Câu chuyện Thái tử Nhật Bản Shotoku chuyển sinh [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có một nhân vật nổi danh ở Nhật Bản, ông thường xuất hiện trong các cuốn sách giáo khoa, và được in 7 lần trên những tờ tiền Nhật trước đây, điều này cho thấy người này rất đặc biệt trong tâm trí người Nhật. Ông là "Hoàng tử Umayato" của Nhật Bản, các thế hệ sau gọi ông là Thái tử Shotoku.

Thái tử Shotoku không chỉ là nhà chính trị, nhà tôn giáo kiệt xuất trong lịch sử Nhật Bản, mà còn là người có công rất lớn trong việc truyền bá Phật giáo ở Nhật Bản, và ông còn được mệnh danh là “Thuỷ tổ Phật giáo Nhật Bản”.

Hình Thái tử Shotoku trên mặt trước tờ 1000 Yên (Nguồn wikipedia)

Tăng nhân xin Vương mẫu được tá túc

Việc chuyển sinh của Thái tử Shotoku được sử sách ghi lại như thế nào?

Vào thời Nara ở Nhật Bản, có một cuốn sách kinh điển tên là "Đường Đại Họa thượng đông chinh truyện", còn có tên là "Giám chân hòa thượng truyện". Đây là cuốn tư liệu lịch sử ghi chép lại việc hoàng thượng Giám Chân nổi tiếng thời Đường đến Nhật Bản truyền bá Phật Pháp, do hậu duệ của Thiên hoàng Tenchi là Chân nhân Nguyên Khai biên soạn. Giám Chân nói một câu tại chùa Đại Minh, Dương Châu rằng: “Tôi nghe nói sau khi thiền sư Nam Nhạc Tuệ Tư viên tịch, vì muốn phổ truyền Phật pháp, đã chuyển sinh làm Hoàng tử ở vương quốc Oa”. Chính là Thái tử Shotoku bây giờ.

Theo lịch sử Nhật Bản "Thái tử Shotoku truyện lich", ông sinh ra vào thời kỳ Asuka hơn 1.400 năm trước, và cha ông là Thiên hoàng Yomei, vị Thiên hoàng đời thứ 31. Khi Thái tử Shotoku sinh ra, mẫu thân đã nhìn thấy một vị Thần tăng sắc vàng kim đứng trước mặt mình trong giấc mơ.

Tăng nhân nói: “Ta có tâm nguyện cứu độ thế nhân và muốn ở trong bụng vương phi tạm thời”.

Vương phi hỏi: “Ngài là ai?”

Tăng nhân nói: “Ta là Bồ Tát cứu thế, sống ở Thế giới Tây phương.

Vương phi nói: “Tôi là một người thế tục trong bụng rất ô uế, quý nhân sao có thể tá túc nơi đây?”

Tăng nhân nói: “Tôi không bận tâm. Tôi chỉ muốn được thác sinh ở nhân gian”.

Vương phi không dám từ chối. Sau khi vương phi mang thai, bà trở nên rất thông tuệ, nhạy bén, đặc biệt giỏi biện luận và lĩnh hội các Pháp lý Phật Pháp.

Khi bà hạ sinh, một nguồn ánh sáng vàng kim từ phía Tây chiếu sáng cả Hoàng cung. Vị Thiên hoàng thứ 30 Nhật Bản là Bidatsu, lúc bấy giờ nghe sự việc liền dẫn những người khác đến để tận mắt ngắm ánh sáng vàng chói lọi.

Thái tử Shotoku hồi ức tiền kiếp

Vào sáng ngày 15 tháng 2, lúc Thái tử Shotoku được 2 tuổi, bảo mẫu nhận thấy ông có một hành động rất đặc biệt. Ông chắp tay, quay mặt về hướng đông lễ Phật, tác phong như một tăng nhân. Khi Thái tử lên 3 tuổi, ông đã có một trí tuệ phi thường rồi.

Một hôm, phụ vương bồng con đi tham quan khu vườn, tươi cười hỏi: "Con ơi, con thích gì? Hoa đào hay lá thông?"

Thái tử nói: “Con thích lá thông”.

Trẻ con thích hoa đào hay lá thông là chuyện bình thường, nhưng lý do mà Thái tử đưa ra rất đặc biệt rằng: "Hoa đào thì ngắn hạn, cây tùng thì nghìn năm vẫn xanh tươi".

Khi Thái tử Shotoku lên 6 tuổi, vào tháng 10 mùa đông, Vương quốc Bách Tế ở Bán đảo Triều Tiên cử các thiền sư, tăng nhân và những người khác đến Nhật Bản. Một ngày nọ, Thái tử nhỏ tuổi đứng ở cạnh giường Thiên hoàng và nói: “Con muốn đọc kinh sách do Bách Tế hiến tặng”.

