ĐCS Trung Quốc đã phá vỡ phong thủy của thành cổ Bắc Kinh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc là cổ quốc có 5.000 năm văn minh, trong phong thủy, chiêm tinh, kỳ môn độn giáp trong văn hóa truyền thống đều là những lĩnh vực mà cổ nhân nóng lòng nghiên cứu. Vào thời cổ đại, từ những kiến trúc nhỏ đến lớn như lăng mộ đế vương, trong đó đều có bố cục phong thuỷ, Bắc Kinh cổ thành cũng ẩn chứa bí mật phong thủy ngàn năm. Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc lại thiết lập ba kiến trúc phong thuỷ đáng sợ, đã phá hủy bố cục phong thủy của Bắc Kinh, ẩn tàng bức màn đen phong thủy gây hại cho chúng sinh.

Bố cục "song long"

Dân tộc Hoa Hạ tôn sùng tư tưởng quân quyền thần thụ, trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, Bắc Kinh chính là nơi rồng hưng vượng, đế vương chính là rồng trên trời rơi xuống.

Các nhà khoa học thời hiện đại đã sử dụng công nghệ viễn thám để quay chụp toàn cảnh thành Bắc Kinh, đọc được rất nhiều tư liệu lịch sử có liên quan. Họ đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng thiết kế xây dựng thành Bắc Kinh của người dân thời nhà Minh là một bố cục "song long" huyền diệu - chính là một đầu Thủy Long và một đầu Lục Long Hành Sơn bị nước bao quanh, lóe sáng như kỳ quan.

Trong "Song Long" của Bắc Kinh, "Thủy long" lấy biển phía Nam làm chủ đạo, đảo ở trung tâm hồ là long nhãn (mắt rồng), Trung Nam Hải và Bắc Hải tạo thành long thân (thân rồng), rất sát biển là long vĩ (đuôi rồng) xoay về phía Tây Bắc.

"Lục Long" nằm sấp trên đường trục trung tâm tại Bắc Kinh, Thiên An Môn giống như mép rồng, Kim Thủy Kiều là hàm rồng, đông tây Đại lộ Tràng An phảng phất giống như hai bộ râu dài của rồng, một vùng từ Thiên An Môn đến Ngọ môn là xương mũi của rồng, Thái Miếu và đàn Xã Tắc giống như là mắt rồng, Tử Cấm Thành (Cố Cung) đúng như xương thân rồng, bốn tòa vọng lâu tựa như bốn móng vuốt của rồng, vươn ra tám hướng, Cảnh Sơn, đại lộ Địa An Môn và Chung Cổ Lâu tạo thành đuôi rồng. Chính Dương Môn tựa như một viên bảo châu. Nhìn qua những công trình kiến ​​trúc cổ kính trên trục trung tâm của Bắc Kinh, có thể thấy hiện ra thế rồng, thực sự rất tài tình.

Bố cục kiến trúc "song long" của thành Bắc Kinh đời Minh này, là những thành tựu nghệ thuật của cổ nhân Trung Quốc, hay là trùng hợp ngẫu nhiên, đến nay vẫn là một điều bí ẩn.

Công viên Cảnh Sơn Bắc Kinh do vệ tinh viễn thám chụp giống như một bức chân dung một người ngồi thiền xếp bằng, được gọi là "Cảnh Sơn tọa tượng". 
Công viên Cảnh Sơn Bắc Kinh do vệ tinh viễn thám chụp giống như một bức chân dung một người ngồi thiền xếp bằng, được gọi là "Cảnh Sơn tọa tượng". (Miền công cộng)

Cảnh Sơn tọa tượng

Cảnh Sơn nằm đối diện với Thần Võ Môn là cổng phía bắc của Tử Cấm Thành, ban đầu nó là một gò đất trong đại đô thành thời nhà Nguyên, được gọi là "Thanh Sơn". Khi cung điện được xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ 14 triều Minh (năm 1416), đem dỡ bỏ thành cũ của thời Nguyên, đào hào Tử Cấm thành chất thành đống bùn ở đây, lấy tên là "Vạn Tuế Sơn", nhằm trấn áp vương khí nhà Nguyên nên còn được gọi là "Trấn Sơn". Tương truyền, hoàng cung đã chất đống than đá ở đây, còn thường được gọi là“Môi Sơn”. Vào năm Thuận Chí thứ 12 của triều đại nhà Thanh (năm 1655), Môi Sơn được đổi thành Cảnh Sơn.

