Cặp đôi nghệ sĩ tài năng: vinh dự vĩnh hằng của tôi khi tin vào Chân-Thiện-Nhẫn (Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong nhật ký của mình, Vấn Đình viết: "Tôi đã tự hỏi mình, tôi có hối hận về những gì mình đã làm không? Không, hoàn toàn không! Đó là vinh dự vĩnh hằng của tôi khi tin vào Chân-Thiện-Nhẫn! Trong cuộc bức hại, tôi đã tự hỏi mình, 'Tôi có sợ không?' Không, hoàn toàn không! Ngay cả khi cơ thể tôi run rẩy không kiểm soát được vì lạnh, trái tim khao khát trở về nguồn cội rất mạnh mẽ và rõ ràng.

Xem lại Phần 1

Cặp đôi kết hôn vào năm 2012. Họ thuê một ngôi nhà ở làng Tiểu Châu gần thị trấn trường đại học Quảng Châu, một nơi gợi nhớ đến những bức tranh theo phong cách Lĩnh Nam. Ngôi nhà của họ chứa đầy những bức tranh sơn dầu đã hoàn thành và chưa hoàn thành, và một loạt các vật liệu và bản phác thảo. Bởi vì cảnh sát đã lục soát nhà của họ và cặp vợ chồng đã vắng mặt gần sáu tháng, các phòng là một mớ hỗn độn và các bức tranh được phủ một lớp bụi dày. Tuy nhiên, các bức tranh vẫn lột tả được đức tin và sự trân trọng của chủ nhân.

Hoàng Quảng Vũ - Một họa sĩ sơn dầu điêu luyện

Ở trường đại học, Hoàng đã suy nghĩ tại sao con người đến thế giới này và họ sẽ đi đâu từ đây. Suy nghĩ này đã thai nghén bức tranh sơn dầu của ngôi làng bình dị dưới đây. Nó cho thấy một bông hoa sen thiêng liêng nở rộ trong một thiên hà xa xôi. Anh nói rằng anh đã nhìn thấy điều này trong một giấc mơ.

Nó cho thấy một bông hoa sen thiêng liêng nở rộ trong một thiên hà xa xôi. Ông nói rằng ông đã nhìn thấy điều này trong một giấc mơ.
Nó cho thấy một bông hoa sen thiêng liêng nở rộ trong một thiên hà xa xôi. Ông nói rằng ông đã nhìn thấy điều này trong một giấc mơ.

Hoàng, một người nhút nhát, trung thực và thẳng thắn. Không giống như nhiều người ngày nay, anh không quan tâm đến nghệ thuật vì tiền hay danh tiếng. Anh tin chắc rằng nghệ thuật phải gắn liền với sự thật và vẻ đẹp. Anh không ngừng mài giũa kỹ thuật vẽ của mình với các kỹ năng cơ bản khi bắt chước các kiệt tác thời Phục Hưng và trong tác phẩm tả thực của riêng mình.

Không giống như nhiều người ngày nay, anh không quan tâm đến nghệ thuật vì tiền hay danh tiếng. Anh tin chắc rằng nghệ thuật phải gắn liền với sự thật và vẻ đẹp.
Không giống như nhiều người ngày nay, anh không quan tâm đến nghệ thuật vì tiền hay danh tiếng. Anh tin chắc rằng nghệ thuật phải gắn liền với sự thật và vẻ đẹp.

Không giống như nhiều người ngày nay, anh không quan tâm đến nghệ thuật vì tiền hay danh tiếng. Anh tin chắc rằng nghệ thuật phải gắn liền với sự thật và vẻ đẹp.

Anh không ngừng mài giũa kỹ thuật vẽ của mình với các kỹ năng cơ bản khi bắt chước các kiệt tác thời Phục Hưng và trong tác phẩm tả thực của riêng mình.
Anh không ngừng mài giũa kỹ thuật vẽ của mình với các kỹ năng cơ bản khi bắt chước các kiệt tác thời Phục Hưng và trong tác phẩm tả thực của riêng mình.

Không giống như nhiều người ngày nay, anh không quan tâm đến nghệ thuật vì tiền hay danh tiếng. Anh tin chắc rằng nghệ thuật phải gắn liền với sự thật và vẻ đẹp.

