Câu chuyện bí ẩn chưa biết đến về Mặt trăng [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mặt trời từng bị quạ ba chân ăn mòn, còn Mặt trăng thì từng bị con cóc ăn mòn. Ở đây nói tới quạ ba chân và con cóc, chúng đều là yêu ma ở không gian khác, nói rằng chúng đã từng xâm lấn, ăn mòn Mặt trời và Mặt trăng...

Tết Trung thu đến rồi, bài viết này sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện về Mặt trăng. Câu chuyện này vô cùng kỳ diệu. Sau khi xem xong, nếu như nhất thời không tiếp thụ được cũng không sao, hãy coi như nghe một câu chuyện.

Trước tiên, chúng ta hãy liệt kê một số hiện tượng kỳ dị mà khoa học hiện đại không thể giải thích, sau đó chia sẻ một chút về ảnh hưởng của Mặt trăng đối với Trái Đất của chúng ta.

Những hiện tượng kỳ lạ về Mặt Trăng

Sách “Lã Thị Xuân Thu” viết: “Mặt trăng là cái gốc của mọi khí âm. Trăng tròn là các loại khí âm đầy, trăng tối (không trăng) là các loại khí âm thiếu. Mặt trăng hiện thị hình dáng trên trời, còn các loại khí âm biến hóa ở vực sâu”

Tết Trung thu là ngày lễ tế Mặt trăng. Tết Trung thu này đại khái ở giữa hai tiết khí Bạch Lộ và Thu Phân, hàng năm vào thời điểm này, dương khí bắt đầu ẩn xuống dưới đất, âm khí bắt đầu trồi lên mặt đất, vận hành giữa trời đất.

Từ xưa đến nay, mặt trăng còn được gọi là Thái âm, ý nói rằng mặt trăng là gốc rễ của các loại khí âm, điều khiển năng lượng của tính âm. Năng lượng của nó trực tiếp ảnh hưởng đến những thứ thuộc âm, ví như loài vỏ cứng như sò, cua, rùa... và những sinh vật sống dưới nước khác, chúng đều thuộc âm, hình thể của chúng hư thực biến hóa tùy theo mặt trăng tròn khuyết, là đồng bộ với nhau.

Ngoài ra, nữ giới cũng thuộc âm. Mọi người đều biết rằng, chu kỳ thay đổi sinh lý của phụ nữ cũng phù hợp với chu kỳ Mặt trăng. Vì sao lại như vậy? Khoa học hiện đại không giải thích được.

Hiện nay các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng, trên Trái đất có một hiện tượng kỳ lạ, gọi là "triều tịch". Tức là nước biển trên trái đất sẽ lên xuống theo chu kỳ thời gian. Ai sống ở bờ biển đều biết rằng, mỗi ngày nước biển cũng có thời gian thủy triều lên cố định, từ xưa đến nay vẫn không hề thay đổi. Đồng thời, độ cao thủy triều lên xuống mỗi ngày đều theo một sự thay đổi cố định hàng ngày, mà chu kỳ của sự thay đổi này đồng bộ với chu kỳ của Mặt trăng. Mỗi tháng nó cũng sẽ đạt đến "triều lên" cao nhất vào một thời điểm cố định, và cũng sẽ đạt "triều xuống" thấp nhất vào một thời điểm cố định, không sai chút nào.

Không chỉ nước biển có hiện tượng triều tịch, mà đất liền cũng có hiện tượng triều tịch, đất liền cũng có chu kỳ biến động lên xuống như nước biển, người ta gọi là "địa triều". Không khí cũng có hiện tượng triều tịch, gọi là "khí triều". Thủy triều, địa triều, khí triều được giới khoa học hiện đại gọi chung là "hiện tượng triều tịch".

Sự biến hóa triều tịch của Trái đất cùng với chu kỳ Mặt trăng thay đổi tròn khuyết là đồng bộ với nhau. Có người liền cho rằng hiện tượng triều tịch của Trái đất là do lực hút của Mặt trăng tạo thành. Tuy nhiên về sau giới khoa học lại phủ định thuyết này, bởi vì hiện tượng triều tịch hoàn toàn không phải do lực hút của Mặt trăng gây ra.