Tháng 3 năm 1987, tại Triển lãm Thành tựu Viễn thám Hàng không Khu vực Bắc Kinh, một tin tức đáng kinh ngạc đã được tiết lộ: khung cảnh quy hoạch của Công viên Cảnh Sơn Bắc Kinh, được chụp bởi vệ tinh viễn thám, giống như hình ảnh một người ngồi xếp bằng thiền định, được gọi là "Cảnh Sơn tọa tượng".

Trong bức ảnh, có thể thấy rõ toàn bộ quần thể kiến ​​trúc của công viên giống như một bức chân dung của một người đang nhắm mắt ngồi xếp bằng. Hình ảnh người đang mỉm cười, quần thể chùa Thọ Hoàng trong công viên là đầu của“tượng ngồi", đại điện và cửa cung tạo thành mắt; mũi, miệng, lông mày do cây tạo thành, rừng cây hai bên hợp thành sợi râu, nhưng nó bị tường ngoài của điện Thọ Hoàng ngăn cách.

Sau khi xem xét cẩn thận, khung của bức ảnh này bao gồm các bức tường bên trong và bên ngoài xung quanh công viên Cảnh Sơn, xấp xỉ tỷ lệ vàng đẹp nhất. Nếu nó thực sự là một bức chân dung, nó sẽ là bức ảnh hình người lớn nhất thế giới bao gồm các công trình kiến trúc nhân tạo.

Bức "Cảnh Sơn tọa tượng" đã khơi dậy sự quan tâm rộng rãi trong giới khoa học công nghệ và giới khảo cổ học. Tại sao bức ảnh giống như bức chân dung này lại xuất hiện ở công viên Cảnh Sơn trên trục trung tâm của Bắc Kinh? Là một khu vườn ngự uyển của hoàng cung, Cảnh Sơn dần trở thành điểm trung tâm của trục bắc nam của Bắc Kinh từ khi xây dựng ngọn núi vào thời nhà Liêu và nhà Tấn. Trong những năm qua, các nhà chuyên môn đã dày công nghiên cứu và xác minh điều này nhưng nó vẫn là một bí ẩn chưa được giải đáp.

Bố cục kiến trúc "song long" của thành Bắc Kinh đời Minh này, là những thành tựu nghệ thuật của cổ nhân Trung Quốc, hay là trùng hợp ngẫu nhiên, đến nay vẫn là một điều bí ẩn. (aisleseatplease.com)
Bố cục kiến trúc "song long" của thành Bắc Kinh đời Minh này, là những thành tựu nghệ thuật của cổ nhân Trung Quốc, hay là trùng hợp ngẫu nhiên, đến nay vẫn là một điều bí ẩn. (aisleseatplease.com)

"Mô hình Phúc Sơn Thọ Hải" của Di Hòa Viên

Từ bức ảnh vệ tinh có thể thấy, bố cục của Di Hòa Viên cũng vô cùng kỳ diệu. Hồ Côn Minh giống như một trái đào trường thọ, Vạn Thọ Sơn giương cánh thành một con dơi, cây cầu 17 nhịp có tên là Thập Thất Khổng kiều cũng trở thành chiếc cổ của một con rùa đang vươn dài.

Căn cứ kiểu dáng kiến trúc của gia đình hoàng tộc Lôi gia triều đại nhà Thanh trong bảy thế hệ, năm đó khi xây dựng Di Hoà Viên chúc thọ Từ Hi Thái Hậu, hoàng đế hạ lệnh trong khu lâm viên phải thể hiện được ba chữ "Phúc, Lộc, Thọ". Lôi gia đời thứ bảy là Lôi Đình Xương đã dụng tâm hoàn thành nhiệm vụ mà hoàng thượng giao phó.

