Chuyện cười bầu cử Mỹ: 'Ai là tổng thống?'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm nay, người Mỹ e rằng phải đổi giọng, nói là: "Chúng tôi bỏ phiếu từ một tháng trước, nhưng một tháng sau ngày bỏ phiếu rồi, chúng tôi vẫn còn không biết rõ tổng thống là ai?"

Chương trình bỏ phiếu cho cuộc tổng tuyển cử Mỹ năm 2020 đã kết thúc vào ngày 3/11, nhưng cuộc bầu cử thì vẫn chưa đến hồi kết và ngày càng diễn ra khốc liệt hơn. Sự kiện đã dẫn động sự quan tâm chú ý của hàng trăm triệu người thuộc mọi tầng lớp trên khắp thế giới. Sự kịch tính và những diễn biến đầy bất ngờ của cuộc bầu cử cũng kéo theo những cung bậc cảm xúc khác nhau và sự căng thẳng cho người theo dõi. Không chỉ công dân Mỹ quốc, mà rất nhiều người dân ở các sắc tộc khác nhau trên toàn thế giới đều đang dõi theo sự kiện này.

Tạm gác lại những kịch tính giằng co của cuộc tổng tuyển cử vô tiền khoáng hậu này, hôm nay chúng ta sẽ thử nhìn nó từ một góc quay khác hài hước hơn, nhưng cũng không kém phần thâm thúy.

Chuyện cười bầu cử Mỹ: 'Ai là tổng thống?'. Vâng, nếu coi đây là một "chuyện cười", thì nó cũng khiến chúng ta phải suy ngẫm thật nhiều!

Ai là tổng thống?

Người Mỹ khoe khoang: "Chúng tôi buổi sáng bỏ phiếu, buổi chiều liền biết ai là tổng thống".

Người Trung Quốc điềm tĩnh nói: "Sao các bạn kém cỏi vậy, chúng tôi hôm nay bỏ phiếu, nhưng có thể năm ngoái đã biết chủ tịch là ai rồi".

Người Bắc Triều Tiên tỏ vẻ khinh thường đối với người Mỹ và người Trung Quốc, nói: "Chúng tôi thì chẳng cần bỏ phiếu, khi học mẫu giáo đã biết ai sẽ là chủ tịch tiếp theo rồi".

Người Nhật Bản bối rối nói: "Chúng tôi đã bỏ phiếu, nhưng cũng không biết ai là Thủ tướng".

Người Nga cười nhạt một tiếng: "Tổng thống của chúng tôi mệt mỏi khi làm thủ tướng, và thủ tướng cũng mệt mỏi khi làm tổng thống".

Một người Cuba nghi hoặc nhìn các bạn, yếu ớt hỏi: "Này anh, người lãnh đạo cũng có thể thay đổi à?"

Người Iraq lớn tiếng trả lời: "Có thể chứ, làm sao không thể đổi! Nếu không đổi, người Mỹ sẽ cho anh đổi!".

Năm nay, người Mỹ e rằng phải đổi giọng, nói là: "Chúng tôi bỏ phiếu từ một tháng trước, nhưng một tháng sau ngày bỏ phiếu rồi, chúng tôi vẫn còn không biết rõ tổng thống là ai?"

Các bang còn lại cũng không chịu làm dê đầu đàn để Biden hoàn thành 270 phiếu đại cư tri. (Nguồn ảnh: Adobe Stock)

Dê đầu đàn

Các bang còn lại cũng không chịu làm dê đầu đàn để Biden hoàn thành 270 phiếu đại cư tri. Thấy Georgia sắp đếm xong, các bang khác cũng thở phào nhẹ nhõm, chờ tên đại ngốc này nhảy ra trước.

Ai ngờ Georgia cũng không ngốc, thấy đếm xong liền giơ tay nói, "tôi muốn tính lại, các anh cứ tiếp tục!". Thế rồi họ ngồi xem các bang khác còn có biện pháp tốt nào khác để câu giờ...

Người âm bỏ phiếu

Biden gọi người âm bỏ phiếu, những người đã chết đến bỏ phiếu cho ông ta, trong khi Trump không nhận được một lá phiếu nào. Tất cả người chết đều bỏ phiếu cho Biden mà không hề bỏ lá phiếu nào cho Trump. Làm nhiều được nhiều. Điều này bạn cũng phải phục nhé! Diêm Vương đều đến bỏ phiếu cho Biden. Vậy là, tạm biệt, và đăng quang!

Biden gọi người âm bỏ phiếu, những người đã chết đến bỏ phiếu cho ông ta. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

1. Năm 1998, một ứng cử viên thượng nghị sĩ ở Oklahoma qua đời một tháng trước cuộc bỏ phiếu mà vẫn nhận được 56.000 phiếu bầu. Cử tri cho rằng, người chết được bầu sẽ không gây hại cho xã hội.

2. Năm 1929, Tổng thống Calvin Coolidge của Hoa Kỳ đọc diễn văn từ bỏ tái tranh cử. Một phóng viên báo chí hỏi ông: “Tại sao ngài lại từ bỏ tái tranh cử?”

Coolidge trả lời: “Vì không có cơ hội thăng tiến”.

3. Luôn luôn có vấn đề với bỏ phiếu kín. Một thị trấn nhỏ nọ tiến hành bỏ phiếu kín. Không ngờ, vấn đề còn lớn hơn, hóa ra những người như Trương Phi, Columbus, Dương Quý Phi, Plato... cũng bỏ phiếu một cách "thần kỳ".

4. Trong một cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, 129 người đã bỏ phiếu cho Chủ tịch Phidel Castro của Cuba.

5. Năm 2016, các chính trị gia toàn cầu không muốn bà Hillary thắng cử, bởi vì như vậy, sau này nhiệm vụ tiếp đón các đệ nhất phu nhân của các quốc gia sẽ được giao cho "trùm lưu manh" Bill Clinton.

6. Một phóng viên phỏng vấn một người nhập cư Trung Quốc trên đường phố New York: "Là người được hưởng lợi từ chính sách nhập cư, tại sao bạn lại bỏ phiếu một người hạn chế nhập cư như Trump?"

Người Trung Quốc: "Nếu không hạn chế nhập cư, New York sẽ sớm giống như Bắc Kinh, gặp người nước ngoài cũng khó khăn, không thì tôi lại nỗ lực di dân làm gì?"

7. Janet Reno, nữ tổng chưởng lý đầu tiên của Hoa Kỳ (nhiệm kỳ Clinton), từng nói: “Trump sẽ không bao giờ làm tổng thống trong đời tôi”. Bà qua đời ngày 7/11/2016.

8. Người ta nói rằng Clinton đã ngủ gật trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Hillary.

Điều này rất dễ lý giải, người ta dễ ngủ nhất trong hai tình huống: một là họp nghe báo cáo, hai là vợ cằn nhằn.

Clinton vừa vặn gặp cả hai.

Quỳnh Chi
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Chuyện cười bầu cử Mỹ: 'Ai là tổng thống?'