Thiên hoàng Bidatsu liền hỏi: "Tại sao?"

Thái tử nói: "Ngày xưa, con từng sống ở Trung Quốc, tu hành ở núi Hoành Sơn, nghe lời dạy của Phật. Nay con muốn đọc kinh sách do Bách Tế hiến tặng".

Nghe xong Thiên hoàng liền kinh ngạc hỏi: “Con mới 6 tuổi luôn ở cạnh ta. Con đi Trung Quốc hồi nào? Không được nói dối!”

Thái tử nói: “Đó là kiếp trước của con, do đó con nhớ được”.

Thái tử Shotoku còn có một bí danh là "Phong Thông Nhĩ", vì ông có khả năng lắng nghe nhiều người nói trong một lần, sau đó có thể nói lại chính xác tất cả theo thứ tự, quả là có trí nhớ kinh người.

Thái tử Shotoku 16 tuổi (Hình: wikipedia)

Năm Thiên Hoàng Yomei thứ 2, Thái tử Shotoku 16 tuổi phụng mệnh đánh quân phản loạn. Trước cuộc viễn chinh, ông ra lệnh cho mọi người chặt cây, tạc tượng 4 vị Thần Tứ Đại Thiên Vương đặt trong quân đội để cầu nguyện và nâng cao tinh thần chiến đấu. Sau đó, ông thắng lớn và chiếm được một số lượng lớn tài sản của quân nổi dậy, nhưng Thái tử hiến tặng tất cả cho tự viện. Về sau, Thái tử Shotoku cho xây dựng 7 ngôi chùa gồm có chùa Shitennoji (chùa Tứ Thiên Vương) và Horyuji (chùa Pháp Long).

Thái Tử nhiếp chính hồi ức đệ tử đời trước của mình

Vào năm Thiên hoàng Suiko thứ nhất, Thái tử Shotoku 21 tuổi. Thiên hoàng Suiko, nữ Thiên hoàng đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, là cô của Thái tử Shotoku. Bà đã phong ông làm Vương Thái tử, thay bà quản triều chính. Đối với những người khác, đây là điều cầu mà không được, nhưng Thái tử Shotoku đã khiêm tốn từ chối. Thái tử lại lần nữa nói rằng, ông từng chuyển sinh mười lần ở Trung Quốc, kiếp này chuyển sinh nơi đây là muốn xuất gia phổ truyền Phật pháp. Tuy nhiên, Thiên hoàng Suiko không cho xuất gia, ông đành ở lại lo quốc sự.

Thiên hoàng Suiko, nữ Thiên hoàng đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, là cô của Thái tử Shotoku. (Phạm vi công cộng)

Thiên hoàng Suiko thường nghe ông giảng kinh Phật, biết Phật pháp không thể nghĩ bàn nên đã phát nguyện chuyên tâm phụng sự Phật, bỏ tiền ra làm tượng Phật. Năm Thiên hoàng Suiko thứ 22, bà đã cẩn thận chọn ra 1.000 người xuất gia để chấn hưng Phật môn.

Năm Thiên hoàng Suiko thứ 10, các tăng nhân nước Bách Tế là Quan Lặc đến Nhật Bản để hiến tặng thư tịch thiên văn, địa lý, độn giáp và phương thuật. Vị tăng nhân Bách Tế này đã chọn ba, bốn người đến Nhật Bản để học lịch và phương thuật, đều có thành tựu.

Một ngày nọ, Thái tử Shotoku nói với các cận thần tả hữu rằng: "Ta từng tu hành ở núi Hoành Sơn, vị tăng nhân này (Quan Lặc) từng là đệ tử của ta, thường ở bên ta. Ông ấy thường nói về thiên văn, núi sông và các câu chuyện của tiểu Đạo, giờ ta thác sinh nơi đây, ông cũng theo đến đây”.

Thái tử Shotoku nói với các cận thần tả hữu rằng: "Ta từng tu hành ở núi Hoành Sơn, vị tăng nhân này (Quan Lặc) từng là đệ tử của ta, thường ở bên ta. (Phạm vi công cộng)

Đến Trung Quốc tìm kinh thư tiền kiếp

Một ngày nọ vào năm Thiên hoàng Suiko thứ 4, Thái tử đang học kinh Phật với cao tăng Cao Ly là pháp sư Huệ Từ. Đột nhiên, Thái tử chỉ vào cuốn kinh thư và nói: “Trong Kinh Pháp Hoa, câu này còn thiếu mất một chữ. Ân sư, bản mà ngài trước đây xem cũng thế này phải không?"