Sự biến hóa triều tịch của Trái đất cùng với chu kỳ Mặt trăng thay đổi tròn khuyết là đồng bộ với nhau. (Ảnh: pexels)
Sự biến hóa triều tịch của Trái đất cùng với chu kỳ Mặt trăng thay đổi tròn khuyết là đồng bộ với nhau. (Ảnh: pexels)

Ngoài ra, giới y học cũng đã phát hiện ra rằng, chu kỳ Mặt trăng cũng liên quan mật thiết đến sự tử vong và sức khỏe của con người. Hầu hết những người chết vì bệnh mãn tính và suy kiệt đều chết trong thời kỳ thủy triều xuống và thủy triều thấp, tức là nửa sau của tháng, cũng chính là thời kỳ trăng khuyết. Trong khi đó, những bệnh nhân đột quỵ, đột quỵ xuất huyết... thường chết trong nửa tháng đầu, cũng chính là thời kỳ trăng tròn. Ngoài ra, ho ra máu do bệnh lao phổi gây ra, phần lớn xảy ra vào 7 ngày trước ngày rằm (trăng tròn); tỷ lệ xuất huyết đường tiêu hóa cao nhất là xung quanh ngày rằm.

Những người sống bằng nghề biển là có kinh nghiệm nhiều nhất, thương tích chảy máu nhiều hay ít cũng liên quan đến sự lên xuống của thủy triều, khi thủy triều lên, tức là khi trăng tròn thì lượng máu chảy ra nhiều hơn.

Vì sao lại như vậy?

Trong "Hoàng đế nội kinh" có ghi chép: "Trăng bắt đầu mọc thì huyết khí bắt đầu tinh, vệ khí bắt đầu vận hành. Trăng tròn thì huyết khí đầy, cơ bắp chắc. Không trăng thì kinh lạc hư, vệ khí mất, chỉ còn mỗi hình hài".

Có nghĩa là chuyển động năng lượng của cơ thể con người bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi tròn khuyết của Mặt trăng. Mặt trăng càng tròn, năng lượng trong kinh lạc của con người càng thịnh, cơ bắp càng sung mãn, huyết khí càng tràn đầy, cho nên, cơ thể con người lúc này dễ bị xuất huyết, lượng máu lớn hơn, các chứng bệnh như trúng gió, ho ra máu, xuất huyết tiêu hóa,… thường xuyên xảy ra vào thời điểm này, và nguy cơ tử vong tăng nhiều. Và vào thời điểm trăng khuyết thì năng lượng của cơ thể cũng sẽ cạn kiệt tương ứng, do đó những người mắc bệnh mãn tính, suy kiệt thì nguy cơ tử vong tăng mạnh.

Vì sao sự thay đổi triều tịch của Trái đất, năng lượng nhân thể, thay đổi sinh lý, và những thay đổi về mặt sinh học... đều chịu ảnh hưởng bởi Mặt trăng, cùng với chu kỳ tròn khuyết của Mặt trăng là đồng nhất với nhau?

Vai trò của Mặt Trăng đối với Trái Đất

Tác giả đã nói sơ qua về Mặt trăng trong loạt bài "Giải mã thần thoại", nói rằng nó canh giữ cánh cổng của Trái đất. Trái đất là một thể sinh mệnh khổng lồ, chỉ là dấu hiệu sự sống của nó tồn tại ở chiều không gian khác, con người có hô hấp, Trái đất cũng có hô hấp. Hiện tượng "triều tịch" tương đương với Trái đất đang hô hấp, là Trái đất đang tiến hành tuần hoàn và trao đổi năng lượng. Năng lượng "khí" đến từ không gian chiều cao ở hệ Ngân Hà, được Cây Thần Phù Tang hấp thu chuyển hóa, lại được 10 Thiên can đưa vào Thái Dương Hệ, sau đó lại thông qua 10 Thiên can và 12 Địa chi của Trái đất thay phiên kết nối, đem năng lượng vào địa cầu.

Năng lượng được đưa vào Trái đất, sẽ trải rộng dọc theo long mạch của Trái đất, bao phủ toàn bộ Địa Cầu và tiến hành tuần hoàn vận chuyển, dẫn động chu kỳ sinh trưởng của vạn vật trên trái đất. Đây là vòng tuần hoàn năng lượng lớn của Trái đất.