Ông đã thiết kế một hồ nhân tạo, đào hồ nhân tạo thành hình quả đào trường sinh. Ở trên đất bằng nhìn không ra toàn cảnh của nó, nhưng từ Vạn Thọ Sơn nhìn xuống, hiện ra ở trước mắt chính là một cái quả đào trường sinh lớn. Hòn đảo nhỏ trong hồ được nối với nhau bằng cây cầu 17 nhịp được thiết kế theo hình con rùa, cây cầu 17 nhịp là cổ rùa mang ý nghĩa trường tồn. Đối với từ "Phúc", Lôi Đình Xương đã thiết kế các tòa nhà ở hai bên ngôi chùa Phật Hương các trên núi Vạn Thọ thành hình dạng hai cánh của một con dơi. Về tổng thể, nó đã trở thành một con dơi, dơi (蝠) đồng âm với "Phúc" (福), ngụ ý có nhiều phúc lành.

So sánh các bức ảnh vệ tinh của Di Hòa Viên, có thể thấy Hồ Côn Minh thực sự giống một quả đào trường sinh, "miệng cong" của quả đào trường sinh nghiêng về phía Cổng Trường Hà ở phía đông nam. Cuống của đào trường sinh là con sông dẫn nước vào hồ qua cửa Tây Môn quan nằm ở góc phía bắc của Di Hoà viên.

Điều kỳ diệu nhất là bờ kè phía Tây, dài và hẹp xiên ngang mặt hồ tạo thành những vết rãnh trên thân đào. Hình dáng của bờ hồ Côn Minh dưới chân núi Vạn Thọ giống như một con dơi đang vỗ cánh muốn bay.

Đường hành lang ở bờ bắc hồ Côn Minh thì rõ ràng là hình một cánh cung mà phần thâm nhập vào lòng hồ hình thành phần đầu của con dơi, phần nhô ra một cách đơn độc được dùng làm bến thuyền cho khách du ngoạn hồ Côn Minh chính là mõm của con dơi đó. Đường hành lang vươn dài sang hai phía tả hữu chính là đôi cánh dơi đang vươn ra. Đoạn hành lang ở phía đông và mái hiên nhà Ngư Tảo thâm nhập vào mặt nước và bởi đoạn hành lang ở phía tây tạo thành đôi móng chân trước của con dơi, còn núi Vạn Thọ sơn và cái hồ phía sau núi tạo thành thân của con dơi.

Theo thuật phong thủy truyền thống Trung Hoa thì quả đào tượng trưng cho Lộc, con dơi tượng trưng cho Phúc, còn rùa tượng trưng cho Thọ. Như vậy cấu trúc tổng thể của Di Hoà viên ẩn trong nó cả ba điều mà Từ Hi mong muốn là Phúc Lộc Thọ đã được thể hiện bằng những hình tượng tuyệt vời.

So sánh các bức ảnh vệ tinh của Di Hòa Viên, có thể thấy Hồ Côn Minh thực sự giống một quả đào trường sinh, "miệng cong" của quả đào trường sinh nghiêng về phía Cổng Trường Hà ở phía đông nam. (Needpix) 
So sánh các bức ảnh vệ tinh của Di Hòa Viên, có thể thấy Hồ Côn Minh thực sự giống một quả đào trường sinh, "miệng cong" của quả đào trường sinh nghiêng về phía Cổng Trường Hà ở phía đông nam. (Needpix)

Trục trung tâm hơi "lệch"

Các chuyên gia phát hiện ra rằng: nó luôn được coi là trục trung tâm xuyên qua thành phố Bắc Kinh từ phía nam và phía Bắc, nhưng lại xuất hiện hiện tượng không trùng với trục trung tâm, mà có vẻ như hơi "lệch".

Là biểu tượng cho sự uy quyền tối cao và sự thống nhất tư tưởng của ba triều đại Nguyên, Minh, Thanh, trục trung tâm là phần trung tâm làm nổi bật "chính" và "trung", đồng thời nó cũng là trục dựa trên tính đối xứng hướng tâm của các loại kiến trúc.

Tuy nhiên, điều khiến người ta khó hiểu là trục trung tâm 730 năm tuổi này không phải là chính Bắc và chính Nam trong tưởng tượng, mà là nghiêng theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Điều khó hiểu hơn nữa là trục trung tâm hướng thẳng tới Nguyên Thượng Đô, cách đó 270 km.