Huệ Từ nói: “Kinh thư ở các quốc gia khác, ở chỗ này đều không có chữ mà”.

Thái tử nói: "Còn có một chữ trong câu này. Con nhớ rằng, cuốn kinh lúc trước niệm là có thêm một chữ".

Huệ Từ hỏi: “Cuốn kinh thư mà Điện hạ niệm đó ở đâu vậy? Có thể cho ta xem được không?”

Thái tử cười nói: “Ở chùa Hoành Sơn ở Hoành Châu”. Huệ Từ liền cảm thán, chắp tay hành lễ.

Năm Thiên hoàng Suiko thứ 15, Thái tử dâng tấu Thiên hoàng phái Ono no Imoko làm sứ giả đến Trung Quốc lấy kinh Phật làm ấn bản chuẩn.

Vào đêm trước khi Ono no Imoko đi, Thái tử Shotoku đã nói chi tiết vị trí núi Hoành Sơn, đường lên núi và tình hình hiện tại các nhà sư trên núi. Ông đưa một vài bộ tăng phục cho Ono no Imoko, dặn hãy đưa chúng cho các tăng nhân ở Nam Nhạc Hoành Sơn. Sau khi đến Trung Quốc, Ono no Imoko chiểu theo lời căn dặn của Thái tử tìm đến các tăng trên núi, và chuyển các món quà của Thái tử, và lấy kinh sách trở về.

Thái tử tu luyện có thành tựu, tiên đoán được mọi sự việc

Thái tử Shotoku phụ trách triều chính, nhưng về tu luyện không hề sa sút đi chút nào. Một lần, ông quan sát sự thay đổi của thời tiết liền biết rằng sẽ có một trận động đất, đã ra lệnh cho mọi người nhanh chóng gia cố lại nhà cửa.

Năm thứ Thiên hoàng Suiko 26, Thái tử 47 tuổi, ông nói với đại thần rằng: "Trung Thổ đang có đại chiến, có một nước lớn sắp tiêu diệt các nước nhỏ, sau này họ Lý sẽ ứng mệnh xuất thế. Quốc vận Đại Tuỳ năm nay sẽ kết thúc".

Về sau cha con Lý Uyên, Lý Thế Dân khởi binh diệt nhà Tùy, dự ngôn của Thái tử không mảy may sai lệch.

Vào mùa Đông cùng năm, Thái tử Shotoku mời Thái tử phi và giảng cho nàng nghe về nhân quả, cùng với việc chuyển sinh nhiều đời của ông ở Trung Quốc. Ông nói: "Ta có một kiếp xuất thân thấp hèn, tình cờ nghe sư phụ giảng Pháp, liền xuống tóc xuất gia, tu được hơn 30 năm rồi chết ở chân núi Hoành Sơn. Hôm nay nghĩ lại, chắc là cuối thời nhà Tấn. Sau đó chuyển sinh vào nhà họ Hàn, thề rằng sẽ truyền bá Phật pháp suốt đời đời kiếp kiếp. Thế nên, ta đến núi Hoành Sơn tu hơn 50 năm, đó là thời của Tống Văn Đế. Sau khi chết, ta lại chuyển sinh vào một gia tộc họ Câu, lại được là một thân nam để xuất gia tu đạo. Sau hơn bốn mươi năm, ta chết đi và lại sinh chuyển sinh vào gia đình họ Cao, lúc đó Tề Vương Quân thống nhất thiên hạ. Ta ở Hoành Sơn tu hơn 60 năm. Vào thời nhà Lương, ta chuyển sinh thành con trai của Lương tướng, vẫn đến Hoành Sơn tu hành, đời này thọ 70 tuổi. Lúc đó ta phát nguyện nhất định phải thác sinh đến Đông Doanh truyền bá Phật pháp”.

Thái tử nói nếu kiếp này qua đi, kiếp sau sẽ chuyển sinh vào một gia đình bần cùng tiếp tục tu luyện.

Vào mùa xuân năm Thiên hoàng Suiko thứ 29, Thái tử đang ở trong cung Ban Cưu, ông bảo Thái tư phi tắm rửa thay y phục. Bản thân ông cũng tắm rửa thay y phục, sau đó ông nói với Thái tử phi rằng: “Đêm nay, ta sẽ hóa. Nàng có thể cùng đi với ta”.

Ngày hôm sau, người hầu thấy rằng Thái tử và Thái tử phi đã viên tịch. Tin tức truyền ra, cả nước vô cùng đau buồn.