Hiện tượng triều tịch chính là do vòng tuần hoàn năng lượng của Trái đất gây nên. Long mạch có long mạch chính, cũng có vô số mạch nhánh, còn có các long mạch nhỏ hơn, chúng lan tỏa khắp Trái đất giống như mạch máu trải rộng khắp cơ thể người. Chúng là các đường thông đạo của vòng tuần hoàn Trái đất. Trái đất có 12 long mạch chính, chính là 12 Địa chi, chúng thay phiên nhau dẫn vào 10 Thiên can, vận chuyển năng lượng từ Thái Dương Hệ tiến vào Trái đất, hình thành vòng tuần hoàn năng lượng của Trái đất.

Mặt trăng đối ứng với 12 long mạch chính của Trái đất, cũng chính là 12 Địa chi. Chu kỳ Mặt trăng quay quanh Trái đất đồng bộ với chu kỳ năng lượng của Trái đất, do đó Mặt trăng thay đổi tròn khuyết là đồng bộ với sự thay đổi năng lượng của Trái đất. Mà vòng tuần hoàn năng lượng của Trái đất ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và biến đổi của vạn vật trên Trái đất, đặc biệt là cơ thể con người, do đó, sự thay đổi tròn khuyết của Mặt trăng đồng bộ với chu trình năng lượng và sự thay đổi sinh lý của cơ thể con người, cũng như sự thay đổi của triều tịch trên Trái đất.

Ngoài ra, khoa học hiện đại cũng đã phát hiện ra nhiều hiện tượng kỳ lạ về Mặt trăng, chứng minh rằng Mặt trăng không phải là một tinh thể tự nhiên sinh ra:

1. Thời gian Mặt trăng tự quay một vòng vừa vặn bằng thời gian nó quay quanh Trái đất, do đó, Mặt trăng luôn luôn hướng một mặt cố định về phía Trái đất. Đây là điều rất khó tin, theo quan điểm thiên văn, hiện tượng này chỉ có thể tồn tại trên các vệ tinh đồng bộ do con người tạo ra đã được tính toán rất chính xác, bởi nếu có một chút xíu sai lầm thì không thể lúc nào nó cũng hướng về Trái đất cùng một mặt như vậy. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng mặt của Mặt trăng đối diện với Trái đất khá nhẵn, còn mặt sau thì khá thô gồ ghề, nếu hình thành tự nhiên thì hai mặt đều giống nhau, làm sao có thể có sự phân chia trong ngoài như vậy?

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là hàng nghìn năm trước, những người Maya đã khắc hình mặt sau của Mặt trăng trên cửa của ngôi đền Mặt trăng, nơi họ thờ cúng các vị Thần. Làm thế nào người Maya có thể nhìn thấy mặt sau của Mặt trăng?

2. Quỹ đạo của vệ tinh tự nhiên là hình elip, trong khi quỹ đạo của Mặt trăng là hình tròn. Chúng ta biết rằng chỉ có quỹ đạo của vệ tinh nhân tạo mới là tròn.

3. Các nhà địa chấn học thường sử dụng sóng địa chấn để nghiên cứu kết cấu bên trong của Trái đất. Kể từ năm 1969, Hoa Kỳ đã 8 lần gửi tàu vũ trụ lên Mặt trăng để điều tra khoa học.

Kể từ năm 1969, Hoa Kỳ đã 8 lần gửi tàu vũ trụ lên Mặt trăng để điều tra khoa học. (Ảnh: pexels)
Kể từ năm 1969, Hoa Kỳ đã 8 lần gửi tàu vũ trụ lên Mặt trăng để điều tra khoa học. (Ảnh: pexels)

Vào ngày 20 tháng 11 năm 1969, các phi hành gia của Apollo 12 đã chạm vào bề mặt Mặt trăng, và lập tức đã xảy ra một trận nguyệt chấn. Mặt trăng "rung lắc" trong hơn 55 phút. Rung chấn tăng dần từ nhỏ đến lớn, đến khoảng 8 phút thì đạt cường độ cực đại, sau đó biên độ yếu dần cho đến khi biến mất. Quá trình này diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ, hơn nữa "dư âm văng vẳng" kéo dài rất lâu.