Qua đo đạc chuẩn xác cho thấy: Lấy Vĩnh Định Môn là điểm cuối của trục trung tâm Bắc Kinh, nó chếch một góc 2 độ theo hướng ngược chiều kim đồng hồ so với trục trung tâm. Mặc dù chỉ lệch một góc hơn 2 độ, nhưng Địa An Môn cách Vĩnh Định Môn hơn 6 km về phía bắc, đã lệch hơn 200 m so với kinh tuyến theo hướng tây, trong khi Cổ Lâu cách Vĩnh Định Môn khoảng 8 km về phía bắc, đã lệch gần 300 m so với kinh tuyến theo hướng tây. Vì góc lệch tương đối nhỏ nên những người dân bình thường hoàn toàn không thể cảm nhận được.

Các chuyên gia rất ngạc nhiên khi phát hiện, trục trung tâm của Bắc Kinh tiếp tục kéo dài về phía bắc, đường kéo dài của nó hướng thẳng đến Cổ Khai Bình, cách Bắc Kinh hơn 270 km, hiện là Triệu Nại Mạn Tô Mặc của Minh Tích Lâm Quách Lặc (Xilin Gol) ở Khu tự trị Nội Mông, và từng là thủ đô của nhà Nguyên.

Năm đó Hốt Tất Liệt chính là từ đây dời đô đến Đại Đô, nay là Bắc Kinh, nhưng vẫn đem Thượng Đô giữ lại làm Hạ Đô. Các chuyên gia cho rằng không phải ngẫu nhiên mà trục trung tâm Bắc Kinh kéo dài về phía bắc đến thời điểm này, bởi vậy, Triệu Nại Mạn Tô Mặc chính là cực bắc trục trung tâm bắc nam của Bắc Kinh.

Năm đó khi xây dựng Di Hoà Viên chúc thọ Từ Hi Thái Hậu, hoàng đế hạ lệnh trong khu lâm viên phải thể hiện được ba chữ "Phúc, Lộc, Thọ". (Wikimedia Commons)
Năm đó khi xây dựng Di Hoà Viên chúc thọ Từ Hi Thái Hậu, hoàng đế hạ lệnh trong khu lâm viên phải thể hiện được ba chữ "Phúc, Lộc, Thọ". (Wikimedia Commons)

Bức tường thành cổ Bắc Kinh thiếu một góc

Theo sách sử ghi chép, bức tường thành cổ Bắc Kinh cao lồng lộng vào thời nhà Nguyên vuông vức và thẳng đứng, gọi là thành vuông như ấn. Đến đời Minh, nội thành, ngoại thành và hoàng thành lại có hiện tượng góc khuyết. Nội thành không có góc Tây Bắc, phá hủy tính đối xứng tổng thể của thành Bắc Kinh, từ bố cục tổng thể mà xét, dường như có chỗ khuyết điểm. Ngày nay, bức tường thành cổ không còn thấy nữa và từ lâu đã được thay thế bằng con đường Nhị Hoàn Lộ.

Liên quan tới việc cổ thành Bắc Kinh thiếu một góc tường về cơ bản có ba loại giả thuyết: Một là tường thành được thiết kế như một hình chữ nhật, mà đường chéo của hình chữ nhật này giao nhau ở Kim Loan điện của Tử Cấm Thành thể hiện vị trí trung tâm chí cao vô thượng của hoàng đế. Tuy nhiên, vì những lý do tự nhiên, nó cuối cùng đã đi chệch khỏi Kim Loan điện. Vì ngăn ngừa họa sát thân, đám thợ thủ công đành phải bỏ đi một góc, đó chính là góc Tây Bắc.

Có một giả thuyết thứ hai là, tương truyền, khi xây bức tường thành phía bắc được xây dựng vào thời nhà Minh, góc Tây Bắc được xây dựng là góc vuông, nhưng không biết sao nhiều lần xây đều bị sập, trong suốt cả trăm năm không biết đã xây dựng bao nhiêu lần. Vì bất đắc dĩ, cuối cùng phải xây thành góc nhọn.