Không giống như nhiều người ngày nay, anh không quan tâm đến nghệ thuật vì tiền hay danh tiếng. Anh tin chắc rằng nghệ thuật phải gắn liền với sự thật và vẻ đẹp.

Không giống như nhiều người ngày nay, anh không quan tâm đến nghệ thuật vì tiền hay danh tiếng. Anh tin chắc rằng nghệ thuật phải gắn liền với sự thật và vẻ đẹp.

Hà Vấn Đình - Một nhà văn và nghệ sĩ sâu sắc

Năm 2010, cô đến Quảng Châu để học mỹ học và vẽ tranh từ Lý Chính Thiên và vợ ông, bà Nghệ Hân (艾欣). Mặc dù cô không được đào tạo chính quy về hội họa như Hoàng, cô đã phát triển một cảm nhận sắc sảo về màu sắc và vẻ đẹp. Màu sắc trong tranh của cô ấm áp và tươi sáng. Bài viết của cô chứa đầy một tinh thần chính trực. Cô cũng viết bình luận về một số tác phẩm nghệ thuật của bà Nghệ Hân.

Mặc dù cô không được đào tạo chính quy về hội họa như Hoàng, cô đã phát triển một cảm nhận sắc sảo về màu sắc và vẻ đẹp. Màu sắc trong tranh của cô ấm áp và tươi sáng.
Mặc dù cô không được đào tạo chính quy về hội họa như Hoàng, cô đã phát triển một cảm nhận sắc sảo về màu sắc và vẻ đẹp. Màu sắc trong tranh của cô ấm áp và tươi sáng.

Màu sắc trong tranh của cô ấm áp và tươi sáng.

Trở thành các học viên Pháp Luân Công

Hà Vấn Đình từng là một thanh niên nổi loạn và bỏ nhà ra đi vào năm 2005. Cô thờ ơ, chán nản, bối rối và lo sợ về tương lai của mình. Vào thời điểm tuyệt vọng đó, cô đã gặp một vài học viên Pháp Luân Công, họ cho cô biết sự thật về Pháp Luân Công. Sau khi cô phát hiện ra rằng Pháp Luân Công là một môn tu luyện thượng thừa của Phật Gia, không chút ngần ngại cô hỏi xin một bản sao của sách Chuyển Pháp Luân. Cô rất ấn tượng bởi các nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn và muốn trở thành một người tốt. Cô bắt đầu tu luyện.

Hoàng Quảng Vũ đã đọc Chuyển Pháp Luân vào năm 2010. Anh rất ấn tượng bởi các nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn và bắt đầu tu luyện. Anh được khai sáng bởi các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày trong Triển lãm Nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn Quốc tế. Từ bài giảng "Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật" của Pháp Luân Công, anh nhận ra rằng nghệ thuật phải quay trở lại hình thức truyền thống và vẽ tranh có ý nghĩa truyền cảm hứng cho thiện lương.

Hoàng và Hà đã tập luyện Pháp Luân Công cùng nhau để cải thiện bản thân sau khi kết hôn. Đồng thời, họ tìm kiếm một lối đi để phục hưng lại tranh tả thực truyền thống. Họ yêu thích văn hóa truyền thống Trung Quốc và bắt đầu thể hiện nó bằng kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu phương Tây. Anh là một họa sĩ trưởng thành trong khi cô giỏi trong việc diễn đạt các tư duy. Họ bổ sung cho nhau và mài giũa tài năng của mình. Kết quả là tác phẩm nghệ thuật của họ trở nên thuần khiết hơn.

"Một luồng sáng rực rỡ chiếu rọi vào mảng tường trước mặt. Tôi đếm từng ngày kể từ khi ở đây, cảm thấy như mình đã lột đi nhiều lớp da rồi. Trước khi đến đây, tôi nằm trên chiếc giường ấm áp, thoải mái của mình và có mọi thứ mà mọi người đều ghen tị: một cuộc hôn nhân hạnh phúc, một công việc lý tưởng, một tương lai tươi sáng và được thể hiện bản thân mình thông qua cọ vẽ. Mọi thứ thay đổi chỉ sau một đêm”, cô viết, theo Minghui.org. “Tôi muốn được vẽ lại, mọi thứ tôi đã trải qua: ống cho ăn, còng tay, cửa sổ sắt, logo trên đồng phục! Tôi thấy rõ những vết bầm trên tay, máu khô trên môi, đôi chân trần, đầu tóc dơ dáy ….nước mắt lại lăn dài trên má tôi".