Morris Yunke, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Động đất, cho biết trong một chương trình tin tức trên truyền hình rằng: "Để mô tả loại rung chấn này một cách trực quan, nó giống như rung một chiếc chuông lớn của nhà thờ. Sóng xung kích chỉ lan truyền từ tâm chấn đến bề mặt của Mặt trăng, mà không có sự lan truyền đến bên trong mặt trăng, giống như xảy ra trên một quả cầu hoàn toàn rỗng bằng kim loại".

Điều này hoàn toàn chứng minh rằng bên trong mặt trăng là trống rỗng, và bề mặt là một lớp vỏ. Các nhà khoa học biết rằng, chỉ có những quả cầu rỗng mới có thể rung chấn kiểu này.

Tốc độ lan truyền của rung chấn bên trong Mặt trăng cũng giống như tốc độ lan truyền của rung chấn trong kim loại, vì vậy các nhà khoa học suy đoán rằng có một lớp vỏ kim loại rỗng bên trong Mặt trăng, và lớp vỏ này được bao phủ bởi một lớp nham thạch dày từ 10 đến 20 dặm Anh (tức 16 đến 32km).

4. Sau khi phân tích 380 kg mẫu đất Mặt trăng do các phi hành gia mang về, các nhà khoa học phát hiện thấy chúng có chứa sắt nguyên chất và titan nguyên chất, đây là những quặng kim loại nguyên chất không thể tồn tại trong tự nhiên, điều này chứng tỏ rằng trên Mặt trăng có rất nhiều kim loại nguyên chất đã được tinh chế nhân tạo.

Dung nham trên Mặt trăng chứa rất nhiều kim loại quý hiếm, chẳng hạn như titan, crom, yttrium, ... Những kim loại này rất cứng, chịu nhiệt độ cao và chống ăn mòn. Các nhà khoa học ước tính rằng để nấu chảy các kim loại này cần nhiệt độ cao ít nhất là 2-3 nghìn độ C, thế nhưng Mặt trăng là một tinh cầu lạnh tĩnh mịch trong vũ trụ, làm thế nào có thể nấu chảy những kim luyện này ở nhiệt độ cao?

Những dấu hiệu trên cho thấy Mặt trăng là một tinh thể nhân tạo, không phải hình thành tự nhiên. Trên tạp chí "Travel Companion" số ra tháng 7 năm 1970, các nhà khoa học Liên Xô cũ Vahin và Serbakov đề xuất đã đưa ra giả thuyết rằng Mặt trăng có nguồn gốc từ một "tàu vũ trụ khổng lồ", họ tin rằng Mặt trăng là một thiên thể được điều khiển bởi sinh mệnh có trí tuệ, và nó là một phi thuyền vũ trụ rỗng.

Kỳ thực, Mặt trăng được tạo ra bởi con người trên Trái đất dưới sự an bài của các sinh mệnh cao tầng (các vị Thần) trong một thời kỳ tiền sử cực kỳ lâu đời. Nền văn minh nhân loại là luân hồi và đã bị hủy diệt nhiều lần trong tiến trình lịch sử xa xôi. Trong thời kỳ văn minh tiền sử cực kỳ lâu đời, vào thời điểm đó, nền văn minh nhân loại đã vô cùng tiên tiến, con đường phát triển hoàn toàn khác với nền khoa học hiện đại của chúng ta. Vào thời kỳ đó, dưới sự an bài của Thần linh, loài người đã tạo ra Mặt trăng và phóng lên không trung để canh giữ Trái đất.

Vào thời điểm đó, năng lượng mà nền văn minh nhân loại sử dụng hoàn toàn khác với thời hiện đại chúng ta. Họ có thể thu nhận và sử dụng năng lượng "khí" từ không gian chiều cao trong vũ trụ, cũng chính là năng lượng được đưa vào từ 10 Thiên can, lưu thông trong long mạch của Trái đất. Đây là một loại năng lượng chiều cao cực kỳ mạnh mẽ, vạn vật trong tự nhiên đều cần năng lượng này để vận động, nó duy trì vòng tuần hoàn của sinh mệnh. Vì vậy, Mặt trăng cũng được điều khiển bởi năng lượng này.

