Cha mẹ lưu ý: đừng để sự lười biếng lâu ngày của trẻ tạo nên ngu dốt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trên thực tế, chỉ số thông minh của trẻ em gần như giống nhau, mấu chốt là các yếu tố khác ngoài sự “thông minh” của con mới là yếu tố quan trọng nhất

Ngay sau khi nhận kết quả học tập, trẻ thường nhìn vào điểm số cao hay thấp để xem về nhà sẽ được thưởng hay phạt, còn cha mẹ muốn nhìn xem con mình kết quả tốt hơn trẻ khác là được, có thể tự hào trước người khác.

Vì thế, cứ sau khi có kết quả thi, trẻ thấy bị trừ điểm thì nói rằng đó là do bất cẩn và phụ huynh cũng tin là như thế.

Như vậy, vấn đề thực sự bị che đậy đi. Đứa trẻ thì tự cho rằng cái gì mình cũng biết, không có vấn đề gì, chỉ cần lần sau chú ý hơn thôi. Phụ huynh cũng cho rằng đó chỉ là sơ ý, miễn là học được kiến thức là được.

Không một bậc cha mẹ nào lại thừa nhận rằng con mình dốt. Những từ thường trực sẽ là:

"Đứa trẻ này thật thông minh! Chỉ là không học mà lo lắng quá!"
"Con tôi không dốt, khi thi nó bất cẩn, đúng là không cách nào!"

Những cách nói như vậy có vẻ như làm các bậc phụ huynh lấy lại được “thể diện”.

Trên thực tế, vấn đề thực chất đã bị bỏ qua. Có bao nhiêu đứa trẻ bị điểm kém, không phải vì chúng bất cẩn, không phải vì chúng ngốc mà vì chúng “dốt vì lười.” Những đứa trẻ không phải không thông minh mà chỉ đơn giản là quá lười học.

Cô Gái, Tiếng Anh, Từ Điển, Đọc, Nghiên Cứu, Cuốn Sách
Ảnh: Pixabay

Trên thực tế, chỉ số thông minh của trẻ em gần như giống nhau, mấu chốt là các yếu tố khác ngoài sự “thông minh” của con mới là yếu tố quan trọng nhất. Chẳng hạn như:

1. Thói quen dưỡng thành

  • Trẻ có hình thành thói quen tốt là hoàn thành bài tập về nhà đúng giờ hay không.

Việc kèm cặp con cái làm bài tập về nhà là việc phiền phức nhất khiến các bậc phụ huynh phải đau đầu. "Đừng nói tới bài tập về nhà là mẹ từ con hiếu; khi bạn nói về bài tập về nhà là cả một sự vật lộn”.

Khi tan học, trẻ nghĩ đến việc chơi đùa, bỏ cặp sách xuống, xem TV, ăn vặt, không quan tâm tới bài tập về nhà. Còn phụ huynh thì cảm thấy con rất mệt mỏi sau một ngày học ở trường nên cũng tùy cho trẻ tùy thích nghỉ ngơi.

Tới khi phải làm bài tập, cha mẹ bắt đầu thúc giục và cằn nhằn, lúc đầu trẻ mặc cả, sau đó viện đủ lý do, cuối cùng mới miễn cưỡng lấy bài ra làm.

  • Trẻ có thói quen tốt là thường xuyên ôn bài sau giờ học.

Khi về nhà trẻ có xem lại bài tập đã học rồi chủ động hoàn thành bài tập không? Hay bạn chỉ làm sơ sài, lướt qua? Hay là lề mề, chậm chạp cầm bút làm? Hay là cầm bút, vò đầu bứt tai, nhìn trang sách mà không hiểu gì?

Tại sao trẻ em lại có biểu hiện khác nhau như vậy sau khi tan lớp về nhà?

Các bậc cha mẹ có thể nghi ngờ: "Con mình có thật sự ngốc đến mức này không?". “Làm sao kiến thức hôm nay vừa học mà giờ đã quên được?”. “Trên lớp chẳng phải thầy cô đã dạy rồi, tại sao lại không làm được?”

Giáo viên muốn nói rằng trẻ thực sự không phải không biết làm nhưng chúng quá lười không chịu học. Trên lớp, cô giáo giải thích cặn kẽ tất cả những kiến ​​thức mới, trẻ nghe hiểu rồi cũng cho rằng thế là học xong. Nhưng nếu sau buổi học không ôn tập, suy nghĩ và làm bài thì kiến ​​thức hôm đó chỉ là ‘nghe qua’ chứ không thực sự thấm vào và nó sẽ không trở thành kiến ​​thức của chính trẻ, nên sẽ không làm được bài.

Khổng Tử nói: “Ôn lại mà biết thêm cái mới, mới có thể làm thầy”. Học trò càng thông minh càng hiểu rõ tầm quan trọng của ôn tập lại bài sau khi lên lớp.

Trẻ Em, Cô Gái, Bút Chì, Bản Vẽ, Máy Tính Xách Tay
Ảnh: Pixabay

2. Bồi dưỡng khả năng

  • Khả năng suy nghĩ độc lập

Trẻ em ngày nay hiếm khi hoàn thành bài tập về nhà một cách độc lập. Tất nhiên, điều này liên quan trực tiếp đến yêu cầu của giáo viên và phụ huynh không cảm thấy an tâm.

Nhiều giáo viên cũng thích để phụ huynh kiểm tra bài tập về nhà của con em mình nên phụ huynh cũng đã quen với việc “kèm con học”.

Những cảnh như vậy thường xuất hiện:

Trẻ xem sai đề, cha bên cạnh vội vàng chỉnh lại;

Con mắc lỗi chính tả, mẹ vội lấy tẩy xóa ngay;

Ông bà cùng kèm trẻ làm bài, nhìn bọn trẻ có quá nhiều bài tập về nhà, thậm chí còn muốn giúp cháu hoàn thành.