Cô mô tả cách cô bị giam trong một gian phòng giam tối, bị còng tay và xiềng xích, và trời lạnh đến mức cô không thể ngủ trong đêm.

"Ga trải giường rất mỏng. Tôi run rẩy vì lạnh và không ngủ được. Một lính canh nam đang la hét bên ngoài: Không có mền cho Pháp Luân Công (học viên) kẻ không tiết lộ danh tính!”

Cô tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi và bị bức thực một cách tàn nhẫn. Việc bức thực những tù nhân lương tâm Pháp Luân Công khi họ tuyệt thực là phổ biến và trở thành một hình thức tra tấn khác, theo Minh Huệ.

"Mỗi buổi sáng, tôi bị trói để bức thực. Năm đến sáu lính canh nam và tù nhân nam ghì tôi xuống giường và đẩy ống cho ăn qua mũi. Tôi gần như bất tỉnh vì đau đớn tột cùng, và liên tục nôn ngược. Tôi nghe những tiếng la hét đau đớn của chính mình. Trước đây, tôi chỉ đọc về việc bức thực trên mạng, bây giờ tôi đang tự mình trải nghiệm điều đó", cô viết.

Trại giam Shawan Zhenfuchong ở huyện Panyu, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông nằm trong căn cứ công an Panyu.

Trại giam Shawan Zhenfuchong ở huyện Panyu, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông nằm trong căn cứ công an Panyu.
Trại giam Shawan Zhenfuchong ở huyện Panyu, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông nằm trong căn cứ công an Panyu.

Nhật ký sống động ghi lại sự tàn bạo

Cô Hà đã ghi lại sự ngược đãi thô bạo mà cô phải chịu ở trại giam:

"Khi tôi bị đưa đến trại giam, tôi bị đẩy vào một phòng giam tối, và một nhóm tù nhân nữ đã đến và lột trần tôi! Họ buộc tôi phải mặc đồng phục tù nhân. Không có quần lót nào được cung cấp ngoại trừ một chiếc quần lót làm từ giấy. Tôi bật khóc, nhục nhã làm sao!

"Tôi bị còng tay và xiềng xích vào buổi sáng để kiểm tra thể chất. Tôi đã từ chối [để được kiểm tra] và trở về trại giam. Tôi không phải là tội phạm, tôi từ chối mặc đồng phục tù nhân. Tôi cởi bỏ quần áo (tù nhân), quay mặt vào tường, và yêu cầu (trả lại) quần áo của tôi, mặc dù mọi tế bào trong cơ thể tôi đều run rẩy vì lạnh”

"Tôi hỏi họ: Làm thế nào các anh có thể nhẫn tâm đối xử với một người phụ nữ không phòng vệ như thế này? Các anh có gia đình không? Tôi chỉ muốn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình! Bảo vệ sự vô tội của tôi! Tôi không ghét hay oán giận các anh, tôi thực sự hy vọng các anh có một lựa chọn chính đáng cho mình!”

Tuổi trẻ nổi loạn

Cô Hà Vấn Đình là một nghệ sĩ tài năng, giữ gìn vẻ đẹp bằng cọ vẽ và viết thơ bằng trái tim. Nhiều người biết cô là một người phụ nữ dịu dàng, thanh thản và xinh đẹp, nhưng cô đã từng là một thanh niên nổi loạn đã lạc lối.

