Chỉ từ một câu, nhìn thấu cuộc đời Gia Cát

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người chỉ chú ý tới lời nói của Tư Mã Huy, mà không biết rằng sau câu nói này còn có một câu khác: “Mặc dù Ngọa Long gặp được minh chúa nhưng không gặp thời”. Tại sao lại có tiếng thở dài như vậy? Chúng ta có thể phân tích truyền kỳ Khổng Minh và ánh chiều tà đã định trước dựa trên hai phương diện.

Tam Quốc có thể được mô tả là một thời đại mà nhân tài đông đúc, tinh tú hội tụ, mưu sĩ xuất hiện lớp lớp. Nói đến viên ngọc chói sáng của Tam Quốc thì không thể không kể tới Gia Cát Khổng Minh. Đây là bậc kỳ tài hội tụ đầy đủ cả khí chất tuấn tú và trí tuệ. Trong thời đại đầy biến động đó, Khổng Minh đã đóng vai trò quan trọng dựng lập nên nhà Hán trong thiên hạ. Ông là đại biểu cho “sự cung cúc tận tụy cả đời”, là một hiền tướng trung quân ái quốc có công lao hiển hách trong lịch sử Hoa Hạ.

Tranh vẽ Gia Cát Lượng (Miền công cộng)

Trước khi Gia Cát Lượng xuất sơn, đã có người đánh giá ông rất cao, và người này chính là Thủy Kính tiên sinh, tức Tư Mã Huy. Thủy Kính tiên sinh từng nhận xét: "Ngọa Long - Phượng Sồ, được một trong hai người này có thể an định thiên hạ". Tuy lời nói như là cường điệu nhưng có thể thấy qua thành tích của Ngọa Long và Phượng Sồ về sau này, xác thực họ đúng là những nhân tài hiếm có và xứng đáng được khen ngợi như vậy.

Nhiều người chỉ chú ý tới lời nói của Tư Mã Huy, mà không biết rằng sau câu nói này còn có một câu khác: “Mặc dù Ngọa Long gặp được minh chúa nhưng không gặp thời”. Tại sao lại có tiếng thở dài như vậy? Chúng ta có thể phân tích truyền kỳ Khổng Minh và ánh chiều tà đã định trước dựa trên hai phương diện.

Khổng Minh mưu trí hơn người, quân sự và chính trị cực kỳ ưu tú, tuy nhiên vào tình huống thời cục bấy giờ, Tào Tháo sau trận chiến Quan Độ, càn quét xưng bá phía Bắc, cậy Thiên Tử ra mệnh lệnh khắp chư hầu, có thể gọi là binh tướng hùng mạnh. Còn Đông Ngô trải qua Tôn Kiên, Tôn Sách tới Tôn Quyền thống lĩnh với sự phò tá của Chu Du, Lỗ Túc… có thể nói là đã ổn định, cộng với lợi thế địa lý sông Trường Giang và thiên nhiên hiểm trở, vị trí địa lý dễ phòng thủ, khó tấn công, thu hút nhiều nhân tài. Mặc dù Lưu Biểu ở Kinh Châu có thế lực không tầm thường, nhưng không có tài trí kiệt xuất, biểu hiện yếu mềm. Nhìn đi nhìn lại trong quần hùng, Lưu Bị đất không vượt qua thành Tân Dã, tướng không ngoài Quan, Trương, Triệu, văn thần mưu sĩ lại càng đếm trên đầu ngón tay. Trong hoàn cảnh này, Gia Cát Lượng nếu tìm nơi nương tựa ở Tào Ngụy và Đông Ngô, sẽ khó được trọng dụng, trong khi nếu tìm ở nơi Lưu Biểu thì không có đất để thể hiện tài năng của mình. Trái lại, mặc dù nền tảng của Lưu Bị rất yếu nhưng ông mang chí lớn khôi phục nhà Hán, và cũng rất quý trọng hiền tài, lúc này lại đang lâm vào khó khăn, không nghi ngờ gì chính là đang lúc khao khát nhân tài, như “trong tuyết lạnh gặp than”. Vì thế, Ngọa Long tương phùng Lưu Bị là hiền sĩ gặp được minh chủ còn Lưu Bị gặp Ngọa Long cũng như cá gặp nước.

Từ khía cạnh thứ hai mà nói, đó chính là thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Khổng Minh đã gặp được minh chủ nhưng lại không gặp thời. Thời thế như vậy, phía Bắc Tào Tháo mở rộng thế lực, Tôn Quyền của Đông Ngô cũng ở Đông Nam ổn định. Trong "Long Trung Đối" ba phần thiên hạ, chính là bá nghiệp, không phải là đế nghiệp", trong đó có nhấn mạnh rằng: ”thiên hạ có biến thì sự có thể làm”. Nhà Hán suy sụp, nguy hiểm, chỉ có thể bảo chứng Ích Châu, Kinh Châu và Hán Trung được thống trị ổn định mới có thể dần phát triển.

Miếu thờ mô tả cảnh Lưu Bị ủy thác lại triều đình cho thừa tướng Gia Cát Lượng. (Ảnh: Pixabay)

Nhưng thực tế là khi Khổng Minh xuất sơn, Tào Tháo đã chiếm hơn một nửa thiên hạ và Đông Ngô giữ nửa phần phía nam sông Trường Giang. Lưu Bị chỉ có thể hơi tàn, đối mặt với Đông Ngô và Tào Ngụy với lãnh thổ rộng lớn hơn mình, nhiều tài nguyên nhân khẩu hơn mình và nhiều nhân tài hơn mình. Sự tồn vong của Thục quốc có thể được mô tả như treo trên vực hẹp, nội bộ Thục quốc cũng mâu thuẫn liên miên, nhiều lần bắc phạt dù là vì hoàn thành chí hướng của Lưu Bị nhưng cũng chính vì dịch chuyển mâu thuẫn gay gắt, và ổn định chính quyền Thục quốc.

Cả đời Khổng Minh vì sự hưng phục nhà Hán, là để báo đáp ân tri ngộ với Lưu Bị, có thể nói là dù hy sinh sinh mệnh cũng không ngần ngại, tận tụy tới lúc ra đi. Năng lượng tích cực của "Xuất sư biểu" khiến người ta xúc động khôn nguôi, giải thích sự nhiệt tình mạnh mẽ của nhân thần ái quốc.

Cuộc đời của Gia Cát Ngọa Long là huyền thoại, chính khí lẫm liệt, nhưng cũng là ánh chiều tà tịch dương định trước làm người ta xót thương mãi.

Minh An

Theo aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Chỉ từ một câu, nhìn thấu cuộc đời Gia Cát