Lâu dần, đứa trẻ quen lười biếng sẽ thực sự trở nên “dốt”, không cho rằng việc học là việc của riêng mình.

Ở trường: đọc mà không mở miệng, viết mà không lấy bút ra viết, có vướng mắc không giơ tay hỏi.

Về nhà: Cha mẹ "sẵn sàng kèm cặp trẻ học" trực tiếp hoặc gián tiếp khiến trẻ "lười biếng".

Dù sao thì có làm sai cũng có người giúp sửa, nếu không làm được cũng có người làm giúp, làm bài kiểm tra kém cũng có người giúp viện lý do.

Trẻ mất hoàn toàn khả năng tự học, lâu dần hình thành thói quen lười biếng.

  • Khả năng “siêng năng học tập”

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng “siêng năng” là một loại thái độ, nhưng thực tế, “siêng năng” là một khả năng.

Các em chăm chỉ học bài, không phải là “siêng năng”, viết chữ ngay ngắn không phải là “siêng năng”;

Cô Gái, Cha, Chân Dung, Gia Đình, Mẹ, Làm Cha Mẹ
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng “siêng năng” là một loại thái độ, nhưng thực tế, “siêng năng” là một khả năng. (Ảnh: Pixabay)

Không khó để nhận thấy rằng trẻ có biểu hiện trông rất là chịu khó, học thêm lớp, dù bị mắng vẫn chịu khó. Thực tế, khi nghe giảng lơ mơ, làm bài không có định hướng, kiểm tra lại càng lộn xộn. Trong mắt giáo viên, các em giống như những “học sinh giỏi”, học và học cả ngày, thậm chí không ra chơi giữa các buổi học, tuy nhiên do không đúng phương pháp, năng suất thấp nên khiến cho thu được hiệu quả rất ít. Đây được gọi là "sự bội công bán".

Cha mẹ không khỏi nghi ngờ: con mình cũng không ngốc! Cô giáo còn nói con chăm chú nghe giảng, về nhà làm bài đến hơn 11 giờ tối, vậy sao điểm của nó không lên được? Những đứa trẻ khác không chăm chỉ như con tôi, tại sao luôn đứng đầu, nhưng con tôi lại luôn ở vị trí trung bình? ...

Trên thực tế, trước những nghi ngờ đó, câu trả lời tốt nhất là: Những đứa trẻ này không phải “thực sự siêng năng”, mà là “thực sự lười biếng”!

Nguyên nhân là do trẻ không có khả năng “siêng năng” và chưa tìm ra phương pháp phù hợp. Nỗ lực không có mục tiêu, cố gắng không có kế hoạch đều chỉ là bề ngoài.

Không phải là thời gian học càng lâu thì điểm càng cao, không phải cứ nhờ thầy nổi tiếng dạy kèm cũng không phải chỉ ngủ 5 tiếng mỗi ngày là siêng năng. "Sự siêng năng giả" và "sự chăm chỉ giả tạo" đánh lừa trẻ, cũng như các giáo viên và phụ huynh.

Cha mẹ hãy để ý và quan sát xem trẻ có gặp các vấn đề sau đây không:

  1. Không hoàn toàn làm bài mà phụ thuộc quá nhiều vào đáp án tham khảo;
  2. Học không tập trung, làm bài ham cầu toàn;
  3. Không hiểu tổng hợp kiến thức, học xong sẽ quên;
  4. Thời gian học tương đối dài nhưng hiệu quả tương đối thấp.

Thực tế, kết quả này không phải hình thành trong một sớm một chiều. Phương pháp giáo dục không đúng cách của cha mẹ từ sớm đã gieo mầm dung túng cho sự lười biếng của trẻ.

Giúp trẻ hình thành thói quen học tập tốt, trau dồi khả năng học tập “thực sự siêng năng” của trẻ, thoát khỏi “nỗ lực giả tạo”, “ngụy siêng năng”, “thể hiện”, để không dẫn đến kết quả “lười lâu thành dốt”.

Cha mẹ và con cái chúng ta hãy cùng nỗ lực!

Trẻ em cần học cách thực sự nỗ lực

Thái độ cần đúng đắn: việc học là việc của bản thân, không để người khác thúc giục, càng không để người khác làm hộ.

Cần nuôi dưỡng các thói quen: xem bài trước khi đến lớp, xem lại sau khi lên lớp và chủ động làm bài.

Phương pháp cần phù hợp: tư duy độc lập, không chạy theo xu hướng một cách mù quáng, phù hợp với bản thân là tốt nhất.

Cha mẹ cần học cách thực sự quan tâm

Thái độ phải rõ ràng: việc học là việc riêng của trẻ, hãy để trẻ hoàn thành bài một cách độc lập;

Quan sát kỹ: luôn chú ý đến những thay đổi cảm xúc của trẻ, kịp thời hướng dẫn và có biện pháp.

Tự mình làm gương: cần có sự nghiệp bản thân, làm gương, lời nói và việc làm cần mẫu mực.

Cuối cùng, xin chia sẻ mong muốn từ phía giáo viên:

Sự trưởng thành của một đứa trẻ là không thể thay đổi, quá trình trưởng thành chỉ có một lần, giáo dục không thể nào quay lại được.

Khi tính tự giác của trẻ thấp, không tự tin, phương pháp không phù hợp, cha mẹ nhất định không được thiếu vắng.

Sự hướng dẫn và đôn đốc của cha mẹ và thậm chí là sự cằn nhằn đều là những điều giá trị không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của trẻ.

Minh An

Theo aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Cha mẹ lưu ý: đừng để sự lười biếng lâu ngày của trẻ tạo nên ngu dốt