Hà Vấn Đình sinh năm 1986 tại huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam, trong một gia đình nông dân nghèo. Tài năng về nghệ thuật và viết lách của cô nhanh chóng nổi lên. Cô đã giành được nhiều giải thưởng ở cấp thành phố, xuất bản một số tiểu thuyết và truyện tranh trên một tờ báo quốc gia, và gia nhập Hội Nhà văn ở Vĩnh Châu năm 14 tuổi. Nhưng cô lạc lối và bắt đầu đi chệch khỏi các giá trị truyền thống, cuối cùng bỏ mặc cả gia đình. Sau khi cô cố tình theo đuổi điều này đến điều khác, sức khỏe thể chất và tinh thần của cô đều sụt giảm. Cô luôn trong trạng thái bối rối và đau đớn, dần dần rơi vào tuyệt vọng tột cùng.

Sức mạnh chữa bệnh của Pháp Luân Công

Vào thời điểm vô vọng nhất, Hà đã gặp một học viên Đại Pháp đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công trên đường. Cô tìm hiểu về Pháp Luân Công và nhận ra rằng đó thực sự là tu luyện. Từ đó, cô ấy bắt đầu tu luyện, tuân theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công và tạm biệt quá khứ đầy rắc rối. Ngay sau đó, tất cả các triệu chứng bệnh tật của cô biến mất, củng cố niềm tin tu luyện của cô.

Sau khi bắt đầu tu luyện, cô đã từ bỏ nhiều thói quen xấu. Cô ấy đã kết nối lại với gia đình, sửa chữa những lỗi lầm và bắt đầu giúp cha mẹ chăm sóc các anh em mình. Ngoài ra, cô trở lại trường trong khi làm việc bán thời gian để tự trang trải.

Hà Vấn Đình kể lại: "Khi tôi lạc lối và đau đớn, chính Pháp Luân Đại Pháp đã cứu tôi khỏi vòng xoáy tuyệt vọng mà tôi đang chìm đắm. Tôi hiểu ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Tôi rất may mắn. Đó là Pháp Luân Đại Pháp đã hoàn thiện một tôi mới, nếu không, sẽ có thêm một cô gái lạc lối ngoài kia. Đại Pháp đã bén rễ trong trái tim tôi. Dù tôi gặp phải điều gì, tôi sẽ không bao giờ từ bỏ Đại Pháp."

He Wenting và chồng Huang Guangyu
He Wenting và chồng Huang Guangyu.

Họ đã đến Quảng Châu để theo đuổi nghệ thuật của mình vào năm 2010 và gặp một nghệ sĩ trẻ có cùng khát vọng. Cuối cùng họ kết hôn. Cả hai đều tuân thủ các nguyên tắc của Pháp Luân Đại Pháp, và đang hồi sinh tranh tả thực truyền thống qua tác phẩm của mình. Cảnh giới tâm linh của Hà được đề cao rất nhiều, điều đó cũng được phản ánh trong nghệ thuật của cô. Qua đó, cô càng cảm nhận được sức mạnh to lớn của Pháp Luân Đại Pháp.

Một người phụ nữ mạnh mẽ với đức tin kiên định

Pháp Luân Công đã giúp Hà Vấn Đình trưởng thành là một người phụ nữ mạnh mẽ với đức tin kiên định và nhân cách cao thượng.

Trong nhật ký của mình, Vấn Đình viết: "Tôi đã tự hỏi mình, tôi có hối hận về những gì mình đã làm không? Không, hoàn toàn không! Đó là vinh dự vĩnh hằng của tôi khi tin vào Chân-Thiện-Nhẫn! Trong cuộc bức hại, tôi đã tự hỏi mình, 'Tôi có sợ không?' Không, hoàn toàn không! Ngay cả khi cơ thể tôi run rẩy không kiểm soát được vì lạnh, trái tim khao khát trở về nguồn cội rất mạnh mẽ và rõ ràng.

Tôi sẵn sàng từ bỏ mọi danh tiếng và cơ đồ cho lương tâm và công lý. Một cửa sổ đã ngăn cách hai thế giới; một bức tường cao đã khóa chặt đạo đức và lương tri của mọi người. Nhưng chính niệm bất phá sẽ giúp tôi trong mọi tình huống nguy hiểm."

Hàn Mặc



BÀI CHỌN LỌC

Cặp đôi nghệ sĩ tài năng: vinh dự vĩnh hằng của tôi khi tin vào Chân-Thiện-Nhẫn (Phần 2)