Giả thuyết thứ ba là, Trung Quốc cổ đại có một truyền thuyết, kể rằng hướng tây bắc là một lỗ hổng. Như Lưu Ẩn thời Tây Hán viết "Địa hình huấn", cho rằng có tám ngọn núi lớn chống đỡ thiên thể ở tám phương, ngọn núi chống đỡ hướng Tây Bắc gọi là Bất Chu Sơn.

Tử Cấm Thành nhìn từ trên cao. (Google Earth)
Tử Cấm Thành nhìn từ trên cao. (Google Earth)

Trong "Thiên văn huấn" giảng tám phương thổi tới tám luồng gió, từ hướng Tây Bắc thổi tới gió gọi là Bất Chu phong. Ban Cố thời Đông Hán giải thích Bất Chu có nghĩa là bất giao. Theo cách giải thích này, hướng Tây Bắc không nên thông với nhau mà cần có một lỗ hổng.

Tuy nhiên, dù theo giả thuyết như thế nào thì hiện tại cũng chỉ là phỏng đoán, chưa thể khẳng định tại sao góc Tây Bắc của bức tường thành cổ Bắc Kinh lại bị khuyết.

Ba kiến trúc phong thủy đáng sợ

Tuy nhiên, sau khi ĐCSTQ soán đoạt chính quyền, phong thủy của thành Bắc Kinh đã xuất hiện biến hóa. Trong đó, ba phong thủy đáng sợ đã thu hút sự chú ý của giới dịch lý.

Thứ nhất là Nhà hát Lớn Quốc gia Bắc Kinh, bị coi là "nấm mồ lớn". Ngoại giới đều biết Nhà hát lớn Quốc gia là món quà lớn nhất mà cựu lãnh đạo đảng Giang Trạch Dân dành tặng cho tình nhân Tống Tổ Anh.

Nhà hát lớn Quốc gia nằm ở phía tây của Đại lễ đường Bắc Kinh, toàn bộ dự án của Nhà hát lớn tiêu tốn 3,8 tỷ Nhân dân tệ. Nhà hát lớn trông giống như một "nấm mồ lớn", lối vào dưới lòng đất của nó giống như một lối đi trong lăng mộ. Một số chuyên gia về phong thủy cho biết: "Loại bố cục này có lợi cho phần âm hung hăng ngang ngược tại dương gian. Giang Trạch Dân có một lịch sử đặc thù, được đồn đại là có liên quan đến âm. Đây có lẽ là lý do Giang Trạch Dân hao phí món tiền khổng lồ mà ưu ái cho một công trình xấu xí vô dụng ngu xuẩn như vậy".

Nhà hát lớn trông giống như một "phần mộ lớn", lối vào dưới lòng đất của nó giống như một lối đi trong lăng mộ.
Nhà hát lớn trông giống như một "nấm mồ lớn", lối vào dưới lòng đất của nó giống như một lối đi trong lăng mộ. (Wikipedia)

Vào thời điểm đó, Lý Yến (Li Yan), chủ tịch Hiệp hội Kinh Dịch Trung Quốc và là cựu giáo sư tại Học viện Thủ công và Nghệ thuật Trung ương, đã từng nói rằng nơi đây là một vị trí “hào quải " trong Phong thủy, tương lai sẽ không ngừng có thị phi. Ông cũng dự đoán: Một khi xây dựng công trình giống như ngôi mộ này, những người có liên quan sẽ chết một cách khó lý giải. Kết quả, nhà thiết kế Ngụy Đại Trung (Wei Dazhong) đã qua đời.

Thứ hai là Trụ sở Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc - tòa nhà CCTV, có biệt danh “Chiếc quần khổng lồ” vì tòa nhà giống hình một chiếc quần nếu trông từ đằng xa. Truyền thông Hong Kong từng đăng tải bài báo "Xem phong thủy quần cộc của CCTV" của nhà huyền học Văn Tướng Nhu (Wen Xiangrui), tiết lộ bí ẩn về phong thủy tòa nhà CCTV. Theo bài báo, tòa nhà CCTV khiến người ta có cảm giác giống như một kiến trúc cực kỳ nguy hiểm và méo mó, kiểu diện mạo có phong thủy xấu như vậy là một yếu tố vốn dĩ không tốt.