Nhật Bản từ triều Suiko đến thời Cách tân Đại hóa, gọi là “Thời đại Phi điểu”. Trong thời kỳ này, việc truyền bá văn hóa Phật giáo ở Nhật Bản đã trở thành điểm nhấn cho sự thịnh vượng lúc bấy giờ. Thái tử Shotoku đã tu hành ở núi Hoành Sơn nhiều năm, truyền bá Phật pháp cùng những công đức mà ông tích lũy được ở các kiếp, đã chấn hưng Phật Pháp Nhật Bản, đúng như nguyện vọng, trở thành người số 1 chiếu sáng cả Thời đại Phi điểu. Kỳ duyên của ông với Hoành Sơn cũng để lại những giai thoại ngàn năm ở Nhật Bản.

Kỳ duyên chuyển thế của Vương tử Bhutan

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp chuyển sinh như Thái tử Shotoku, tu luyện hết kiếp này đến kiếp khác. Hãy nói về một trường hợp hiện đại: Kỳ duyên chuyển thế của Vương tử nhỏ của Bhutan.

Vương tử Bhutan Vairocana sinh năm 2014. (Chụp màn hình)

Vương tử Vairocana sinh năm 2014, mẹ cậu là Công chúa Ashi Sonam Dechen Wangchuck, em gái Quốc vương Bhutan hiện nay.

Vương tử nói với gia đình rằng, kiếp trước cậu từng chuyển sinh vào Hoàng gia Bhutan, cậu vẫn còn nhớ rất nhiều điều ở kiếp trước. Ví dụ, cậu phân biệt được dấu chân được in trên mặt đá, tìm được những cuốn kinh thư tiếng Tạng cổ mà cậu đã từng sử dụng ở kiếp trước và nơi cất giữ kinh thư, nhận ra những ngôi chùa mà đời trước cậu tu hành, và những người cậu từng quen ở kiếp trước.

Vương tử Vairocana kể lại rằng, cậu từng làm giáo sư tại Đại học Nalanda, Ấn Độ năm 824. Đại học Nalanda là trung tâm học thuật Phật giáo ở miền Trung Ấn Độ cổ. Trường đại học Nalanda có quy mô rộng lớn với 9 triệu quyển tạng kinh, đã đào tạo một lượng lớn các học giả ở các thế hệ. Khi có một sự kiện trọng đại, có hàng chục ngàn nhà sư và học giả tập trung tại đây. Năm 1193, người Đột Quyết xâm lược đã làm hư hại nghiêm trọng Đại học Nalanda. Vương tử đã mô tả rất chi tiết về diện mạo ngôi chùa Thánh địa Phật giáo trong quá khứ. Sau này, khi khảo sát di chỉ Đại học Nalanda ở Ấn Độ, người ta đã chứng thực những điều cậu nói vô cùng chẩn xác.

Công chúa Ashi Sonam Dechen Wangchuck, em gái Quốc vương Bhutan hiện nay, mẹ của Vương tử Vairocana. (Ảnh chụp màn hình)

Vương tử có một mối duyên với Trung Quốc. Vào năm 2019, cậu mới 5 tuổi được Công chúa Ashi Sonam Dechen Wangchuck, dẫn đến động Vairocana ở Barkam, Tứ Xuyên, bởi vì cậu nhớ được kiếp trước đã từng tu hành nơi này.

Hang Vairocana hình phễu, có suối Thần mùa đông không khô, mùa hè không tràn, trên vách hang vẫn còn hình tượng tự hiện của Bồ Tát Liên Hoa Sinh, dấu chân thiêng, mũi thiêng, cơ thể thiêng của Ban Thiền Lạt Ma thứ 10. Các hình tượng tự hiện của Phật A Di Đà và Bồ tát Quán Âm đã được tìm thấy trên vách hang động.

Theo truyền thuyết, đây là hang động mà Vairocana, đại sư Tây Tạng thời nhà Đường, đã ở đây dịch kinh Phật, nên hang động được đặt theo tên của ông để các thế hệ sau tượng nhớ. Đại sư Vairocana đã để lại tới 25 thánh tích trong quá trình tu hành ở đây. Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy rõ những dấu tích của ông khi ngủ và dấu mũ của ông đã để lại trên tảng đá trên đỉnh núi - viên đá sám hối. Năm đó ở vách đá, đại sư đã lưu giữ cuốn Kinh Kim Cương và Đại Tạng Kinh, và 16 viên của chuỗi hạt năm xưa trong khi tu luyện ông đã vô ý đánh mất.

Vị đại sư này là kiếp trước của Vương tử, ông đã xác nhận đây là những đồ vật mình đã từng sử dụng trong Hang Vairocana.

Huy Hải
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Câu chuyện Thái tử Nhật Bản Shotoku chuyển sinh [Radio]