Chiến đấu vì ý chỉ của Chúa (P-1): Đạo làm tướng của Patton

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tướng quân Patton là tướng lĩnh kiệt xuất nhất, giàu sắc thái truyền kỳ nhất của quân đội Hoa Kỳ thời cận đại, ông đích thân tham gia 2 cuộc chiến tranh thế giới. Trong sự nghiệp nhà binh của mình, ông đã đối diện với thời khắc then chốt của cuộc chiến giữa chính và tà. Những nghiên cứu của thế nhân đối với ông, đa phần là về tư tưởng chiến thuật và phong cách chỉ huy, nhưng lại thường bỏ qua tín ngưỡng của Patton đối với Chúa, lịch trình vì ý chỉ của Chúa mà chiến đấu của ông…

Xem (P-2), (P-3), (P-4)

Tướng Patton giỏi sáng tạo 'kỳ tích', trong thời gian ngắn nhất, ông có thể biến một 'đàn gà công nghiệp' không có kinh nghiệm tác chiến thành những chiến sĩ xuất sắc. Quân đoàn 3 mà ông chỉ huy được coi là có sức chiến đấu mạnh mẽ nhất trong Đại chiến Thế giới lần thứ 2. Đạo làm tướng của Patton được người đời ca tụng, chiến thuật mà vị tướng lục quân Hoa Kỳ Patton áp dụng đã được đưa vào làm giáo trình huấn luyện chính thức trong các trường quân sự, rất nhiều sĩ quan chỉ huy đã nhận được sự gợi mở từ giáo trình này. Bản thân người viết đã nghiên cứu các sự tích trong cuộc đời Patton, phát hiện ra Đạo làm tướng của ông thể hiện ở 3 điểm: Kỷ luật tuyệt đối, can đảm xông lên và tín ngưỡng đối với Chúa.

Kỷ luật tuyệt đối

Khi còn ở trường quân sự, Patton đã là người tôn trọng kỷ luật, từng giờ từng phút, ông mưu cầu sự hoàn mỹ, bất kể là huấn luyện, bài tập hay thi đấu, ông đều nỗ lực muốn làm tốt nhất. Sau này, vào đêm trước khi lao vào cuộc chiến Bắc Phi, trong lúc di chuyển, ông và các binh sĩ ngồi trên thuyền nhàn nhã trò chuyện, nhưng ngay cả thời điểm thư giãn như thế ông vẫn rất có kỷ luật. Hàng ngày ông đều tiết chế ăn uống, đồng thời tận dụng thiết bị chèo thuyền để rèn luyện thân thể, chạy vòng tròn trong nhà.

Năm 1912, Patton tham gia 5 mục đấu kiếm hiện đại ở Olympic mùa hè.
Năm 1912, Patton tham gia 5 mục đấu kiếm hiện đại ở Olympic mùa hè. (Ảnh: Wikipedia)

Patton rất coi trọng trang phục và dung mạo của mình, bất kể đến nơi nào, ông đều mặc đồng phục được cắt may hoàn hảo. Ông yêu cầu mỗi sĩ quan trên chiến trường đều phải ăn mặc phân biệt rõ cấp bậc, không sợ trở thành mục tiêu của quân địch. Ông cho rằng, cấp bậc không chỉ đơn thuần là vinh dự, mà còn là kỷ luật. Trong thời gian ở chiến trường Bắc Phi, ông tiếp quản quân đoàn 2 - quân đoàn này trước đó liên tiếp bị thất bại trước quân Đức. Sau khi nhậm chức, Patton bước vào chỉnh đốn quân kỷ, yêu cầu mỗi người đều đội mũ sắt, thắt xà cạp, cho dù là y tá và mục sư cũng không ngoại lệ. Đối với cấp dưới vi phạm kỷ luật và lơ là chức phận thì ông không nương tay, nhưng mặt khác, ông lại rất quan tâm chăm sóc binh sĩ, do đó ai nấy đều vừa tôn kính, vừa nể sợ ông.

