Chống dịch như chống giặc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Điều quyết định một quốc gia có vững mạnh chống lại được kẻ địch hay không phụ thuộc vào sức mạnh quân sự, trong đó vũ khí tối tân và sự ủng hộ của toàn dân là hai yếu tố quan trọng nhất. Còn điều quyết định cho một thân thể khỏe mạnh chính hệ thống miễn dịch, trong đó sức mạnh về thể chất và tinh thần là trọng yếu nhất. Nhưng làm thế nào để hệ miễn dịch có thể đủ sức ngăn chặn mọi Virus xâm nhập? Đồng thời hệ miễn dịch cũng đủ khôn ngoan để không bị đánh lừa bởi tín hiệu giả từ Virus Covid?

Sự giống và khác nhau giữa chống dịch và chống giặc

Khi nói đến giặc ngoại xâm là nói đến một thế lực bên ngoài muốn xâm phạm lãnh thổ của quốc gia. Thông qua đường thủy, đường bộ, đường không, thế lực bên ngoài đó dùng bạo lực, chiến tranh để cướp đoạt vị trí thống trị của những người đứng đầu quốc gia đó. Còn ở phạm vi nhỏ hơn, Virus Covid là một thế lực bên ngoài thân thể, nó thông qua đường không khí, tiếp xúc hoặc ăn uống để xâm nhập vào cơ thể, sau đó xâm chiếm từng tế bào, biến tế bào thành một nhà máy sản xuất ra hàng loạt những phiên bản giống hệt nó.

Chiến tranh không thể mãi mãi xung đột mà có lúc cần đàm phán, ký kết hiệp định ngừng bắn, hoặc chuyển sang giai đoạn chiến tranh lạnh. Virus covid cũng vậy, khi xâm nhập vào thân thể để tránh sự va chạm vào hệ thống miễn dịch, Virus covid sử dụng nhiều cách để ngăn chặn việc truyền tín hiệu “cần được giúp đỡ” từ các tế bào nó xâm chiếm. Điều này giúp Virus có thời gian tạo ra rất nhiều bản sao của chính nó, vì sự im lặng này cơ thể cũng không hề có phản ứng hay biểu hiện sốt miễn dịch.

Khi chiến tranh thì đôi bên thường sử dụng những người tình báo, mật vụ, đặc vụ để tìm hiểu sơ hở của đối phương. Còn Virus Covid nó sử dụng một loại Protein có tên gọi là “Spike Protein” kết nối với một thụ thể (ACE 2) trên tế bào của người, điều này cho phép chúng xâm nhập vào từng tế bào của cơ thể.

Như việc tạo chiến trường giả để dụ địch thì Virus Covid là một bậc thầy. Các nhà nghiên cứu chưa phát hiện rõ Virut covid tiết ra chất gì hoặc làm cách nào, mà khi thực hiện nó làm cho hệ thống miễn dịch báo động mãnh liệt. Hệ thống miễn dịch sẽ nghĩ rằng có vô số kẻ địch xâm nhập nên nó sẽ tung quân đội tràn vào các lá phổi để tiêu diệt các Virus xâm nhập.

Việc tập trung rất nhiều lực lượng vào hai lá phổi sẽ gây nên sự thiếu hụt lực lượng miễn dịch ở nơi khác, điều này sẽ làm cho người có bệnh nền sẽ phát tác mạnh hơn, và người ta thường thấy người đó chết vì bệnh nền chứ không phải do Covid. Mặt khác, khi tập trung lực lượng quá nhiều ở phổi, như một kiểu tắc nghẽn giao thông, hệ thống miễn dịch không kiểm soát hết được, vì vậy nó sẽ tiêu diệt bất kỳ cái gì trên đường đi của nó. Các chiến binh bảo vệ thân thể lúc này lại trở thành kẻ phá hoại tất cả những mô khỏe mạnh, điều này sẽ làm cho bệnh viêm phổi diễn biến nặng hơn, dù sau này có khỏi bệnh thì cũng trở thành những tổn thương vĩnh viễn đối với phổi.

Khi nói đến giặc thì có giặc ngoại xâm và giặc nội xâm. Đối với thân thể mà nói, khi Virus chưa xâm nhập thì nó là ngoại xâm, còn bệnh nền trong thân thể chính là nội xâm. Khi nó xâm nhập làm hệ thống miễn dịch mất cân bằng, điều này làm cho cơ thể cùng lúc phải chống lại cả nội xâm lẫn ngoại xâm. Đặc biệt là việc biến tế bào thành nhà máy sản xuất các phiên bản Virus của chính nó, giống như chính sách “dùng tục cũ để cai trị” hay chính sách “chia để trị”.

Nếu như yếu tố quyết định thắng giặc là sự đoàn kết của toàn dân, toàn dân một lòng cùng xua đuổi giặc ngoại xâm thì đối với sự xâm nhập của Virus Covid vào cơ thể, phải chăng nội lực của tự thân mỗi người mới là điều quyết định khỏi bệnh hay không? Sức mạnh cũng như sự thông thái của hệ thống miễn dịch, không để bị đánh lừa hoặc mất kiểm soát khi Virus xâm nhập sẽ giúp con người thắng được dịch bệnh.

Một Bệnh Covid-2019, Kế Hoạch, Corona, Covid-19
Ảnh minh họa: Pixabay

Biện pháp chống dịch

Nếu như mượn lực lượng bên ngoài cho chiến tranh sẽ làm cho quốc gia đó càng thêm phụ thuộc vào đất nước cung cấp cho lương thực và vũ khí, cuối cùng phải nghe theo sự sai khiến của họ. Đối với thân thể cũng vậy, việc mượn lực lượng bên ngoài như thuốc hay vắc xin chỉ tạm thời ngăn được, nhưng về lâu dài thì không được. Cơ quan y tế Hoa Kỳ cũng vừa ghi nhận hơn 10.000 trường hợp có tiêm văc-xin nhưng vẫn dương tính với Covid.