Trong "Kim sử - Thiên văn chí" ghi chép rằng: "Vào tháng Năm Ất Sửu năm Thái Tông Thiên Hội thứ 11 (năm 1133), mặt trăng đột nhiên trôi về phía Nam. Trong chốc lát lại quay về như cũ".

Nói cách khác, trong chính sử có ghi lại rằng, vào năm 1133, mặt trăng đã từng rời quỹ đạo và bay về phía Nam, sau đó không lâu thì bay trở lại, trở về đúng quỹ đạo ban đầu để tiếp tục vận hành. Điều này dường như xác minh rằng Mặt trăng là một con tàu vũ trụ nhân tạo có nguồn động lực tự chủ, và được điều khiển vận hành.

Bí ẩn chưa được biết đến...

Mặt trăng được kết nối với 12 long mạch của Trái đất, vì vậy nó có thể thu được năng lượng của Trái đất và liên thông với năng lượng của Trái đất, đây là nguồn động lực của Mặt trăng. Chu kỳ của Mặt trăng quay quanh Trái đất hoàn toàn đồng bộ với chu kỳ tuần hoàn năng lượng của Trái đất, nó đang canh giữ cánh cổng Trái đất của nhân gian.

Thời gian và không gian nơi nhân loại chúng ta là nơi vô cùng đặc biệt và quan trọng trong vũ trụ. Mặt trăng giống như một người bảo vệ trung thành, từ thời thiên cổ cho đến nay vẫn âm thầm bảo vệ loài người chúng ta trên Trái đất, canh giữ cánh cổng của Trái đất ở không gian khác. Điều này đã được Thần an bài từ lâu.

Nhiều người sống ở vùng nông thôn Trung Quốc đã từng nghe nói đến chuyện động vật bái Mặt trăng, chẳng hạn như con chồn bái Mặt trăng, thậm chí nhiều người còn được tận mắt chứng kiến. Đây là động vật muốn lấy linh khí trong trời đất để trở thành yêu tinh, vì vậy vào thời điểm trăng tròn, là lúc năng lượng của Trái đất cường thịnh nhất, chúng bí mật thu thập khí của Mặt trăng, đánh cắp tinh hoa năng lượng của Trái đất. Khí của vầng trăng này, chính là năng lượng chiều cao được dẫn từ các long mạch Trái đất.

Mặt trăng canh giữ cánh cổng Trái đất, bảo vệ nhân loại, đối với Trái đất thì vai trò của nó là vô cùng trọng yếu. Nhiều sinh mệnh có năng lượng yêu ma ngoại đạo nhất định, hoặc những sinh mệnh tà ác từ không gian khác, chúng muốn làm họa loạn nhân gian, chúng đều phải vượt qua cánh cửa Mặt trăng này, trước tiên chúng phải vượt qua cánh cửa này.

Trong "Sử Ký", Tư Mã Thiên đã ghi lại một đoạn lời nói của Khổng Tử: "Nhật vi đức nhi quân ư thiên hạ, nhục ư tam túc chi ô. nguyệt vi hình nhi tương tá, kiến thực ư cáp mô". (Mặt trời là đức, nên làm chủ thiên hạ, nhưng bị con quạ 3 chân xâm thực. Mặt trăng là hình phạt, nên phụ tá Mặt trời, nhưng bị con cóc xâm thực).

Là ý nói, mặt trời từng bị quạ ba chân xâm thực, còn mặt trăng thì từng bị con cóc xâm thực. Ở đây nói tới quạ ba chân và con cóc, chúng đều là yêu ma ở không gian khác, nói rằng chúng đã từng xâm nhập và xâm thực Mặt trời và Mặt trăng.

Vì Mặt trăng đóng vai trò trọng yếu như vậy, canh giữ cánh cổng của Trái đất, là cánh cửa dẫn đến nhân gian ở một chiều không gian khác, vậy trên vầng trăng kia liệu có sinh mệnh cao tầng bảo vệ nó không?

Tất cả mọi người sẽ nghĩ tới Hằng Nga. "Hằng Nga bôn nguyệt", đây là câu chuyện mà hầu như tất cả mọi người đều biết đến.