Dù đại tướng Patton rất nghiêm khắc trong quân kỷ, bất cứ ai vi phạm đều không nương tay, nhưng ông lại rất quan tâm chăm sóc binh sĩ, do đó ai nấy đều vừa tôn kính, vừa nể sợ ông.
Dù đại tướng Patton rất nghiêm khắc trong quân kỷ, bất cứ ai vi phạm đều không nương tay, nhưng ông lại rất quan tâm chăm sóc binh sĩ, do đó ai nấy đều vừa tôn kính, vừa nể sợ ông. (Ảnh: Miền công cộng)

Kỷ luật của Patton cũng thể hiện ở sự lãnh đạo của bản thân ông. Patton với thân phận là tướng lĩnh cao cấp đã từng cùng binh sĩ vận chuyển hàng hóa, chỉ huy giao thông. Thậm chí mấy lần trúng đạn bị thương trên tiền tuyến, ông vẫn tự mình chăm sóc binh sĩ, muốn thuộc hạ được ăn ngon ngủ ngon. Khi binh sĩ có sự tích dũng cảm thì ông lập tức khen ngợi khích lệ, tất cả các tướng sĩ đều coi việc được biên chế ở quân đoàn 3 dưới quyền chỉ huy của ông là một vinh dự.

Các binh sĩ đều biết, Patton bề ngoài nghiêm khắc, nhưng là người rất quan tâm đến người khác. Ông luôn cổ vũ thuộc hạ, khích lệ từng binh sĩ, thậm chí các mục sư, cấp dưỡng, công nhân tạp vụ cũng được ông luôn hỏi han, cổ vũ tinh thần. Những binh sĩ đã từng cùng làm việc với Patton đều nhớ lại rằng: "Hễ nơi nào mà Patton xuất hiện thì nơi đó dường như có dòng điện lớn vậy".

Patton đang trò chuyện với những binh sĩ bị thương đang chờ báy bay vận chuyển đi.
Patton đang trò chuyện với những binh sĩ bị thương đang chờ báy bay vận chuyển đi. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Can đảm xông lên

Patton cho rằng, chiến trường chỉ có 3 nguyên tắc: Can đảm, can đảm và can đảm!

Đây chính là phương châm tác chiến của Napoleon - anh hùng nước Pháp: Bất kể tấn công thành công hay thất bại, vĩnh viễn giữ vững tinh thần can đảm. Patton đã từng nhiều lần nói rằng: "Cần phải nhanh chóng, tỉnh táo, dũng mãnh và không ngừng nghỉ tấn công!" Tinh thần tấn công chỉ có xông lên này khiến cho quân đội do Patton chỉ huy luôn vô địch trên chiến trường. Khi tác chiến ở Bắc Phi năm 1943, mệnh lệnh chiến đấu của Patton vô cùng đơn giản, chỉ là: "Chúng ta sẽ tấn công một mạch, cho đến khi nào sức cùng lực kiệt mới dừng, sau đó lại tiếp tục tấn công".

Nếu hành động tấn công gặp trở ngại, ông sẽ tăng viện bằng mọi cách. Một lần, khi quân đoàn số 3 của ông trên chiến trường châu Âu bị thương vong rất lớn, để bổ sung nguồn binh sĩ, Patton trưng dụng binh sĩ từ những nhân viên phi chiến đấu: nhân lực hậu cần, tham mưu, trợ lý, tất cả đều biến thành chiến sĩ trên tiền tuyến. Sau đó ông lại biến họ thành những chiến sĩ mạnh mẽ trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời, để giải quyết vấn đề thiếu nhiên liệu, ông còn phát minh ra "xe cao tốc hồng cầu".

Đó là xe hậu cần 2 người 1 tổ, những người lái xe ăn, ngủ ngay trên ghế, sau đó thay nhau lái xe, phóng nhanh trên đường không ngừng nghỉ, không kể ngày đêm, thậm chí ngoằn ngoèo, ngược đường xuyên qua các thành phố, thị trấn, chỉ để chi viện cho tiền tuyến trong thời gian ngắn nhất. Trong khi tác chiến, để có sức cơ động lớn, ông đã dùng xe tải lớn làm bộ tư lệnh quân đoàn 3. Hành động tác chiến của ông tuy có vẻ như 'lỗ mãng', nhưng đều được công nhận là nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Tháng 11 năm 1942, Patton (trái) và thiếu tướng hải quân Henry Kent Hewitt trên chiếc tàu tuần dương hạng nặng Augusta của Hoa Kỳ ngoài khơi Bắc Phi
Tháng 11 năm 1942, Patton (trái) và thiếu tướng hải quân Henry Kent Hewitt trên chiếc tàu tuần dương hạng nặng Augusta của Hoa Kỳ ngoài khơi Bắc Phi. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Patton cực ghét khái niệm phòng ngự, đến nỗi ông dường như không cho chiến sĩ đào chiến hào, làm công sự phòng ngự. Ông đã nghiên cứu lịch sử chiến tranh cổ kim, Đông Tây, cho rằng đào chiến hào tự vệ thì quá nửa đều thất bại. Bất chấp Tổng bộ Liên quân hạ lệnh cho ông phòng ngự, ông vẫn chậm bước tiến lên trong cuộc chiến phòng ngự, tạo ra "phòng ngự tích cực'. Một mặt khác, ông luôn cực kỳ nhanh chóng khiến các tham mưu hoàn thành kế hoạch tác chiến. Ông luôn tin tưởng rằng tiếp tục tích cực thực hiện kế hoạch phổ thông tốt hơn là kế hoạch hoàn mỹ.