Như vậy, điều quyết định cho một thân thể khỏe mạnh chính là phải nâng cao hệ miễn dịch. Nhưng làm thế nào để hệ miễn dịch có thể đủ sức ngăn chặn mọi Virus xâm nhập? Đồng thời hệ miễn dịch cũng đủ khôn ngoan để không bị đánh lừa? Có lẽ trong xã hội có rất nhiều cách mà con người vẫn đang luyện tập: tập thể thao, tập yoga, luyện khí công, thiền định v.v. Vậy phương pháp nào là hiệu quả nhất?

Về việc tăng sức mạnh cho hệ thống miễn dịch có lẽ có rất nhiều biện pháp mà giới y học có thể liệt kê ra, từ việc ăn uống điều độ cho đến sinh hoạt đúng giờ giấc hay luyện tập thể dục mỗi ngày v.v. Nhưng điều đáng nói ở đây là Virus covid nó có thể đánh lừa được hệ thống miễn dịch, làm cho hệ thống mất cân bằng và quay lại làm tổn thương thân thể.

Vậy làm thế nào để hệ miễn dịch không bị đánh lừa, và không làm tổn thương thân thể? Cái gì điều khiển hệ miễn dịch trong thân thể chúng ta? Chính là tinh thần. Tinh thần của con người chi phối toàn bộ thân thể, sự hoang mang sợ hãi về tinh thần có thể gây ảnh hưởng rối loạn đến sự điều khiển của hệ thống miễn dịch. Ví dụ như một người hoàn toàn có thể đập chết một con gián, nhưng vừa nhìn thấy con gián, toàn thân đã sợ hãi, chân tay luống cuống thì không những không đập được còn bị gián dọa cho một phen. Cũng tương tự như vậy, hệ thống miễn dịch hoàn toàn có thể ngăn chặn được Virus xâm nhập, nhưng do ảnh hưởng của tinh thần mà hiệu quả bị kém đi.

Người xưa dạy rằng, con người làm gì cũng phải giữ ở thế “tâm bình khí hòa”. Con người luôn duy trì một tâm thái bình tĩnh, trạng thái trầm tĩnh, điều này qua học tập và rèn luyện về tâm tính thì có thể làm được. Nhưng còn “khí hòa” không phải cái con người muốn là có thể làm được. Trung y cổ xưa giảng rằng, thân thể con người có khí âm và dương, một ngày cũng như bốn mùa xuân hạ thu đông, sự điều tiết của khí trong thân thế sẽ phụ thuộc quy luật tuần hoàn của tự nhiên, nếu làm trái có thể sẽ làm khí ứ tắc mà sinh bệnh, nhẹ thì thân thể mệt mỏi không được khỏe. Nói cách khác “khí hòa” ở đây chính là con người cần thuận theo tự nhiên.

Sự tĩnh tâm, tâm bình khí hòa hay sự điềm đạm, trầm tĩnh đều nói đến những cảnh giới tinh thần của con người. Phải chăng sự tĩnh tâm ấy giúp cho tinh thần con người thăng hoa, có thể sáng suốt phân biệt được đâu là thật đâu là giả, từ đó điều tiết hệ thống miễn dịch một cách hiệu quả, đánh bại được Virus xâm nhập vào cơ thể.

Việc hệ thống miễn dịch ra lệnh tiêu diệt Virus nhưng đội quân lại tiêu diệt cả các mô sống, dẫn đến tổn thương thân thể phải chăng giống như việc một vị tướng đem quân đi đánh giặc, binh lính khi diệt giặc đồng thời cũng diệt luôn tất cả dân lành mình cần bảo vệ. Vậy thì lỗi lại vị tướng kia không nghiêm hay lỗi do binh lính không chấp hành mệnh lệnh? Vị tướng kia là hình ảnh đại diện cho hệ thống tinh thần của mỗi người, sự nghiêm khắc của vị tướng mới hình thành sức mạnh kỷ luật trong quân đội, sự nghiêm khắc của tinh thần về các giới cấm cũng sẽ làm cho hệ thống miễn dịch mạnh hơn.

Sách xưa dạy rằng: “Không sách Thánh, bỏ không xem. Che thông minh, hư tâm trí” tạm hiểu rằng trong việc tiếp nhận thông tin cần chọn lọc để có một tâm hồn lành mạnh. Việc để một tâm hồn lành mạnh phát triển là bước đầu cho một tinh thần sáng suốt có thể phân biệt đúng sai, phân biệt thiện ác. Khi tinh thần con người đã có một thế giới quan phân biệt rõ đâu là chính, đâu là tà thì trong từng tế bào thân thể cũng phân biệt được đâu là cái cần phải “dọn dẹp” đi, và đâu là cái cần phải bảo vệ. Lúc này Virus cũng khó có thể đánh lừa được hệ thống miễn dịch.

Như vậy, biện pháp tối ưu nhất để chống dịch chính là tự bản thân mỗi người đề cao nội lực cũng như tố chất thân thể, mà trong đó tinh thần là yếu tố quyết định đến sự thành bại của cuộc chiến ấy. Trung y nói: Sốt chính là biểu hiện cuộc chiến chính tà trong cơ thể. Cuộc chiến ấy nghiêng về bên nào lại phụ thuộc vào tinh thần chứa bao nhiêu điều chính.

Vân Hải

Tham khảo thông tin y học trên vinmec.com



BÀI CHỌN LỌC

Chống dịch như chống giặc?