Cha ơi! con không về được nữa - câu chuyện trước ga tàu điện ngầm ở Trịnh Châu [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

ĐCSTQ và những kẻ đầu sỏ sẽ phải đền tội vào lúc tối hậu, cuối cuộc trừng phạt này, nhưng những người ủng hộ nó sẽ phải ra đi trước, và cũng chẳng giới hạn ở Trung Quốc này đâu. Thiên tai cũng chỉ là một hình thức con người trả nghiệp quả, không phải là mở màn, cũng chưa phải kết thúc.

Trên lối đi vào ga tàu điện ngầm Sa Khẩu ở Trịnh Châu, nơi tập trung những bó hoa tưởng niệm nạn nhân của trận lụt ngày 20/7/2021, có một người đàn ông dắt xe đạp dáng bộ ngơ ngác. Đằng sau chiếc xe của anh là tấm bảng bằng bìa carton, trên có dòng chữ: “Chị ơi, cha vẫn muốn đón chị về nhà”. Người đàn ông đã quanh quẩn ở khu vực này từ ngày đầu thảm họa, có lẽ là để đón người chị trên chuyến tàu điện ngầm mà anh hy vọng vẫn còn sống sót. Trải qua mấy ngày ăn ngủ vạ vật mệt mỏi, người đàn ông dường như đã kiệt sức. Anh ngồi bệt xuống vỉa hè, vòng tay ôm đầu gối, rồi thiếp đi.

Anh ngồi bệt xuống vỉa hè, vòng tay ôm đầu gối, rồi thiếp đi. (Ảnh chụp màn hình)

Một cơn gió lành lạnh thổi đến khiến anh rùng mình, thấy người gai gai, bèn tỉnh dậy, mở mắt, rồi lại dụi mắt sửng sốt. Trước mặt anh chẳng phải là chị gái hay sao. Anh đứng bật dậy, nhào đến nắm lấy tay chị, mừng quýnh rú lên:

- Trời ơi, chị. Em chờ chị mãi.

Nhưng anh chỉ chụp vào khoảng không. Chị gái anh cười buồn:

- Em trai, chị chỉ được phép về gặp em một lúc. Ngồi xuống đây với chị.

Cả hai ngồi cạnh nhau trên vỉa hè. Người phụ nữ ngắm em rồi thương cảm nói:

- Trông em gầy và xanh quá. Em ở đây bao lâu rồi? Cha ở nhà ai chăm sóc?

Người em trai nghẹn ngào:

- Em lang thang ở đây suốt từ hôm 20/7. Cha bảo em đi đón chị. Em đành nhờ hàng xóm chăm sóc cha.

Người chị gật đầu, khẽ nói, tiếng nói nghe mơ hồ xa xăm:

- Chị bây giờ không phải là người ở đây nữa, cuộc sống cũng khác rồi. Nhưng nhờ vậy, chị nhìn ra được nhiều điều trước đây còn mờ mịt. Người ta vẫn nói trận lụt là trực tiếp do cơn mưa “nghìn năm có một” phải không? Không phải đâu. Đấy là một lời nói dối. Trận mưa đã khiến họ xả lũ ở hồ thượng nguồn Trịnh Châu, thì mới sinh ra trận lụt này. Chị em mình sống ở đây đến gần nửa đời người rồi, nắng mưa thế nào mình lạ gì. Thành phố Trịnh Châu này xung quanh không có núi, làm gì có lũ quét. Mà nước mưa thì dềnh lên từ từ, rút đi chầm chậm, chứ đâu cuồn cuộn chớp nhoáng như vậy được. Em ơi, người ta lừa dối mình đấy thôi.