Patton từng nói: "Bạn không nên sau khi suy nghĩ rồi mới hành động, mà là nên cố gắng hết sức hành động trước rồi suy nghĩ, trong quá trình tác chiến suy nghĩ đi suy nghĩ lại, hoàn thiện hành động".

"Bạn không nên sau khi suy nghĩ rồi mới hành động, mà là nên cố gắng hết sức hành động trước rồi suy nghĩ, trong quá trình tác chiến suy nghĩ đi suy nghĩ lại, hoàn thiện hành động".
"Bạn không nên sau khi suy nghĩ rồi mới hành động, mà là nên cố gắng hết sức hành động trước rồi suy nghĩ, trong quá trình tác chiến suy nghĩ đi suy nghĩ lại, hoàn thiện hành động". (Ảnh: Wikimedia Commons)

Tín ngưỡng kiên định đối với Chúa

Hai anh em họ của Patton làm mục sư, thuở trẻ ông cũng đã từng suy nghĩ đến việc làm giáo sĩ, nhưng cuối cùng đã quyết định làm quân nhân. Người bạn cùng phòng của ông thời kỳ học ở trường quân sự West Point là Philips đã nhớ lại rằng: "Mỗi buổi tối, Patton đều quỳ bên giường cầu nguyện, ông lặng lẽ cầu xin Chúa chỉ dẫn. Trong thời gian chiến tranh sau này, Patton đều duy trì cầu nguyện không gián đoạn. Ông thường xuyên tham gia các buổi lễ ở chiến địa, đồng thời luôn mang bên mình cuốn Kinh Thánh".

Trong lần vượt biển quy mô lớn đầu tiên tấn công Bắc Phi, Patton không có chút kinh nghiệm nào, ông đã viết trong nhật ký rằng:

"Biển cả tĩnh lặng không có sóng, Chúa ở cùng với chúng ta…

Lại sau 40 giờ đồng hồ nữa, tôi đã tiến vào chiến trường, không có mấy thông tin, dựa vào một chút nhiệt huyết phải ra quyết sách. Nhưng tôi tin tưởng, dựa vào sự trợ giúp của Chúa, tôi sẽ ra quyết sách đúng…"

Trong lần vượt biển quy mô lớn đầu tiên tấn công Bắc Phi, Patton không có chút kinh nghiệm nào, ông đã viết trong nhật ký rằng: "Biển cả tĩnh lặng không có sóng, Chúa ở cùng với chúng ta…"
Trong lần vượt biển quy mô lớn đầu tiên tấn công Bắc Phi, Patton không có chút kinh nghiệm nào, ông đã viết trong nhật ký rằng: "Biển cả tĩnh lặng không có sóng, Chúa ở cùng với chúng ta…" (Ảnh: history.navy.mil)

Một ví dụ nổi tiếng nhất là hành động giải cứu Bastogne của Patton. Tháng 12 năm 1944, nước Đức phát-xít phát động chiến dịch Ardennes. Sư đoàn dù 101 của quân đội Hoa Kỳ và 2 sư đoàn thiết giáp bị vây khốn ở Bastogne, Bỉ, tình thế rất nguy cấp. Lúc này tướng quân Patton ra lệnh khẩn cấp cho quân đoàn 3 đến Bastogne gấp để giải cứu, nhưng khu vực này đang hứng chịu một mùa đông lạnh giá nhất trong mấy chục năm qua ở châu Âu, chiến trường bị tuyết và sương mù bao phủ, Liên quân không thể nào trợ giúp bất kỳ hỏa lực nào từ trên không được. Trong tình hình đó, Patton phải dùng binh lực của 3 sư đoàn để đối đầu với 7 sư đoàn của nước Đức phát-xít, tất cả các tướng lĩnh của Liên quân đều không hy vọng vào hành động lần này.