Theo bài báo, từ góc độ phong thuỷ, chung quanh tòa nhà CCTV trống trơn, không có chỗ dựa, dễ dàng xuất hiện vấn đề nhân sự. Hơn nữa, kiến trúc hình chân dạng ra thì tự nhiên sẽ có nhiều bản tin đào hoa.

Tòa nhà CCTV khiến người ta có cảm giác giống như một kiến trúc cực kỳ nguy hiểm và méo mó, kiểu diện mạo có phong thủy xấu như vậy là một yếu tố vốn dĩ không tốt.
Tòa nhà CCTV khiến người ta có cảm giác giống như một kiến trúc cực kỳ nguy hiểm và méo mó, kiểu diện mạo có phong thủy xấu như vậy là một yếu tố vốn dĩ không tốt. (Wikipedia)

Bài báo cũng chỉ ra rằng các đường kính trên tường ngoài của tòa nhà có hình lưới chéo, là Quẻ Ly thuộc hành hỏa trong Bát Quái. CCTV như bị lưới cá bao trùm, hàm ý hai loại tình huống: Một là nhiều quan lại xử trí không đúng, thị phi quấn quanh; hai là khó mà phát triển, trói chân trói tay, hạn chế quá nhiều. Mặt khác, Quẻ Ly là quẻ Đào hoa, cho nên bê bối tình dục đặc biệt nhiều.

Thứ ba là Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông. Tác dụng phá hoại của đài tưởng niệm này đối với quảng trường Thiên An Môn và phong thủy Bắc Kinh là sự đồng thuận của dư luận. Truyền thông Trung Quốc đại lục từng đăng tải bài báo "Bí mật ẩn giấu trước Thiên An Môn: Bí mật lớn mà người Trung Quốc chưa biết" nhằm vạch trần phong thủy mờ ám ẩn trong quảng trường Thiên An Môn gây hại cho muôn dân.

Bài báo nói rằng, Quảng trường Thiên An Môn là một tổ hợp kiến trúc phong thủy, và "Nhà tưởng niệm" của Mao Trạch Đông mà mọi người thường đến thăm là trọng tâm của tổ hợp kiến trúc phong thủy này. Mao được an táng tại Quảng trường Thiên An Môn, đó là “nguyện vọng cuối cùng”của Mao trước khi qua đời. "Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông" được coi là điểm thu hút khách du lịch miễn phí, vì vậy sẽ có nhiều du khách đến thăm, dùng dương khí của người sống để bù đắp cho âm khí của người chết (Trong dân gian nói là quỷ hút nhân khí).

"Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông" được coi là điểm thu hút khách du lịch miễn phí, vì vậy sẽ có nhiều du khách đến thăm, dùng dương khí của người sống để bù đắp cho âm khí của người chết. (Wikipedia)

Bài báo cho biết, Bia kỷ niệm Anh hùng Nhân dân đứng trước Nhà tưởng niệm Mao, tượng đài này trông như thế nào? Trông giống như một thanh gươm cắm vào lòng đất. Bia kỷ niệm Anh hùng Nhân dân này không chỉ là bia mộ của các Anh hùng Nhân dân, mà còn là bia mộ của Mao.

Theo bài báo, cột cờ trước Bia kỷ niệm này, chẳng phải giống như thắp hương cho Mao? Ngày nay ở quảng trường An Môn, ngày nào cũng cử hành nghi thức kéo cờ, tức là ngày nào cũng đốt hương cho Mao.

"Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông" được coi là điểm thu hút khách du lịch miễn phí, vì vậy sẽ có nhiều du khách đến thăm, dùng dương khí của người sống để bù đắp cho âm khí của người chết.
Ảnh Mao Trạch Đông ở quảng trường Thiên An Môn, đó chính là đó chính là đem di ảnh của người chết bày ở linh đường.

Còn về phần ảnh Mao Trạch Đông ở quảng trường Thiên An Môn, đó chính là đem di ảnh của người chết bày ở linh đường. Bài báo cho biết, "Việc xây dựng một nhà tang lễ trên quảng trường trung tâm của một thành phố, chỉ có một lần này trong lịch sử 5.000 năm Trung Hoa".

Quỳnh Chi
Theo secretchina.com



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

ĐCS Trung Quốc đã phá vỡ phong thủy của thành cổ Bắc Kinh