Ngừng lời một lát, như để nuốt đi cục gì nghèn nghẹn ở cổ, người chị kể tiếp:

- Người ta nói rằng xây đập để điều hòa nước cho quốc kế dân sinh, thực ra chỉ để kiếm tiền. Tích nước hay xả nước đều là để kiếm tiền, tiền này chắc chắn không phải để cho những người dân như chị em mình. Nhưng thiệt hại do xả nước thì dân chịu. Họ xả bất kể thời điểm nào mà không báo trước cho dân, bởi dù có báo trước, thế nào cũng có thiệt hại, thì họ phải bồi thường. Nên họ dựa vào hiện tượng thời tiết, chờ mưa lớn để xả nước, gọi là “tát nước theo mưa” để phi tang bằng chứng, đổ vạ cho ông Trời.

Người em trai kêu lên:

- Trời ơi, vậy mà xưa nay chính quyền họ giả nhân giả nghĩa, sau bão lụt cung cấp cho chúng ta ít lương khô mì gói, rồi tuyên truyền rằng “tình người ấm áp”... mà chúng ta vẫn phải mang ơn họ.

Người phụ nữ cười buồn, nói:

- Thế đấy em. Họ nói dối cả con số thương vong. Em có biết số người chết lần này là bao nhiêu không?

- Theo thông báo chính thức của chính quyền là 63 người chết và 5 người mất tích.

Chị gái anh phản hồi:

- Lại là một lời dối trá khác. Có 91 toa tàu bị ngập nước, mỗi toa có sức chứa 1870 người, lúc đó lại là giờ cao điểm. Em cứ nhẩm tính là có được con số đại khái.

Cả hai cùng lặng đi trong chốc lát. Người đàn ông cúi đầu, nhắm mắt, thở dài, rồi quán tính của một đời sống đã quen với tai họa lại kéo anh về với thực tại, lúc lắc mái đầu như để quên đi hiện thực phũ phàng và sống tiếp:

“Nhưng ít nhất thì chị cũng đã ở đây rồi. Hãy về nhà với em, cha đang đợi chị.” - người em trai khẩn khoản.

Người phụ nữ trung niên nhìn sâu vào mắt em mình, ánh mắt nặng trĩu, rồi nói:

- Chị không ở lại lâu được. Nói với em chuyện này rồi phải đi ngay.

Rồi người chị lẩm bẩm như nói cho riêng mình nghe:

- Hàng bao nhiêu chiếc xe cỡ lớn chở xác chết vẫn còn nhong nhong trên đường tìm nơi thiêu hủy mà chỉ có 63 người chết thôi ư? Cũng như số người chết trong dịch viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc này lên đến con số cả triệu, mà họ công bố chỉ 4636 người chết. Tay học giả Lý Nghị năm ngoái còn đăng đàn cười tươi bảo 4000 người chết mà so với Mỹ chết 220.000 người thì cũng như không có người nào chết. Một tay giáo sư nhà nước khác bảo dịch bệnh lần này mang lại cho Trung Quốc 67 nghìn tỷ nhân dân tệ, ý là rất đáng chúc mừng.

Gần đây, Lý Nghị, một học giả của đại lục đã cười nhạo về dịch bệnh ở Mỹ, và tuyên bố Trung Quốc mới có 4.000 người chết vì nhiễm bệnh thì “cũng tương đương với chẳng có người nào chết”, phát biểu trên đã khiến dư luận dậy sóng. (Ảnh chụp màn hình video)
Tay học giả Lý Nghị năm ngoái còn đăng đàn cười tươi bảo 4000 người chết mà so với Mỹ chết 220.000 người thì cũng như không có người nào chết. (Ảnh chụp màn hình video)

Một cơn gió mang đầy âm khí rít lên hun hút trên vỉa hè giữa tiết trời tháng 7 mà cũng khiến người ta so vai rụt cổ, rùng mình ớn lạnh.

Người phụ nữ kể tiếp:

- Ở nơi chị đến, mọi việc đều minh bạch. Chị mới biết rằng bao năm qua người Trung Quốc chúng ta hoàn toàn sống trong tuyên truyền lừa dối. “Mao Trạch Đông đã từng bỏ mặc 38 triệu dân chết đói để lấy lương thực đổi bom nguyên tử với Liên Xô hồi những năm từ 58-60 thế kỷ trước. Thậm chí Mao nói xác người đem làm phân bón ruộng là xong. Để làm phong trào Đại Nhảy vọt, Mao còn nói không tiếc chết một nửa số dân cả nước.” (*).