Patton viết trong nhật ký rằng: "Đêm trước khi tấn công, ai nấy đều lo lắng bồn chồn, tôi dường như mãi mãi là luồng ánh sáng đó, mà Thượng Đế ở bên tôi, tôi mãi mãi là luồng ánh sáng đó. Chúng ta cũng sẽ nhất định giành chiến thắng, cầu Thượng Đế giúp con".

Đêm đó, Patton yêu cầu các mục sư đi theo quân đội làm thiệp cầu nguyện phát cho toàn thể binh sĩ, trên thiệp có viết "Lời cầu nguyện của Patton" nổi tiếng, yêu cầu các binh sĩ bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu cũng phải cầu nguyện, tìm kiếm sự trợ giúp của Chúa. Cứ như vậy, ngày hôm sau nữa, trời hửng nắng, quân đoàn số 3 của Patton đã thuận lợi giải cứu được sư đoàn dù 101 bị vây khốn ở khu vực Bastogne. "Lời cầu nguyện của Patton" cũng trở thành Thần tích nổi tiếng khắp Thế chiến.

Sau chiến thắng, Patton không tham công của Trời, ông nói: "Đây là Chúa giúp tôi hoàn thành sứ mệnh, cá nhân tôi nhỏ bé không có gì đáng nói".

Sau chiến thắng, Patton không tham công của Trời, ông nói: "Đây là Chúa giúp tôi hoàn thành sứ mệnh, cá nhân tôi nhỏ bé không có gì đáng nói".
Sau chiến thắng, Patton không tham công của Trời, ông nói: "Đây là Chúa giúp tôi hoàn thành sứ mệnh, cá nhân tôi nhỏ bé không có gì đáng nói". (Ảnh: Getty)

Sứ mệnh chưa hoàn thành

Năm 1945 là một năm then chốt, cũng là một năm cuối cùng của sinh mệnh Patton. Trong năm đó, Liên quân đang có triển vọng thắng lợi, nhưng một thế lực nguy hiểm lớn mạnh đang hau háu như hổ đói vồ mồi, chuẩn bị hoành hành khắp thế giới. Patton đã sớm nhìn thấy ý đồ này, nhưng không có cách nào thay đổi thế cục. Ông đã để lại một con đường chưa đi hết, một sứ mệnh chưa hoàn thành…

Tháng 5 năm 1945, quân Đức đầu hàng, nhưng Patton lại không vui mừng lắm, ông lo lắng về sự khuếch trương thế lực của Hồng quân Liên Xô. Ông đã sớm nhìn thấu ý đồ của Liên Xô muốn nhuộm đỏ toàn thế giới: "Tương lai sẽ xảy ra cuộc chiến quy mô với với tập đoàn Cộng sản (Liên Xô)".

Năm 1945, Bradley, Eisenhower và Patton ở chiến trường châu Âu.
Năm 1945, Bradley, Eisenhower và Patton ở chiến trường châu Âu. (Ảnh: Miền công cộng)

Lúc này Hồng quân Liên Xô đang cướp đoạt tài sản của bách tính khắp Châu Âu, nhưng Tổng bộ Liên quân không dám đắc tội với Liên Xô, im lặng để Hồng quân chiếm lĩnh Đông Âu, thậm chí còn bạo hành cướp bóc và coi thường bách tính ở những nơi họ chiếm đóng. Patton vốn chuẩn bị dẫn quân đoàn 3 chiếm lĩnh hai thành phố lớn là Prague và Berlin, nhưng bị Tổng bộ phủ quyết, cuối cùng, những nơi đó bị Liên Xô chiếm lĩnh. Patton trừng trừng nhìn hết thảy những sự việc này, ông chỉ có thể đem quân đoàn 3 đi thu gom tù binh và nạn dân, sau mấy tháng đã thu gom được gần 2 triệu người. Lúc này Patton khẩn cầu Tổng bộ cho ông tham gia Chiến khu Thái Bình Dương, trợ giúp Tưởng Giới Thạch tác chiến với quân Nhật, nhưng lại một lần nữa bị phủ quyết.