"Hằng Nga bôn nguyệt", đây là câu chuyện mà hầu như tất cả mọi người đều biết đến. (Ảnh: Epoch Times)
"Hằng Nga bôn nguyệt", đây là câu chuyện mà hầu như tất cả mọi người đều biết đến. (Ảnh: Epoch Times)

Vào tháng 3 năm 1993, cuốn sách cổ thất lạc "Quy Tàng" đã được khai quật từ lăng mộ của nhà Tần ở số 15 Vương Gia Đài, Giang Lăng, Hồ Bắc, được gọi là "Vương Gia Đài Tần giản Quy Tàng". Trên các quẻ trong đó có ghi chép rằng: Xưa kia Hằng Nga uống thuốc trường sinh... bay lên chiếm đóng mặt trăng.

Vào thời kỳ Tề Lương, Lưu hiệp đã nói trong "Văn tâm điêu long" rằng: "Kinh sách "Quy Tàng", Đại Minh vu quái, tương truyền Nghệ chết mười ngày, Tằng Nga bôn nguyệt".

Lý Thiện thời Đường trong "Văn tuyển" cũng đề cập đến: Tằng Nga, vợ của Nghệ. "Quy Tàng" nói: Xưa kia Hằng Nga uống thuốc trường sinh bôn nguyệt.

Xem ra trong "Quy Tàng" xác thực ghi lại câu chuyện "Hằng Nga bôn nguyệt". Đây là ghi chép sớm nhất liên quan tới Hằng Nga bôn nguyệt, Thường Nga chính là Hằng Nga. Vào thời nhà Hán, vì đế tránh tên húy của Hán văn Đế Lưu Hằng, đã đổi "Hằng" thành "Thường". Nói cách khác, Thần thoại "Hằng Nga bôn nguyệt" đã được ghi chép ở quẻ Quy Muội trong sách cổ "Quy Tàng", nói rõ rằng Thần thoại "Hằng Nga bôn nguyệt" đã được lưu truyền vào thời cổ đại trước thời nhà Chu.

Hằng Nga và Hậu Nghệ đều gánh vác sứ mệnh, là Thần từ không gian cao tầng đi xuống nhân gian, có nhiệm vụ canh giữ nơi đặc biệt ở nhân gian này. Hằng Nga có nhiệm vụ canh giữ cánh cổng của Trái đất, vì vậy mà bay lên Mặt trăng, tiến vào cung Quảng Hàn ở một chiều không gian khác trên Mặt Trăng, trở thành Thần Mặt Trăng.

Chính như Khổng Tử đã nói tới, trong lịch sử từng có một con cóc tinh ngàn năm xâm lấn Mặt trăng, cho nên từ viễn cổ đã lưu truyền trong truyền thuyết, đều nói rằng trên Mặt trăng có con cóc. Kỳ thực trên mặt trăng không có con cóc, mà là bị một con cóc tinh xâm lấn. Về sau con cóc tinh này chuyển sinh đầu thai làm người, đầu thai đến Trung Quốc, trở thành thủ lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một mực gây tai họa cho nhân gian.

Người này có tướng mạo và thần thái cực kỳ giống con cóc, toàn nhân loại đều cảm thấy giống. (Ảnh tổng hợp)
Người này có tướng mạo và thần thái cực kỳ giống con cóc, toàn nhân loại đều cảm thấy giống. (Ảnh tổng hợp)

Cái này không cần phải nói ra, mọi người đều biết đó là ai. Người này có tướng mạo và thần thái cực kỳ giống con cóc, toàn nhân loại đều cảm thấy giống, bởi vì nguyên thần của ông ta chính là con cóc. Hiện tại ông ta chỉ còn lại chút hơi thở, cầm cự nửa chết nửa sống, chờ đợi Đại thẩm phán đến và bị đả nhập Địa ngục Vô gián, chịu cảnh thống khổ hình thần toàn diệt để hoàn trả cho tội ác của mình.

Đây là một câu chuyện về Mặt trăng được biết đến ở cấp độ cá nhân. Nhân dịp Tết Trung thu, chúc cho mọi người đều hạnh phúc mỹ mãn và có một tương lai tươi sáng tốt đẹp.

Trung Nguyên
Theo Lý Đạo Chân - Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Câu chuyện bí ẩn chưa biết đến về Mặt trăng [Radio]