Mao cũng sẵn sàng hy sinh một nửa dân Trung Quốc để đạt mục đích làm bá chủ thế giới. Đặng Tiểu Bình cũng thế. Em có biết tướng Trì Hạo Điền, cựu Bộ trưởng quốc phòng nước ta không? Ông ta đã từng tuyên bố trong bài nói chuyện tại hội nghị các tướng lĩnh Trung Quốc năm 2005 rằng Trung Quốc cần phải quét sạch nước Mỹ bằng chiến tranh sinh học, kể cả cái giá phải trả là một nửa dân số Trung Quốc. Sự việc là có thật đó, dù họ ra sức bưng bít bằng tường lửa. Một nửa số dân Trung Quốc thời Mao là bao nhiêu? 300 triệu người; thời Đặng là 500 triệu người; thời Trì Hạo Điền năm 2005 là gần 700 triệu người. Đặng còn tuyên bố sẵn sàng “giết 200 nghìn người, đổi lấy 20 năm ổn định” trong sự kiện Thiên An Môn năm 1989, mà đến giờ người dân Trung Quốc hầu như không biết gì hết... Em thấy đấy, họ có coi nhân dân chúng ta là con người đâu”.

Ngừng lại giây lát, người phụ nữ nói tiếp:

- Kể cả chuyện Giang Trạch Dân và Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại Pháp Luân Công cũng là có thật đấy em. Trong thân thể này, chị có thể lướt vào những bệnh viện Trịnh Châu mà người ta không hề hay biết. Ở đấy chuyên cấy ghép nội tạng, hầu hết toàn là cướp mổ của học viên Pháp Luân Công thôi em ơi.

Các bác sĩ mang nội tạng tươi để cấy ghép tại một bệnh viện ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, vào ngày 16 tháng 8 năm 2012. (Ảnh chụp màn hình qua Sohu.com)

Người em trai mặt biến sắc:

- Trời ơi, vậy mà họ lại vu khống Pháp Luân Công đủ điều. Nhưng chị… chị làm sao lại có thể ra vào những nơi đó như chỗ không người vậy?

Người phụ nữ chăm chú nhìn em trai, rồi gật đầu như để xác nhận điều anh đang nghĩ. Người đàn ông giật nảy mình kinh hoảng. Người phụ nữ nói tiếp:

- Đúng vậy đấy, chị đã ở cõi âm rồi em ạ. Chị đi cùng chuyến với bao nhiêu người trên 91 toa xe điện ngầm đó, thẳng đến Quỷ Môn Quan rồi. Trên chuyến tàu đó có những người thuộc Dư luận viên của Đảng 5 xu, có những tiểu phấn hồng, có nhiều người từng ủng hộ việc bức hại Pháp Luân Công, có những người theo tư tưởng dân tộc cực đoan, những người bị nhồi sọ mà bảo vệ ĐCSTQ bằng mọi giá… nói chung chị thấy rất nhiều người đã ủng hộ ĐCSTQ hoặc bị lừa dối mà mất đi sự lương thiện. Cũng có cả những người tốt, nhưng nghiệp tích lại từ các đời nặng quá. Như chị…

Người em trai lặng yên nhìn chị, rồi khó khăn lắm anh mới bật lên tiếng hỏi run run:

- Vậy sao chị lại về đây?