Tháng 8, nước Nhật đầu hàng, chiến tranh dường như đã kết thúc, Patton được bổ nhiệm đứng đầu Chính phủ quân sự Bavaria miền Bắc nước Đức, thực hiện nhiệm vụ trừ bỏ phát-xít hóa, nhưng ông cho rằng, không nên giải trừ vũ trang quân Đức quá sớm, nên học theo tiền lệ thời kỳ chiến tranh Nam - Bắc Mỹ, khoan hồng đại lượng đối xử với nước Đức. Lúc này ông đề xuất kiến giải của mình với Thống soái bộ rằng:

"Sau chiến tranh, châu Âu bị tàn phá nặng nề, Đảng Cộng sản Liên Xô đang lăm le ý đồ nhuộm đỏ châu Âu. Nước Anh cách eo biển, khó mà lo liệu cho châu Âu được, còn người Pháp vừa mới bước ra từ chiến loạn, rất yếu ớt, chỉ có người Đức đã thể hiện xuất sắc trong cuộc chiến mới là đồng minh đáng tin cậy".

Sau chiến tranh, châu Âu bị tàn phá nặng nề, Đảng Cộng sản Liên Xô đang lăm le ý đồ nhuộm đỏ châu Âu.
Sau chiến tranh, châu Âu bị tàn phá nặng nề, Đảng Cộng sản Liên Xô đang lăm le ý đồ nhuộm đỏ châu Âu. (Ảnh: Getty)

Nhưng Tổng bộ đã không coi trọng cảnh báo của Patton, để mặc Liên Xô lấy đi những gì họ muốn. Tâm trạng Patton rất phẫn nộ và cảm khái, ông cảm thấy đằng sau vẻ hòa bình này là một lực lượng hắc ám đang như hổ đói rình mồi, nhưng dường như tất cả mọi người đều hoàn toàn không hay biết.

Cộng thêm vết thương cũ trong chiến tranh tái phát, tâm trạng Patton luôn bất an. Nhiều lần Patton lỡ lời, bị truyền thông phái tả lý giải sai lệch phát ngôn của ông, cuối cùng đã dẫn đến dư luận nổi giận. Nhà đương cục để dập tắt dư luận đã quyết định cách chức Patton, sắp xếp cho ông một chức vụ 'ngồi chơi xơi nước'.

Lúc này, Patton cảm thấy nhụt chí nản lòng, chịu khổ cực với ngôn luận của truyền thông công kích, ông không tiếp nhận phỏng vấn của phóng viên nữa. Khoảng thời gian đầu sau khi Patton rời nước Mỹ đến châu Âu, ông đã từng một lần suýt bị một chiếc máy bay chiến đấu rơi trúng; lại có một lần ông suýt bị một chiếc xe bò mất kiểm soát đâm vào. Patton bày tỏ với mọi người rằng: ông tuy mới 60 tuổi, nhưng đã cảm thấy ngày đại hạn sắp đến rồi. Mọi người nghe rồi khuyên ông chớ nghĩ linh tinh nữa.

Patton cảm thấy nhụt chí nản lòng, chịu khổ cực với ngôn luận của truyền thông công kích, ông không tiếp nhận phỏng vấn của phóng viên nữa.
Patton cảm thấy nhụt chí nản lòng, chịu khổ cực với ngôn luận của truyền thông công kích, ông không tiếp nhận phỏng vấn của phóng viên nữa. (Ảnh: Getty)

Trong nhật ký, Patton đã viết như thế này:

"Thực sự mong muốn mình còn trẻ, như thế thì tương lai mình có thể tác chiến với Hồng quân Liên Xô…"

"Tôi càng nghĩ càng lo lắng, cả ngày chau mày, tình trạng sức khỏe tôi càng ngày càng tệ…"

Trong nhật ký của ông, thậm chí còn xuất hiện những câu chữ tự lẩm bẩm một mình thế này:

"Tại sao? Tại sao?..."

"Tại sao không để tôi chiếm lĩnh Prague? Tại sao không để tôi chiếm lĩnh Berlin?"

"Vận mệnh tương lai của nước Mỹ sẽ như thế nào? Vận mệnh thế giới sẽ như thế nào?"

"Mình thấy rõ thế lực của Liên Xô đang ngày một khuếch trương, thế giới này có ai có thể ngăn chặn được đây???"

