹ. Sau khi hỏi kỹ, cháu bé mới nói thật rằng khi còn nhỏ, mẹ luôn yêu cầu cháu phải nói cảm ơn với người khác. Vì vậy, đôi khi quá để ý đến việc nói lời cảm ơn với người khác, nhưng thực ra trong tâm rất miễn cưỡng.

Hóa ra, là đứa trẻ chỉ thực hiện “giao tiếp giả tạo” với người khác, chẳng trách nó rất ngoan nhưng lại không có nhiều bạn bè. Vì khi tiếp xúc, giao lưu, con người cần thể hiện cảm xúc thật của mình. Còn trẻ luôn buộc mình phải nói "cảm ơn", lại khiến những người xung quanh thấy không thoải mái. Vì vậy, không nhiều người sẵn sàng làm bạn với trẻ.

Thực ra trong tâm lý học, đây là một kiểu “giao tiếp giả tạo” trong các mối quan hệ xã hội mà các nhà tâm lý học đã nêu ra. Nói cách khác, kiểu giao tiếp khách sáo này thực chất là trái với lòng mình, đương nhiên người khác thấy không thoải mái, và bản thân trẻ cũng khó chịu.

 (Ảnh: Shutterstock)
(Nguồn: Shutterstock)

Tại sao một số trẻ luôn nói "cảm ơn"?

Thực tế, "cảm ơn" chỉ là một cách dùng từ lịch sự, và nó cũng là một sự đáp lại khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Tuy nhiên, tại sao một số trẻ luôn dùng nó như câu cửa miệng và còn gây gánh nặng cho bản thân? Có một số lý do sau:

1. Muốn được công nhận, tính cách lấy lòng

Bởi vì cha mẹ luôn bảo con mình phải là một đứa trẻ ngoan, lễ phép thì mới được mọi người yêu quý. Đồng thời, các thành viên trong gia đình ít khi khen ngợi và khẳng định trẻ. Vì vậy, nhiều trẻ sẽ cố tình dùng một số ngôn ngữ lịch sự để thu hút mọi người và được công nhận, chẳng hạn như tự nhủ phải nói lời cảm ơn dù việc lớn hay nhỏ. Nhưng bản thân trẻ không cảm thấy cần thiết phải nói lời cảm ơn vì những điều đó mà chỉ muốn nhận được cảm tình từ người khác. Đây thực sự là một loại tính cách muốn lấy lòng.

(Nguồn: Getty Images)
(Nguồn: Getty Images)

2. Trong tâm thiếu tình yêu và cảm giác an toàn, cố tình giữ khoảng cách với người khác

Một số trẻ thích nói "cảm ơn" với mọi người, không vì mục đích đặc biệt, và khi nói thì lạnh lùng như thể chúng đang hoàn thành một nhiệm vụ. Hơn nữa, nó tạo cho mọi người cảm giác rằng những đứa trẻ như vậy không thích làm phiền người khác, ngay cả khi giao tiếp với cha mẹ, chúng luôn dùng "cảm ơn" để giữ mối quan hệ thêm xa cách.

Thực tế, điều này cho thấy trẻ có thể thiếu thốn tình yêu thương, không có cảm giác an toàn nên mong tự mình, tự lập giải quyết mọi việc. Khi người khác muốn giúp đỡ và đến gần, trẻ sẽ dùng "cảm ơn" để cố tình duy trì khoảng cách. Trên thực tế, trẻ em rất muốn được quan tâm, nhưng lại không biết cách gần gũi với người khác.

Trẻ em rất muốn được quan tâm, nhưng lại không biết cách gần gũi với người khác. (Getty Images)
Trẻ em rất muốn được quan tâm, nhưng lại không biết cách gần gũi với người khác. (Nguồn: Getty Images)

Hướng dẫn trẻ sử dụng "cảm ơn" đúng chỗ, và trẻ sẽ được nhiều người yêu thích

"Cảm ơn" là một cách nói lịch sự, nhưng cũng cần phải có sự chân thành, tình cảm thật sự, và xuất phát tự trong tâm. Vì vậy, cha mẹ nên giúp con và định hướng cho con sử dụng câu này đúng chỗ nhất.

1. Hướng dẫn trẻ hiểu đúng về mối quan hệ giữa giúp đỡ và được giúp đỡ, không nên ép trẻ nói "cảm ơn".

Nếu muốn trẻ nói “cảm ơn” một cách chân thành, thay vì coi câu này như một thói quen, cha mẹ cần làm cho trẻ thấy đúng mối quan hệ giữa giúp đỡ và được giúp đỡ. Biết người khác đã giúp bạn những việc gì, nên khách sáo với ai, không cần khách sáo với ai. Bằng cách này, sẽ không hình thành thói quen luôn nói "cảm ơn" làm người khác khó chịu.

2. Khen ngợi và công nhận trẻ nhiều hơn, không cần dùng "cảm ơn" để lấy lòng người khác

Đôi khi trẻ thích nói "cảm ơn" là để được người khác công nhận. Cha mẹ thông thường nên khen ngợi, công nhận con nhiều hơn, không để trẻ cố ý đi lấy lòng người khác để được khen ngợi và công nhận.

(Getty Images)
(Nguồn: Getty Images)

3. Chăm sóc và đồng hành cùng trẻ em, hướng dẫn trẻ xử lý giao tiếp một cách chính xác

Những đứa trẻ thiếu vắng tình yêu thương là đối tượng dễ dàng dùng "cảm ơn" và những lời tử tế khác. Nếu cha mẹ thấy con mình cư xử như vậy, nên suy nghĩ lại xem liệu mình có thiếu quan tâm và bầu bạn với con hay không. Chỉ khi dành đủ tình yêu thương cho trẻ, trẻ mới có thể năng động và nhiệt tình hơn trong giao tiếp cá nhân.

Vì vậy, cha mẹ nên biết rằng lịch sự thái quá không phải là biểu hiện của lễ phép mà còn có thể là do trong lòng trẻ có một số vấn đề nhỏ. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả những đứa trẻ thích nói lời cảm ơn là "giả tạo, giả vờ" và cố tình lễ phép. Nếu đó là một đứa trẻ thực sự hiểu được việc nói lời “cảm ơn” thì đó thực sự là biểu hiện của một đứa trẻ có trí tuệ xúc cảm cao, trái tim ấm áp và được giáo dục tốt. Đối với những điều này, cha mẹ cần quan sát kỹ và nói chuyện với con nhiều hơn để có thể phán đoán.

Minh An
Theo aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia tâm lý: Dạy trẻ nói 'cảm ơn' rất tốt, nhưng đừng dạy con 'giao tiếp giả tạo'