Người phụ nữ trả lời:

- Ai ở dưới đó cũng muốn về. Nhưng họ chỉ cho phép một số người như chị được về một lát, cốt để truyền đạt lại cho những người còn sống điều này. Đây là sự trừng phạt của Thiên Thượng với ĐCSTQ và những người ủng hộ chúng. Vì ngay cả việc đồng tình trong im lặng với ĐCSTQ cũng là sự đồng lõa với tổ chức này. ĐCSTQ và những kẻ đầu sỏ sẽ phải đền tội vào lúc tối hậu, cuối cuộc trừng phạt này, nhưng những người ủng hộ nó sẽ phải ra đi trước, và cũng chẳng giới hạn ở Trung Quốc này đâu. Thiên tai cũng chỉ là một hình thức con người trả nghiệp quả, không phải là mở màn, cũng chưa phải kết thúc. Với người Trung Quốc, nó bắt đầu từ đại dịch SARS năm 2003 cơ em ạ. Rồi nhân nhượng cho tới dịch viêm phổi Vũ Hán năm ngoái. Những người ủng hộ ĐCSTQ và những kẻ hành ác đã được cho rất nhiều cơ hội rồi em ạ.

Giữa bầu trời quang đãng, một tia sét lóe lên với một tiếng nổ lớn, rền rĩ kéo dài như một lời xác nhận từ cao xanh.

Người em trai nói:

- Vậy làm thế nào để thoát được những tai họa này hả chị?

Chị gái anh gật đầu nói:

- Thoái Đảng. Cần đăng ký thoái Đảng với các trung tâm thoái xuất ĐCSTQ, không cần bằng tên thật đâu. Đừng dùng biện pháp mạnh, chỉ cần trong tâm phủ nhận ĐCSTQ, không đồng tình với những việc ác nó đang làm: bức hại Pháp Luân Công, Tân Cương, Tây Tạng, Cơ Đốc giáo v.v. Thế là đủ. Một niệm thiện ác sinh, cả Đất Trời đều biết. Trời Phật sẽ chứng giám cho điều này.

Dứt lời, người phụ nữ đứng lên, nhìn em nói:

- Em về thay chị chăm sóc cho cha nhé. Và nhớ là hãy tìm cách để truyền đạt lại cho mọi người những điều này. Mọi người vẫn còn cơ hội, nhưng phải nhanh lên, máy Trời đang chuyển vần rồi, sẽ không bỏ sót một ai. Em về đi và sống tốt nhé, chị phải đi rồi.

Dứt lời, người phụ nữ biến mất. Người đàn ông la lên rồi sực tỉnh, té ra là một giấc mơ. Bên ngoài trời đầy nắng. Những tốp lính mặc rằn ri đã làm xong công đoạn cuối cùng của việc dọn dẹp tang chứng trong đường hầm, mọi thứ lại sạch bong như chưa từng có việc gì xảy ra, như quảng trường Thiên An Môn sau ngày 4/6/1989. Một cán bộ của ĐCSTQ vừa đi dọc lối vào đường hầm vừa thổi harmonica một khúc nhạc vui nhộn, đằng trước anh ta là một phóng viên cầm máy quay đi giật lùi…

Một cán bộ của ĐCSTQ vừa đi dọc lối vào đường hầm vừa thổi harmonica một khúc nhạc vui nhộn, đằng trước anh ta là một phóng viên cầm máy quay đi giật lùi… (Ảnh chụp màn hình)

...

Quý độc giả thân mến. Câu chuyện này có thể đã xảy ra với người đàn ông kia, hoặc với một người dân nào đó trên đất Trịnh Châu có hoàn cảnh tương tự, hoặc trên khắp đất nước Trung Quốc; Có thể cũng chỉ là một hình thức truyền tải một thông điệp. Và dù giấc mơ này có thật hay không, thì những tội ác của ĐCSTQ là có thật, những mất mát của người dân Trung Quốc là có thật, và nhân quả đang báo ứng khắp thế giới này cũng là có thật, chẳng nên thấy mà làm ngơ. Lựa chọn thái độ dứt khoát đứng về phía cái Thiện, không đồng tình với cái ác và ĐCSTQ là lối thoát duy nhất cho con người trong những ngày sắp tới.

Nguyên Vũ

Chú thích:

(*): theo tác phẩm “Những điều chưa biết về Mao” của tiến sĩ Jung Chang, tức Trương Nhị Hồng.



BÀI CHỌN LỌC

Cha ơi! con không về được nữa - câu chuyện trước ga tàu điện ngầm ở Trịnh Châu [Radio]