"Mình thấy rõ thế lực của tập đoàn Cộng sản (Liên Xô) đang ngày một khuếch trương, thế giới này có ai có thể ngăn chặn được đây???"
"Mình thấy rõ thế lực của Liên Xô đang ngày một khuếch trương, thế giới này, có ai có thể ngăn chặn được đây???" (Ảnh: Getty)

Ngày 9 tháng 12 năm đó, ở vùng phụ cận Speyer, Đức, Patton không may bị tai nạn giao thông và bị trọng thương. 12 ngày sau, do tràn dịch màng phổi và tim suy kiệt, Patton đã từ trần trong khi hôn mê, hưởng dương 60 tuổi. Theo di nguyện, ông được an táng ở nghĩa trang quân đội Mỹ ở Luxembourg, bầu bạn với những chiến sĩ quân đoàn 3 tử trận tường được an táng ở đó.

Ngày ông qua đời là thứ 6, tất cả các câu lạc bộ tiếp đãi quân Mỹ ở Heidelberg đều đóng cửa, mọi nhà đều để cờ rủ để bày tỏ sự thương tiếc đối với ông. Sau khi Patton qua đời, quân Mỹ nhận được rất nhiều thư hỏi thăm của các binh sĩ.

Dường như sau khi Patton không còn nữa, mọi người mới hiểu được sự vĩ đại của ông: Chiến thuật ông vận dụng khi còn sống được đưa vào làm giáo trình huấn luyện chính thức của các trường quân sự, rất nhiều sĩ quan chỉ huy các nước trên thế giới được gợi mở bởi giáo trình đó, trường quân sự West Point dựng tượng Patton bằng đồng. Dường như tất cả các hãng truyền thông chủ lưu đều nhận được bài viết về chủ đề các sự tích của tướng quân Patton khi ông còn tại thế, cũng có những học giả viết truyện ký về tướng quân Patton, thậm chí làm phim hồi tưởng về cuộc đời của ông. Tướng quân Patton đã trở thành một anh hùng dân tộc.

Một bức tượng tướng quân Patton của Học viện quân sự West Point
Một bức tượng tướng quân Patton của Học viện quân sự West Point. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Người bạn thân của Patton là Sally - phu nhân của Đại tá Harry, đã từng miêu tả về ông - dưới đây được coi là đoạn ghi chép trung lập, truyền kỳ nhất về Patton:

"Ngoài người nhà của Patton ra, rất ít người biết được Patton thực sự là một người nho nhã lễ nghĩa, cương trực không a dua, hiến dâng cả đời cho tín ngưỡng đối với Chúa.

Dưới vẻ bề ngoài xem như thô lỗ và cứng rắn đó, ẩn chứa một tâm hồn quan tâm, thậm chí như con trẻ; ông luôn luôn muốn đào tạo mình thành một chiến sĩ lý tưởng, vì vậy ông phải khiến bản thân phải duy trì được trạng thái đỉnh cao ở các mặt sức khỏe, tinh thần, đạo đức, và dũng khí, ông cũng phải khiến mình không sợ cái chết, máu me và tất cả những sự vật kinh khủng khác.

Hết thảy những ngôn ngữ cứng rắn, thô lỗ và hành vi trông như lạnh lùng vô tình của ông chỉ là một biện pháp để bản thân Patton trở thành một chiến sĩ lý tưởng, ông thực sự là một người ôn hòa thiện lương.

Patton trác việt xuất chúng, cả đời ông dường như là để hoàn thành một sứ mệnh vĩ đại, giống như các Thánh đồ Cơ Đốc xưa đi tìm chén Thánh thất lạc vậy, ông muốn vắt kiệt tâm sức để thực hiện tất cả điều đó. Patton luôn nỗ lực không mệt mỏi, lúc nào ông cũng nhắc nhở mình không được tự mãn, cho đến tận phút giây cuối cùng của sinh mệnh".

Trung Hòa
Theo Ngưỡng Nhạc - Epoch Times

Tài liệu tham khảo:
1. "19 ngôi sao: Tứ đại danh tướng Lục quân Hoa Kỳ cận đại" - NXB Mạch Điền, Đài Loan
2. "Tướng quân Patton: Anh hùng đánh chớp nhoáng của Hoa Kỳ" - NXB Mạch Điền, Đài Loan



BÀI CHỌN LỌC

Chiến đấu vì ý chỉ của Chúa (P-1): Đạo làm tướng của Patton